Ông chủ Nhật Bản nghĩ gì về lao động người Việt
Chúng tôi đã nghe nhiều ông chủ người Nhật than phiền về lao động người Việt ở công ty của họ, và hôm nay chúng tôi có cuộc trao đổi trực tiếp với ông chủ người Nhật Bản ông Ikato Junitchia. Ông Ikato Junitchia sẽ chia sẻ cho chúng ta hiểu được cái nhìn thực tế của các ông chủ hay của người Nhật. Sau đây là những chia sẻ, cảm nghĩ của các ông chủ người Nhật về lao động của Việt Nam.
1. Cảm nhận của các ông chủ Nhật Bản về lao động người Việt
Ông Ikato Junitchia chia sẻ: “Cách đây hơn 20 năm trước, tôi đã đến Việt Nam và tôi thấy người dân ở đây cũng rất chăm chỉ, thật thà làm ăn như người Nhật hiện nay”. Còn gần đây tôi có hay sang Việt Nam tôi thấy lao động người việt bây giờ đã khác trước đây rất nhiều.
“Tôi thấy hiện nay lao động Việt không còn chăm chỉ làm việc như trước đây, đặc biệt lao động trẻ người Việt bây giờ hầu hết không thích lao động chân tay như trước đây. Giờ tôi thấy hầu hết giới trẻ tuổi người Việt chỉ thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ làm việc như 20 năm trước nữa. Vậy thì họ kiếm tiền bằng cách nào?.”
Ông Ikato Junitchia chia sẻ: Tôi thấy ở Việt Nam những người làm lao động chân tay thường không được coi trọng, điều này rất trái người với Nhật Bản. Một điều dễ hiểu là các ông bố bà mẹ người Việt Nam thường luôn hướng cho con cái của mình là sau này không nên làm lao động chân tay như lao động phổ thông, công nhân, thợ hàn, công nhân xây dựng, công nhân làm trong các xí nghiệp… Điều này đã tạo ra suy nghĩ của lớp trẻ bây giờ là phải làm việc văn phòng thì mới được tôn trọng.
Còn ở Nhật Bản thì ngược lại, các ông bố bà mẹ người Nhật thường hay dạy cho các con làm việc chân tay ngay từ lúc còn rất nhỏ, ở trường học cũng vậy, các thầy cô luôn dạy cho học sinh của mình là phải lao động từ cơ bản, là làm các công việc chân tay trước, sau đó mới đến làm việc bàn giấy và sau đó mới đến tư duy làm chủ. Các bài học, bài dạy từ cha mẹ, thầy cô, và cả xã hội Nhật đều dạy như vậy, thành ra hầu hết người Nhật đều rất coi trọng những người lao động phổ thông, lao động chân tay.
Ông Ikato Junitchia nói ” Tôi thấy hầu hết người trẻ VN chỉ thích làm các công việc trong văn phòng, làm bàn giấy, làm các công việc nhàn hạ, chỉ trỏ… Nhưng trong đầu họ lại chẳng có biết tí kiến thực làm việc thực tế nào”
Ông cho biết thêm là: “Ở thành phố Tokyo, trường đại học lớn nhất và nổi tiếng là trường Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên học tại trường ra trường nếu có đến làm cho các công ty, như công ty tàu điện ngầm chẳng hạn, thì việc đầu tiên họ phải làm lao động chân tay như: là dọn dẹp nhà vệ sinh, quét dọn, lau chùi ghế ngồi đợi của khách hàng, cắt vé… Họ phải học làm các công việc phổ thông trước.
Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn được thăng tiến. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của cả xã hội, của các bậc cha mẹ, của cả một nền giáo dục của VN”.
Ở Việt Nam người trẻ coi thường các công việc lao động chân tay. Thì ở Nhật hầu hết tất cả các công ty, bài học đầu tiên của các nhân viên chưa có kinh nghiệp là làm việc chân tay. Điều này đã làm cho người Nhật Bản luôn trân trọng những người làm việc chân tay, những người làm ra cái bát, thìa, cái kính bởi họ có kỹ năng. Bởi họ đang lao động chân chính để tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội, họ cần phải được trân trọng và yêu quý, ông Ông Ikato Junitchia nói vậy.
Ở Việt Nam người trẻ coi thường các công việc lao động chân tay. Thì ở Nhật hầu hết tất cả các công ty, bài học đầu tiên của các nhân viên chưa có kinh nghiệp là làm việc chân tay. Điều này đã làm cho người Nhật Bản luôn trân trọng những người làm việc chân tay, những người làm ra cái bát, thìa, cái kính bởi họ có kỹ năng. Bởi họ đang lao động chân chính để tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội, họ cần phải được trân trọng và yêu quý, ông Ông Ikato Junitchia nói vậy.
Người Nhật trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kỹ năng
2. Nhìn nhận của người Nhật về thế hệ trẻ Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều người có bằng đại học, có bằng MBA nhưng hầu hết họ chưa từng làm những việc chân tay thật bao giờ. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân phổ thông, công việc mệt nhọc, tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên bàn giấy, chỉ đơn giản là đọc sách nhưng nhưng không biết áp dụng vào thực tế công việc.
Ông Ikato Junitchia chia sẻ:
“Tôi có bàn bạc với những người làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh, những người này cần tiền để xây dựng nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, họ không hiểu gì nhiều về các sản phẩm mà họ muốn làm ra, họ không hiểu về quy trình sản xuất hay thị trường tiêu thụ các sản phẩm đó…
Tôi hỏi thì họ bảo: “xếp tôi giao cho tôi làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu về phần gốc, mà phần gốc mới là phần quan trọng, có gốc thì mới mọc ra ngọn được chứ, ông Ông Ikato Junitchia nói vậy…”
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Ông Ikato Junitchia cho biết: Ông có rất nhiều người bạn Việt Nam, họ đã từng sang Nhật theo diện thực tập sinh (hay còn gọi là xuất khẩu lao động Nhật)
Giờ họ về nước và có cái nhìn thực tế hơn rất nhiều khi ở Việt Nam, nhiều người không thể có những trải nghiệm đó như họ.
Giờ họ về nước và có cái nhìn thực tế hơn rất nhiều khi ở Việt Nam, nhiều người không thể có những trải nghiệm đó như họ.
Họ đã học được những kỹ năng làm việc thực tế, những quy trình làm việc, họ không bao giờ ngại làm việc chân tay, và giờ họ làm việc có thu nhập rất tốt ở VN, một số người đã được gọi là “đại gia” của VN.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kỹ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kỹ năng.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kỹ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kỹ năng.
3. Lời kết
Qua những chia sẻ, cảm nhận thực tế của ông chủ Ikato Junitchia. Các bạn trẻ đang đi học, hay đang lao động ở VN hay đang lao động ở Nhật Bản, các bạn hãy suy nghĩ xem, chúng ta nên chọn làm việc chân tay trước, hay làm trong văn phòng trước, theo tôi thì đúng như lời Ông Ikato Junitchia nói, chúng ta phải làm từ gốc nên ngọn, chứ đừng làm theo suy nghĩ của nhiều bạn trẻ Việt Nam là vào làm phần ngọn luôn.
Ông Ikato Junitchia cho biết suy nghĩ của ông là: Nếu các bạn trẻ VN vẫn suy nghĩ coi thường những người lao động chân tay, những công nhân, những lao động phổ thông, thì tôi e rằng VN mãi mãi là một quốc gia được xếp vào trong top nước nghèo nhất thế giới.
http://laodongxuatkhaunhatban.vn/ong-chu-nhat-ban-nghi-gi-ve-lao-dong-nguoi-viet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét