AFF Cup 2018: Bầu Đức có thật sự hạnh phúc?
Long Ba, gửi đến BBC từ Hà Nội
Trong chiến thắng của Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á 2018, người ta phải nhắc đến ông Đoàn Nguyên Đức - người đã mang Park Hang Seo về và lấy tiền túi để trả lương cho HLV người Hàn Quốc. Ông Đức như vậy đã lập công, nhưng thành công này có phải là cái cách thành công mà ban đầu ông hướng tới? Mục đích của ông rất rõ ràng, đó là tìm kiếm một người có khả năng cùng lúc làm được 2 việc mà 2 HLV trước đó mỗi người chỉ làm được 1 việc: 1 là sử dụng quân HAGL để đá đẹp (như Hữu Thắng), 2 là có thành tích tương đối tốt (như Miura). Park Hang Seo thực ra chỉ làm được 1 việc, đó là có thành tích tốt. Song song với lối siêu phòng ngự là việc loại dần các cầu thủ HAGL ra khỏi đội hình chính, việc này được thực hiện rải rác, từ từ với mức độ tăng dần. Đến cuối AFF Cup vừa rồi, từ vòng bán kết đã không còn bất cứ một cầu thủ HAGL nào trong đội hình xuất phát nữa. Việc này thực ra cũng dễ hiểu thôi, với lối đá phòng ngự và tấn công nhát gừng thì quân HAGL không phù hợp. Nếu ông Park không có 2 giải đầu năm và giữa năm làm nền, ông sẽ bị sa thải ngay lập tức. Đơn giản là tất cả những gì bầu Đức không thích về Miura, ông Park đều có và còn làm triệt để hơn Miura. Miura thực chất chỉ đá 5 hậu vệ với đội quá mạnh như Nhật Bản, còn ông Park thì phòng ngự 5 hậu vệ với tất cả các đối thủ ngang cơ kể cả trên sân nhà.
Ông Đoàn Nguyên Đức, hay Bầu Đức (phải) được Giám đốc Marketing Angus Kinnear của Arsenal trao tặng áo Arsenal. Ảnh chụp hồi tháng 5/2013.
Thay thế bằng được Toshiya Miura
Khi Toshiya Miura lên nắm quyền ở các cấp độ Đội tuyển quốc gia, HLV người Nhật đã gạt quân Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ra khỏi các kế hoạch.
Bầu Đức tất nhiên không thể chấp nhận chuyện này bởi lứa cầu thủ ông mất nhiều năm hợp tác đào tạo với Arsenal đang là những tài năng nổi bật được hâm mộ nhất nước.
Ông chủ của HAGL tuyên bố là chỉ cần sa thải Miura, ông sẽ lo tất cho đội tuyển.
HLV Park không hề nâng tầm bóng đá VN
Quan điểm của bầu Đức ngày đó được nhiều người đồng tình, vì đội của Miura đá phòng ngự tẻ nhạt không có đường nét. Nhưng để sa thải được Miura thì không phải chuyện dễ, vì thực tế là những mục tiêu mà VFF đề ra, ông Miura đều thực hiện được.
Thay thế bằng được Toshiya Miura
Khi Toshiya Miura lên nắm quyền ở các cấp độ Đội tuyển quốc gia, HLV người Nhật đã gạt quân Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ra khỏi các kế hoạch.
Bầu Đức tất nhiên không thể chấp nhận chuyện này bởi lứa cầu thủ ông mất nhiều năm hợp tác đào tạo với Arsenal đang là những tài năng nổi bật được hâm mộ nhất nước.
Ông chủ của HAGL tuyên bố là chỉ cần sa thải Miura, ông sẽ lo tất cho đội tuyển.
HLV Park không hề nâng tầm bóng đá VN
Quan điểm của bầu Đức ngày đó được nhiều người đồng tình, vì đội của Miura đá phòng ngự tẻ nhạt không có đường nét. Nhưng để sa thải được Miura thì không phải chuyện dễ, vì thực tế là những mục tiêu mà VFF đề ra, ông Miura đều thực hiện được.
Ông Toshiya Miura
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến giải U23 châu Á đầu năm 2016.
Sau 2 trận đầu chơi theo kiểu Miura thua cả 2 và đã hết cơ hội lọt vào vào sau, trận cuối cùng mang tính thủ tục HLV người Nhật lần đầu tiên mới cho Xuân Trường và Tuấn Anh đá cặp tiền vệ trung tâm.
Việt Nam bất ngờ chơi quá hay, áp đảo đối thủ mạnh hơn hẳn là U23 UAE.
Lúc đấy người ta mới nhận ra rằng không chỉ có tập trung số đông hậu vệ trước gôn nhà mới là phòng ngự, tấn công cũng là một cách phòng ngự và kiểm soát bóng là một cách làm cho đối phương không tấn công được.
Trận đấu này đã định đoạt số phận của ông Miura.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến giải U23 châu Á đầu năm 2016.
Sau 2 trận đầu chơi theo kiểu Miura thua cả 2 và đã hết cơ hội lọt vào vào sau, trận cuối cùng mang tính thủ tục HLV người Nhật lần đầu tiên mới cho Xuân Trường và Tuấn Anh đá cặp tiền vệ trung tâm.
Việt Nam bất ngờ chơi quá hay, áp đảo đối thủ mạnh hơn hẳn là U23 UAE.
Lúc đấy người ta mới nhận ra rằng không chỉ có tập trung số đông hậu vệ trước gôn nhà mới là phòng ngự, tấn công cũng là một cách phòng ngự và kiểm soát bóng là một cách làm cho đối phương không tấn công được.
Trận đấu này đã định đoạt số phận của ông Miura.
Hữu Thắng được chọn
Thất bại ở SEA Games đã chấm dứt tương lai của Hữu Thắng ở tuyển Việt Nam?
Bầu Đức đã ủng hộ nhiệt tình Hữu Thắng lên thay Toshiya Miura, vì trước đó HLV người Nghệ An đã công khai bày tỏ quan điểm rằng lối chơi bóng dài bóng bổng không phù hợp với tố chất cầu thủ Việt.
Thực ra ông Hữu Thắng xuất thân là một hậu vệ chém đinh chặt sắt và khi làm HLV cũng đặt yếu tố chắc chắn trong lối chơi lên hàng đầu.
Có thể một phần vì để được làm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia, một phần vì cảm mến lứa cầu thủ giàu kỹ thuật và nhiều hứa hẹn của HAGL nên Hữu Thắng đã chọn đi theo một con đường phiêu lưu hơn nhiều.
Đội của Hữu Thắng đá hay, luôn chủ trương tấn công, ban bật nhỏ, kiểm soát bóng.
Hữu Thắng đã có sự lựa chọn khả dĩ nhất cho thời điểm ấy mà không ai có thể thắc mắc, đó là một đội tuyển có kỹ thuật của HAGL và chất thép của Nghệ An: Gia Lai lo tấn công còn Nghệ An đảm trách phòng ngự.
Có lẽ Hữu Thắng là HLV nội đầu tiên có được những thành công khi dẫn dắt Đội tuyển quốc gia, báo chí và người hâm mộ ngày đó cũng ca ngợi Hữu Thắng bằng những mỹ từ hệt như ca ngợi Toshiya Miura trước đó hay sau này là Park Hang Seo.
Nhưng khi thất bại, mọi thứ thay đổi rất nhanh.
Đối với người Việt, thất bại cứ là thất bại thôi, người ta không thích đi tìm nguyên nhân thật sự của thất bại để rồi tìm giải pháp sửa sai, cũng giống như khi thắng lợi thì cũng chẳng đủ tỉnh táo để xem thắng lợi ấy có xứng đáng hay không.
Không phải thất bại nào cũng giống thất bại nào (tất nhiên chiến thắng cũng thế).
Bầu Đức đã ủng hộ nhiệt tình Hữu Thắng lên thay Toshiya Miura, vì trước đó HLV người Nghệ An đã công khai bày tỏ quan điểm rằng lối chơi bóng dài bóng bổng không phù hợp với tố chất cầu thủ Việt.
Thực ra ông Hữu Thắng xuất thân là một hậu vệ chém đinh chặt sắt và khi làm HLV cũng đặt yếu tố chắc chắn trong lối chơi lên hàng đầu.
Có thể một phần vì để được làm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia, một phần vì cảm mến lứa cầu thủ giàu kỹ thuật và nhiều hứa hẹn của HAGL nên Hữu Thắng đã chọn đi theo một con đường phiêu lưu hơn nhiều.
Đội của Hữu Thắng đá hay, luôn chủ trương tấn công, ban bật nhỏ, kiểm soát bóng.
Hữu Thắng đã có sự lựa chọn khả dĩ nhất cho thời điểm ấy mà không ai có thể thắc mắc, đó là một đội tuyển có kỹ thuật của HAGL và chất thép của Nghệ An: Gia Lai lo tấn công còn Nghệ An đảm trách phòng ngự.
Có lẽ Hữu Thắng là HLV nội đầu tiên có được những thành công khi dẫn dắt Đội tuyển quốc gia, báo chí và người hâm mộ ngày đó cũng ca ngợi Hữu Thắng bằng những mỹ từ hệt như ca ngợi Toshiya Miura trước đó hay sau này là Park Hang Seo.
Nhưng khi thất bại, mọi thứ thay đổi rất nhanh.
Đối với người Việt, thất bại cứ là thất bại thôi, người ta không thích đi tìm nguyên nhân thật sự của thất bại để rồi tìm giải pháp sửa sai, cũng giống như khi thắng lợi thì cũng chẳng đủ tỉnh táo để xem thắng lợi ấy có xứng đáng hay không.
Không phải thất bại nào cũng giống thất bại nào (tất nhiên chiến thắng cũng thế).
Hình ảnh ở sân Mỹ Đình, Hà Nội ngày 15/12
Ở thời điểm Hữu Thắng lên nắm quyền năm 2016 thủ môn Đặng Văn Lâm chưa trưởng thành vượt bậc nên Nguyên Mạnh là sự lựa chọn số một ở Đội tuyển quốc gia, còn đội U23 năm 2017 Bùi Tiến Dũng có phong độ không tốt nên bắt buộc phải dùng Phí Minh Long.
AFF Cup 2016 Nguyên Mạnh bị đuổi ở trận bán kết lượt về gặp Indonesia khi Việt Nam đã hết quyền thay người buộc trung vệ Quế Ngọc Hải phải làm thủ môn, SEA Games 2017 Phí Minh Long mắc 2 sai lầm dâng cho Thái Lan chiến thắng.
Nếu sang năm 2018 ông Park Hang Seo không có được phong độ tốt của Bùi Tiến Dũng ở U23 và Đặng Văn Lâm ở tuyển quốc gia, mọi chuyện có thể đã rất khác.
Và tất nhiên, mọi chuyện cũng sẽ ngược lại với Hữu Thắng nếu 2 thủ môn này trưởng thành vào thời điểm 2016 và 2017.
Cần phải nhắc lại rằng chính Hữu Thắng là người đã gọi Văn Lâm lên tuyển năm 2016 và trao cơ hội để thủ môn này bắt đầu tỏa sáng vào năm 2017.
Nhưng đáng tiếc 2017 lại là năm của SEA Games dành cho tuyển U23 chứ không phải là năm tổ chức AFF Cup cho tuyển quốc gia, và thất bại ở SEA Games đã chấm dứt tương lai của Hữu Thắng ở tuyển Việt Nam.
Ở thời điểm Hữu Thắng lên nắm quyền năm 2016 thủ môn Đặng Văn Lâm chưa trưởng thành vượt bậc nên Nguyên Mạnh là sự lựa chọn số một ở Đội tuyển quốc gia, còn đội U23 năm 2017 Bùi Tiến Dũng có phong độ không tốt nên bắt buộc phải dùng Phí Minh Long.
AFF Cup 2016 Nguyên Mạnh bị đuổi ở trận bán kết lượt về gặp Indonesia khi Việt Nam đã hết quyền thay người buộc trung vệ Quế Ngọc Hải phải làm thủ môn, SEA Games 2017 Phí Minh Long mắc 2 sai lầm dâng cho Thái Lan chiến thắng.
Nếu sang năm 2018 ông Park Hang Seo không có được phong độ tốt của Bùi Tiến Dũng ở U23 và Đặng Văn Lâm ở tuyển quốc gia, mọi chuyện có thể đã rất khác.
Và tất nhiên, mọi chuyện cũng sẽ ngược lại với Hữu Thắng nếu 2 thủ môn này trưởng thành vào thời điểm 2016 và 2017.
Cần phải nhắc lại rằng chính Hữu Thắng là người đã gọi Văn Lâm lên tuyển năm 2016 và trao cơ hội để thủ môn này bắt đầu tỏa sáng vào năm 2017.
Nhưng đáng tiếc 2017 lại là năm của SEA Games dành cho tuyển U23 chứ không phải là năm tổ chức AFF Cup cho tuyển quốc gia, và thất bại ở SEA Games đã chấm dứt tương lai của Hữu Thắng ở tuyển Việt Nam.
Đến Park Hang Seo
HLV Park Hang Seo và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Việt Nam 3/2018
Để chữa cháy, bầu Đức đã mang Park Hang Seo - người đang làm HLV ở đội hạng Ba Hàn Quốc về Việt Nam.
Mục đích của ông rất rõ ràng, đó là tìm kiếm một người có khả năng cùng lúc làm được 2 việc mà 2 HLV trước đó mỗi người chỉ làm được 1 việc: 1 là sử dụng quân HAGL để đá đẹp (như Hữu Thắng), 2 là có thành tích tương đối tốt (như Miura).
Park Hang Seo thực ra chỉ làm được 1 việc, đó là có thành tích tốt.
Nhưng ông Park không bị người hâm mộ tẩy chay, đấy là vì giải đấu chính thức đầu tiên của ông là Giải U23 châu Á đầu năm 2018 - giải đấu thực chất quá tầm với Việt Nam nên chuyện chơi với 5 hậu vệ rồi chỉ thủ và thủ là việc không ai thắc mắc.
Giải thứ 2 là ASIAD cũng là giải trên tầm nên cứ tiếp tục đá như thế. Vì đã được đà nên giải vô địch Đông Nam Á AFF Cup cuối năm cũng vẫn thủ như thế mà không ai có ý kiến gì.
Song song với lối siêu phòng ngự là việc loại dần các cầu thủ HAGL ra khỏi đội hình chính, việc này được thực hiện rải rác, từ từ với mức độ tăng dần.
Đến cuối AFF Cup vừa rồi, từ vòng bán kết đã không còn bất cứ một cầu thủ HAGL nào trong đội hình xuất phát nữa.
Việc này thực ra cũng dễ hiểu thôi, với lối đá phòng ngự và tấn công nhát gừng thì quân HAGL không phù hợp.
Tiền vệ trung tâm không cần quá kỹ thuật, chỉ cần khỏe, tranh cướp tốt và sau đó đẩy bóng lên thật nhanh - cách dùng người này hoàn toàn giống với Miura.
Nếu ông Park không có 2 giải đầu năm và giữa năm làm nền, ông sẽ bị sa thải ngay lập tức. Đơn giản là tất cả những gì bầu Đức không thích về Miura, ông Park đều có và còn làm triệt để hơn Miura.
Miura thực chất chỉ đá 5 hậu vệ với đội quá mạnh như Nhật Bản, còn ông Park thì phòng ngự 5 hậu vệ với tất cả các đối thủ ngang cơ kể cả trên sân nhà.
Để chữa cháy, bầu Đức đã mang Park Hang Seo - người đang làm HLV ở đội hạng Ba Hàn Quốc về Việt Nam.
Mục đích của ông rất rõ ràng, đó là tìm kiếm một người có khả năng cùng lúc làm được 2 việc mà 2 HLV trước đó mỗi người chỉ làm được 1 việc: 1 là sử dụng quân HAGL để đá đẹp (như Hữu Thắng), 2 là có thành tích tương đối tốt (như Miura).
Park Hang Seo thực ra chỉ làm được 1 việc, đó là có thành tích tốt.
Nhưng ông Park không bị người hâm mộ tẩy chay, đấy là vì giải đấu chính thức đầu tiên của ông là Giải U23 châu Á đầu năm 2018 - giải đấu thực chất quá tầm với Việt Nam nên chuyện chơi với 5 hậu vệ rồi chỉ thủ và thủ là việc không ai thắc mắc.
Giải thứ 2 là ASIAD cũng là giải trên tầm nên cứ tiếp tục đá như thế. Vì đã được đà nên giải vô địch Đông Nam Á AFF Cup cuối năm cũng vẫn thủ như thế mà không ai có ý kiến gì.
Song song với lối siêu phòng ngự là việc loại dần các cầu thủ HAGL ra khỏi đội hình chính, việc này được thực hiện rải rác, từ từ với mức độ tăng dần.
Đến cuối AFF Cup vừa rồi, từ vòng bán kết đã không còn bất cứ một cầu thủ HAGL nào trong đội hình xuất phát nữa.
Việc này thực ra cũng dễ hiểu thôi, với lối đá phòng ngự và tấn công nhát gừng thì quân HAGL không phù hợp.
Tiền vệ trung tâm không cần quá kỹ thuật, chỉ cần khỏe, tranh cướp tốt và sau đó đẩy bóng lên thật nhanh - cách dùng người này hoàn toàn giống với Miura.
Nếu ông Park không có 2 giải đầu năm và giữa năm làm nền, ông sẽ bị sa thải ngay lập tức. Đơn giản là tất cả những gì bầu Đức không thích về Miura, ông Park đều có và còn làm triệt để hơn Miura.
Miura thực chất chỉ đá 5 hậu vệ với đội quá mạnh như Nhật Bản, còn ông Park thì phòng ngự 5 hậu vệ với tất cả các đối thủ ngang cơ kể cả trên sân nhà.
Trong năm 2018 HLV Park Hang Seo đã giúp Việt Nam đạt được một số thành tích
Vậy thì mang ông Park về khác gì thay một ông Miura này bằng một ông Miura khác, hay thực hiện kế hoạch của Miura mà không có Miura.
Tất nhiên nếu mình mang về người nào mà người đó thành công thì cũng mát mặt, bầu Đức không thể không tỏ ra vui mừng, cũng không thể nói rằng "tôi hơi buồn" trong khi cả nước đang vui thế được.
Nhưng ông chủ HAGL có vui cũng chỉ được phần nào, vì thực chất ngoài một việc thuần túy thương mại là đem về rồi trả lương, về mặt bóng đá bầu Đức đã thất bại hoàn toàn.
Nếu không muốn nói rằng với thành công của HLV người Hàn Quốc, triết lý nền tảng của ông về bóng đá đẹp đã bị đẩy đến chỗ chết, từ giờ bóng đá Việt Nam không cần HAGL nữa!
Ở đây sẽ có người nói ngay rằng chỉ cần bầu Đức mang về thành tích cho nước nhà là được rồi.
Nhưng nếu chỉ vậy thì ông mất bao nhiêu công sức để thay Miura làm gì, cứ để mặc HLV người Nhật gạt quân HAGL ra, chơi thực dụng rồi đến chu kỳ 10 năm là 2018 với rất nhiều lợi thế thì cũng sẽ vô địch thôi.
Vậy thì mang ông Park về khác gì thay một ông Miura này bằng một ông Miura khác, hay thực hiện kế hoạch của Miura mà không có Miura.
Tất nhiên nếu mình mang về người nào mà người đó thành công thì cũng mát mặt, bầu Đức không thể không tỏ ra vui mừng, cũng không thể nói rằng "tôi hơi buồn" trong khi cả nước đang vui thế được.
Nhưng ông chủ HAGL có vui cũng chỉ được phần nào, vì thực chất ngoài một việc thuần túy thương mại là đem về rồi trả lương, về mặt bóng đá bầu Đức đã thất bại hoàn toàn.
Nếu không muốn nói rằng với thành công của HLV người Hàn Quốc, triết lý nền tảng của ông về bóng đá đẹp đã bị đẩy đến chỗ chết, từ giờ bóng đá Việt Nam không cần HAGL nữa!
Ở đây sẽ có người nói ngay rằng chỉ cần bầu Đức mang về thành tích cho nước nhà là được rồi.
Nhưng nếu chỉ vậy thì ông mất bao nhiêu công sức để thay Miura làm gì, cứ để mặc HLV người Nhật gạt quân HAGL ra, chơi thực dụng rồi đến chu kỳ 10 năm là 2018 với rất nhiều lợi thế thì cũng sẽ vô địch thôi.
