Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Tại sao nên sống lương thiện?

Tại sao nên sống lương thiện?
Từ xưa Sa mạc Sahara được mệnh danh là vùng đất chết, hễ người nào tiến vào sa mạc này cũng không thoát được vận mệnh: Có đi không có về.

Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã phá vỡ “lời nguyền” nói trên. Khi đó, ở bất cứ nơi nào trong sa mạc cũng có thể nhìn thấy xương người. Trưởng đoàn đã yêu cầu mọi người dựng lại, chọn nơi đất cao để đào hố chôn những bộ hài cốt này và dùng thân cây hoặc đá để làm bia mộ đơn giản.

Tuy nhiên, xương người trong sa mạc thật sự quá nhiều, việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian quá dài. Các thành viên trong đoàn phàn nàn: “Chúng ta đến đây để nghiên cứu khảo cổ chứ đâu phải để thu dọn xương người“.

Vị đội trưởng kiên trì nói: “Mỗi bộ hài cốt đều từng là đồng nghiệp của chúng ta, mọi người làm sao có thể nhẫn tâm để họ phơi xương nơi hoang dã như thế này?”

Một tuần sau, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di tích của người cổ đại đủ gây chấn động trên toàn thế giới. Nhưng lúc họ rời đi, bão cát đột nhiên nổi lên, mấy ngày liền không thể nhìn thấy Mặt trời. Tiếp đó, la bàn cũng mất tác dụng.

Đoàn khảo cổ hoàn toàn bị mất phương hướng, lương thực và nước uống cạn dần. Lúc này họ mới hiểu tại sao những đồng nghiệp kia không thể trở về.

Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói: “Đừng vội tuyệt vọng, mọi người có nhớ không. khi đến đây chúng ta đã để lại dấu hiệu dọc đường!”

Và thế là họ men theo những bia mộ đã lập khi chôn hài cốt, cuối cùng tìm được đường ra khỏi vùng đất chết. Về sau, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều bùi ngùi nói: “Lương thiện chính là thứ đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc!”

Thật vậy, trong sa mạc mênh mông, sự lương thiện đã thôi thúc họ làm một việc nhân văn và chính hành động đó đã giúp cả đoàn tìm được đường về.

Trên con đường nhân sinh dài đằng đẳng, lương thiện chính là kim chỉ nam trong lòng mỗi người, giúp chúng ta thấy rõ nội tâm của mình, vĩnh viễn không bao giờ lầm đường lạc lối.

nguồn : Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét