Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Nợ công lớn dần: sức ép đối với chính sách tài khoá

Nợ công lớn dần: sức ép đối với chính sách tài khoá 

| Nguyên Minh Cường |
13.08.2012-SGTT.VN - Theo đánh giá của chuyên gia trong nước và quốc tế, mức nợ công hiện nay của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, dưới ngưỡng trần nợ công 65% GDP mà Quốc hội vừa phê duyệt đến năm 2015. Tuy nhiên, do đặc thù của Việt Nam, với sự tồn tại của khối các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), việc mức nợ công đang tiến sát ngưỡng trần trên là một đe doạ đáng kể đến sự ổn định của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Đây cũng sẽ là một áp lực rất lớn đối với các chính sách tài khoá mà Chính phủ dự định thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thâm hụt ngân sách ở mức đáng lo ngại

Theo báo cáo từ bộ Tài chính (MoF) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam hơn mười năm qua luôn ở mức 4 – 6% GDP. Mặc dù thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm từ năm ngoái nhưng do nợ công là sự tích luỹ cộng dồn của thâm hụt ngân sách qua các năm, nên khi thâm hụt ngân sách được duy trì ở mức xấp xỉ 5% như hiện tại trong khi tăng trưởng kinh tế thấp, thì ngưỡng an toàn của nợ công sẽ bị đe doạ.

HỒ CẨM ĐÀO: CHIẾN TRANH XẢY RA VỚI MỸ, VIỆT NAM VÀ PHILIPPINE LÀ TẤT YẾU

HỒ CẨM ĐÀO: CHIẾN TRANH XẢY RA VỚI MỸ, VIỆT NAM VÀ PHILIPPINE LÀ TẤT YẾU

Tác giả : Trần Khải

-Bản tin Xinhua nói rằng Hồ Cẩm Đào trong Hội Nghị Quân Ủy Trung Ương ngày 6-12-2011 đã tuyên bố rằng “Hải quân TQ phải sửa soạn cho chiến tranh...
-TQ không cần xin mua quyền khai thác của nước nào, vì dùng bạo lực đỡ tốn kém hơn, theo các diễn giải về các hành vi của TQ.
-Một lý do cũng quan trọng nữa: TQ gặp nhiều vấn đề nô bộ, từ chính trị tới kinh tế ngay trên mảnh đất TQ. Không chỉ là bất ổn từ Tây Tạng, mà cả Tân Cương, và kể ra cũng là ở tận Bắc Kinh. Khi gây chiến tranh, theo phân tích của nhóm Top Secret Writers, TQ còn nhắm ổn định nội bộ Trung Quốc...

Không người Việt Nam nào muốn có chiến tranh; kể cả ngay khi tranh cãi Biển Đông sôi động, chúng ta vẫn hy vọng có những giải pháp ngoại giao. Đơn giản vì sức Việt Nam quá yếu. Không chỉ về vũ khí, quân số, mà còn đáng ngại cả về tinh thần bạc nhược của Đảng CSVN, một đảng cầm quyền quá nhiều năm, đã mục rã và bây giờ chỉ biết đóng trò thầy pháp, thầy bùa trước bàn thờ ông Hồ.
Nhưng câu hỏi là, phía Trung Quốc, kẻ hung hiểm nhất Biển Đông, họ muốn chiến hay hòa? Thực tế, Bắc Kinh đã xua quân chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, chiếm một vùng núi đồi chiến lược ở tỉnh Hà Giang năm 1984, và chiếm nhiều đảo trong vùng Trường Sa năm 1988. Vậy thì có gì họ sợ chiến tranh?

Những chữ cái trên biển số xe ở Việt Nam


Các kí hiệu chữ cái xuất hiện trên biển số xe như QT, DA, KC, TM vẫn luôn mang lại sự tò mò cho nhiều người. Chính vì vậy, đôi khi vẫn có những cuộc tranh cãi thú vị xung quanh những kí tự này.
Thực tế, các kí tự này đều được quy định trong Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 Bộ Công an đã ban hành. Thông tư này quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Giải mã những chữ cái trên biển số xe ở Việt Nam
Biển số xe của cơ quan Nhà nước

Chỉ 2 tiếng, bắt được cả bao cá trên sông Kim Ngưu

Mấy tuần nay ở Hà Nội mới thấy và tận hưởng được sự yếu kém khủng khiếp của cơ sở hạ tầng. Ách tắc xảy ra triền miên đi đôi với ô nhiễm xăng dầu và rác rưởi. Đặc biệt hai tuần gần đây, mưa nhiều, đường xá như lúc nào cũng chìm trong nước; mỗi ngày đi là một lần thay giầy vì giầy cũ đã ướt sũng


(Kienthuc.net.vn) - Khoảng 10h30 sáng nay (18/8), trên đoạn sông Kim Ngưu đối diện với nhà máy sử lý nước thải Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) xuất hiện rất nhiều cá. Chỉ trong gần 2 tiếng đồng hồ, có người bắt được cả bao cá.
Khoảng 10h30 sáng nay những người dân sống trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) thấy từng đàn cá bỗng nhiễn nổi đầu bơi theo từng đàn trên sông Kim Ngưu .
Rất nhiều người đi đường đã đỗ xe đứng trên bờ xem bắt cá
Ngay lập tức nhiều người rủ nhau về nhà lấy vó, lưới, vợt ra sông bắt cá.

"95 tuổi, tôi khỏe mạnh vì luôn biết hài lòng cuộc sống!"

"95 tuổi, tôi khỏe mạnh vì luôn biết hài lòng cuộc sống!"




- Ở tuổi 95, ông Nguyễn Văn Thuyết (khu Nhân Đào, thị trấn Nam Sách, Hải Dương) vẫn còn minh mẫn lắm. Ông bảo, có được như thế là nhờ chăm tập thể thao, một phần vì luôn biết cách hài lòng với cuộc sống.


Với ông Thuyết, biết cách hài lòng sẽ khiến cho cuộc sống dễ thở hơn.
Với ông Thuyết, biết cách hài lòng sẽ khiến cho cuộc sống dễ thở hơn.
Thuở bé tôi rất cơ cực, phải đi ở đợ cho nhà địa chủ để kiếm miếng ăn. Lớn lên, tôi tham gia cách mạng, cũng chịu cảnh tù đày, gian khổ như nhiều người khác.

Năm 1949, tôi được kết nạp Đảng. Tính ra, bây giờ tôi là người có tuổi Đảng cao nhất thị trấn này. Kể cũng tự hào.

Đã từng nếm trải những nỗi thống khổ cùng cực, vất vả, đau đớn, tôi hiểu rằng nếu mình không thay đổi được thực tế thì hãy chấp nhận để vượt qua chứ đừng có nóng vội sẽ dễ hỏng việc.

Bây giờ, xã hội chẳng thiếu những người làm ăn bất chính, chỉ mong vơ vét đầy túi mình mà không quan tâm tới người khác, tới lợi ích chung. Tất nhiên, chẳng ai lại không mong muốn cuộc sống sung sướng, đủ đầy. Nhưng nếu để có được cuộc sống ấy mà giẫm đạp lên tất cả thì rồi của thiên cũng trả địa mà thôi.

Tôi cho rằng, mỗi người hãy biết học cách hài lòng với những gì mình đang có. Tôi cũng luôn tâm nguyện điều đó.

Nhân dịp năm học mới sắp khai giảng, lưu mấy cái ảnh đẹp trên Blog TL

Nhân dịp năm học mới sắp khai giảng, lưu mấy cái ảnh đẹp trên Blog TL

Trang gốc:
 
HẬU DUỆ NGÀY 19/8 

Thành thật xin lỗi chị TL vì Blog này chỉ đăng lại ảnh mà không đăng lại các lời văn trong bài này

'GDP Việt Nam năm nay chỉ tăng 5,1%'


Đó là nhận định của Hiệp hội Kiểm toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) trong báo cáo kinh tế về Đông Nam Á vừa công bố. Đây cũng là con số dự báo của nhiều chuyên gia trong nước.
Chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Bản báo cáo của ICAEW cho rằng, lạm phát giảm đang tạo thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh các chính sách kích cầu tiền tệ, mặc dù mối quan tâm hàng đầu vẫn là cam kết ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dù đang tạm thời giảm sút nhưng sẽ tăng trở lại khi Việt Nam thành một trung tâm sản xuất lớn cũng như tiêu dùng nội địa tăng lên. Và theo dự báo của ICAEW, tăng trưởng bình quân của Việt Nam trong năm nay chỉ đạt khoảng mức 5,1%, tăng lên 5,4% vào năm 2013 và 5,8% ở năm kế tiếp.

Doanh nghiệp khó khăn, sản suất đình trệ khiến tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khó đạt 6-6,5% như mục tiêu đề ra. Ảnh: Lệ Chi

Dự báo này cũng trùng với suy đoán của Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. Theo ông Thành, bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay thực tế có thể còn xấu hơn rất nhiều so với những gì đang thấy. Nổi cộm là nợ xấu ngân hàng hiện rất cao nhưng lại không có con số đồng nhất, tình trạng sở hữu chéo cũng ngày càng phức tạp, tín dụng thì khó ra nền kinh tế... Với tình hình hiện nay, ông Thành dự báo tín dụng năm nay sẽ tăng không quá 8% và GDP chỉ khoảng 5,1-5,2%.

TÂY NGUYÊN HỜI HỢT

TÂY NGUYÊN HỜI HỢT

Văn Công Hùng
Ðang có một hiện tượng là bên cạnh những người viết có tài, có sự am hiểu sâu sắc về tây nguyên như các nhà văn đàn anh Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Trung Trung Ðỉnh...thì lại có một số tác giả và tác phẩm khác nhìn tây nguyên tương đối hời hợt và sai lệch. Họ khai thác tây nguyên ở khía cạnh lạ và lạc hậu. Họ không sống đời sống của tây nguyên mà cưỡi ngựa xem hoa và "nghe kể"...



            Cho đến bây giờ, tây nguyên vẫn còn là vùng đất bí ẩn đối với nhiều người viết. Tây nguyên hoàn toàn không hoang sơ như người ta tưởng, mà nó chứa đầy trong mình những trầm tích văn hoá, được hiểu như sự tích tụ những giá trị vật chất và tinh thần do người tây nguyên tạo ra từ hàng ngàn năm nay. Hình thức sống của người tây nguyên được lưu giữ trong bề dầy văn hoá đầy bản sắc này. Nó gồm nhiều vỉa, nhiều lớp và được quy định bởi đặc điểm lịch sử, địa lý, nhân chủng...

Phá Đàn Nam Giao. Định phá Quốc Tử Giám. Ai?

Phá Đàn Nam Giao. 
Định phá Quốc Tử Giám. Ai?

Đàn Nam Giao-Huế:

  
Sau khi Ba Sàm điểm bài LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN”… CỦA THĂNG LONG HÀ NỘI trên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào, với 2 câu thơ Bùi San cùng với Trần Hoàn/ Hai thằng hiệp sức phá đàn Nam Giao…, gia đình cố bí thư Bùi San đã phản ứng bất bình về bài viết. Ngoài gọi điện cho tác giả, còn có bức thư gửi Ba Sàm, với đề nghị đăng tải:
Gửi Anh Ba Sàm.
Trong mục “Tin thứ Năm, ngày 16-8-2012” của trang mạng Ba Sàm có đăng bài viết “Liệu có xuất hiện thêm những “Bùi San, Trần Hoàn “….của Thăng Long Hà Nội (của Phạm Viết Đào), trong đó trích dẫn hai câu “ca”: “Bùi San cùng với Trần Hoàn…..” .
      Tình cờ tôi được nghe hai câu “ca“ này  cách đây khoảng 16 – 17 năm. Tôi rất bất bình với  những người đặt ra hai câu “ca“ này.

MỘT SĨ QUAN VIỆT NAM NÓI VỀ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

Blog Junshi8888

GÂY SỐC CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC!  