Còn bóng đá đẹp có ý nghĩa gì không?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Để trả lời thì hãy nhớ về một trận đấu được ca ngợi mãi về sau, đó là trận mở màn của Việt Nam tại giải U19 Quốc tế Cup Nutifood tại Hà Nội năm 2014.
Đối thủ của chúng ta là Úc - đất nước có nền bóng đá phát triển hơn Việt Nam nhiều lần và đội tuyển quốc gia của họ gần ngang ngửa với những đội hàng đầu thế giới.
U19 Việt Nam với nòng cốt là các cầu thù của HAGL đã chơi sòng phẳng với đối thủ và thắng 1-0 bằng siêu phẩm dắt bóng qua nhiều người của Công Phượng ở cuối trận.
Dẫu chỉ là một giải trẻ chưa nói lên điều gì nhưng cảm giác thắng được đối thủ lớn hơn mình bằng chính thực lực chứ không phải bằng lối đá mẹo là cảm giác không gì sánh được.
Khán giả sau trận đấu không chịu ra về, họ hô hào bắt bằng được các cầu thủ đi một vòng quanh sân để được nhìn gần hơn những người làm được một việc mà trước đó không nghĩ sẽ làm được.
Để trả lời thì hãy nhớ về một trận đấu được ca ngợi mãi về sau, đó là trận mở màn của Việt Nam tại giải U19 Quốc tế Cup Nutifood tại Hà Nội năm 2014.
Đối thủ của chúng ta là Úc - đất nước có nền bóng đá phát triển hơn Việt Nam nhiều lần và đội tuyển quốc gia của họ gần ngang ngửa với những đội hàng đầu thế giới.
U19 Việt Nam với nòng cốt là các cầu thù của HAGL đã chơi sòng phẳng với đối thủ và thắng 1-0 bằng siêu phẩm dắt bóng qua nhiều người của Công Phượng ở cuối trận.
Dẫu chỉ là một giải trẻ chưa nói lên điều gì nhưng cảm giác thắng được đối thủ lớn hơn mình bằng chính thực lực chứ không phải bằng lối đá mẹo là cảm giác không gì sánh được.
Khán giả sau trận đấu không chịu ra về, họ hô hào bắt bằng được các cầu thủ đi một vòng quanh sân để được nhìn gần hơn những người làm được một việc mà trước đó không nghĩ sẽ làm được.
Pha tranh chấp bóng giữa Đoàn Văn Hậu và Martin Steuble của Philippines
Bóng đá tấn công mang đến cảm xúc, mang đến tình yêu và hơn thế nữa: chứng tỏ đẳng cấp thực sự, vì chỉ có đội mạnh hơn mới dám chơi tấn công.
Câu lạc bộ HAGL gồm toàn các cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm và không có ngoại binh chất lượng bị người ta dè bỉu vì thành tích không tốt ở giải Vô địch quốc gia, nhưng họ là đội duy nhất có thể lấy bóng đá để nuôi bóng đá chỉ nhờ vào lối đá xem được.
Bóng đá đẹp như vậy còn là tiền bạc nữa. Đoạt chức vô địch mà không ai xem thì vô địch để làm gì?
Trong 4 đội lọt vào bán kết AFF Cup vừa rồi, Việt Nam là đội chơi phòng ngự nhiều nhất.
Điều thú vị là khi Philippines và Thái Lan phòng ngự một chút đã bị báo chí Việt Nam chê là thực dụng, trong khi đội nhà còn hơn thế thì lại được gọi là khôn ngoan.
Bóng đá tấn công mang đến cảm xúc, mang đến tình yêu và hơn thế nữa: chứng tỏ đẳng cấp thực sự, vì chỉ có đội mạnh hơn mới dám chơi tấn công.
Câu lạc bộ HAGL gồm toàn các cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm và không có ngoại binh chất lượng bị người ta dè bỉu vì thành tích không tốt ở giải Vô địch quốc gia, nhưng họ là đội duy nhất có thể lấy bóng đá để nuôi bóng đá chỉ nhờ vào lối đá xem được.
Bóng đá đẹp như vậy còn là tiền bạc nữa. Đoạt chức vô địch mà không ai xem thì vô địch để làm gì?
Trong 4 đội lọt vào bán kết AFF Cup vừa rồi, Việt Nam là đội chơi phòng ngự nhiều nhất.
Điều thú vị là khi Philippines và Thái Lan phòng ngự một chút đã bị báo chí Việt Nam chê là thực dụng, trong khi đội nhà còn hơn thế thì lại được gọi là khôn ngoan.
Bản quyền hình ảnhLINH PHAM
Đặc biệt nhất có lẽ là Malaysia, HLV Tan Cheng Hoe của nước này là một nhà cầm quân có phẩm chất, kiên định với lối tấn công và kiểm soát bóng.
Ông thua Việt Nam không phải vì tài cầm quân của ông kém hơn, không phải vì ông mắc bẫy người đồng nghiệp Park Hang Seo, ông thua là vì Malaysia không đủ những cầu thủ có đủ tố chất kỹ thuật để thực hiện lối chơi ấy một cách tốt nhất - đặc biệt ở vị trí tiền vệ sáng tạo.
Vì thế Malaysia cầm bóng nhiều, nhưng rốt cuộc cũng chỉ để ra cánh rồi tạt vào.
Thật đáng tiếc, một suy nghĩ vui: giá Malaysia được đổi lấy vài cầu thủ trên băng ghế dự bị của Việt Nam để Việt Nam phòng ngự cứ phòng ngự (mà không hề ảnh hưởng đến sức mạnh) còn Malaysia cứ tấn công thì trận đấu đã có nét, đã đáng xem hơn rất nhiều.
Quay trở lại với bầu Đức, tất nhiên ông cũng trả lời một cách rất rộng rãi rằng không nhất thiết phải có quân của HAGL đá chính, nhưng thật ra đây là điều bất đắc dĩ, ông bắt buộc phải hy sinh các cầu thủ con cưng đổi lấy thành tích để không bị coi là người thất bại trong quyết định thuê ông Park.
Nếu muốn quay về với triết lý bóng đá của mình, chắc chắn ông chủ HAGL phải chờ đợi chu kỳ 10 năm qua đi để người Việt không còn coi những quyết định của HLV người Hàn là phép màu cái đã.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Long Ba từ Hà Nội.
Đặc biệt nhất có lẽ là Malaysia, HLV Tan Cheng Hoe của nước này là một nhà cầm quân có phẩm chất, kiên định với lối tấn công và kiểm soát bóng.
Ông thua Việt Nam không phải vì tài cầm quân của ông kém hơn, không phải vì ông mắc bẫy người đồng nghiệp Park Hang Seo, ông thua là vì Malaysia không đủ những cầu thủ có đủ tố chất kỹ thuật để thực hiện lối chơi ấy một cách tốt nhất - đặc biệt ở vị trí tiền vệ sáng tạo.
Vì thế Malaysia cầm bóng nhiều, nhưng rốt cuộc cũng chỉ để ra cánh rồi tạt vào.
Thật đáng tiếc, một suy nghĩ vui: giá Malaysia được đổi lấy vài cầu thủ trên băng ghế dự bị của Việt Nam để Việt Nam phòng ngự cứ phòng ngự (mà không hề ảnh hưởng đến sức mạnh) còn Malaysia cứ tấn công thì trận đấu đã có nét, đã đáng xem hơn rất nhiều.
Quay trở lại với bầu Đức, tất nhiên ông cũng trả lời một cách rất rộng rãi rằng không nhất thiết phải có quân của HAGL đá chính, nhưng thật ra đây là điều bất đắc dĩ, ông bắt buộc phải hy sinh các cầu thủ con cưng đổi lấy thành tích để không bị coi là người thất bại trong quyết định thuê ông Park.
Nếu muốn quay về với triết lý bóng đá của mình, chắc chắn ông chủ HAGL phải chờ đợi chu kỳ 10 năm qua đi để người Việt không còn coi những quyết định của HLV người Hàn là phép màu cái đã.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Long Ba từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46588713
Long Ba thang an tuc noi phet---san pham cua Cs --cung nhu trong van hoc toan cac bo phe binh ,chem gio nhung chang co tac pham nao,bai tho nao ---chu blogg nen lua chon bai roi dang ,chung toi mai moi vao duoc trang nay lai phai nhai nhung bai ntn ton ca thoi gian.
Trả lờiXóa