Không có tên tác giả
Người dịch:  Quốc Thanh
15-08-2012
Gần đây, có một bài viết đáng để chúng ta phải suy ngẫm, bài này được đăng trong blog của một quân nhân hải quân. Trong bài nói, tàu chiến của Trung Quốc rất tiên tiến và cũng rất mạnh, chiến đấu cơ cũng tiên tiến hơn của Việt Nam, nhưng những cái đó chỉ để làm thỏa mãn tâm lí của người Trung Quốc, chứ thực ra cũng chẳng được tích sự gì.  
So với hải quân Trung Quốc, hải quân Việt Nam không đáng để mắt, chỉ được hợp thành từ một số ít ỏi tàu tên lửa và những chiếc tàu chiến không thể gọi là tàu hộ tống, lại chỉ dùng vào chi viện cho máy bay chiến đấu SU-27 để chống trả lại Trung Quốc, vì thế mà hải quân Mỹ nói chúng là “lạc hậu nhất Đông Nam Á”.

Song vị quân nhân này đã chuyển  sức mạnh của ngòi bút viết tiếp: Lực lượng hải quân lạc hậu nhất Đông Nam Á được hợp thành từ một số ít ỏi tàu tên lửa và những tàu chiến không thể gọi là tàu hộ tống này lại đã khống chế được 24 hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa[i], đồng thời bảo vệ được nguồn dầu khí dồi dào ở Biển Nam Trung Hoa mà họ đã cai quản, nguồn dầu khí ở những hòn đảo đã chiếm giữ ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam đang khai thác từ thập kỷ 80 đến nay đã được hoàn tất nhờ những chiếc tàu hộ tống hải quân như vậy đấy. 
Nguồn dầu khí ở những hòn đảo đã chiếm giữ trên Biển Nam Trung Hoa ùn ùn chở về đất liền, khiến cho Việt Nam trước thập kỷ 80 vẫn còn là một nước thuần nhập khẩu dầu mỏ khí đốt nhảy vọt trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ khí đốt của thế giới, hiện hàng năm Trung Quốc đều phải nhập một lượng lớn dầu mỏ khí đốt từ Việt Nam! 

Hoạt động của Hội chúng tôi tại Triển lãm “Nghĩa tình Việt – Lào”

Hoạt động của Hội chúng tôi tại Triển lãm “Nghĩa tình Việt – Lào”

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962), 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2012) và “Năm đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng TCCT QĐNDVN, Bảo tàng Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hậu cần (TCHC) tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề: “Nghĩa tình Việt – Lào” tại Bảo tàng LSQSVN (28A Điện Biên Phủ - Ba Đình) từ ngày 15/8 đến 15/9/2012.

Nhân dịp này, Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã trưng bày, giới thiệu một số hoạt động của Hội tại Triển lãm.

P1140345.JPG
Ảnh: Giới thiệu Tạp chí Hợp tác và Phát triển của Hội Vilacaed

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào đến khách tham quan trong nước và quốc tế.

Nội dung ảnh Triển lãm gồm 3 phần: 

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Sáng kiến Hạ Lưu Mekong 2020 và một học viện Mekong trên đất Lào


Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và VN 2020 Mekong Group
  
“Như một phần của ‘Sáng Kiến Cam Kết An Ninh Á Châu Thái Bình Dương’, chúng ta tiến tới “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020”. Như tên gọi, đó là viễn-kiến-nhiều-năm để Hoa Kỳ có thể trợ giúp mỗi đối tác cũng như toàn thể nhằm xây dựng một lưu vực trù phú.” Hillary Clinton
“Chúng tôi nghĩ rằng Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 có tiềm năng rất lớn, nhưng chỉ có thể thành công nếu mọi thành viên đều hết lòng tham gia, bởi vì chúng tôi cần ý kiến của các bạn, cần những cuộc đối thoại rất xây dựng và thẳng thắn với chúng tôi”. 
Hillary Clinton
 *
Đây là bài viết thứ hai tiếp theo bài “Lưu Vực Sông Mekong, Địa Bàn Thách Đố của Hoa Kỳ”. Bài thứ nhất được phổ biến cách đây 4 tháng [04/11/2012], nay lại có thêm sự kiện mới khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đưa ra một chương trình mở rộng với tiêu đề “Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020” [07/13/2012] với Miến Điện là thành viên mới thứ năm. LMI 2020 (Lower Mekong Initiative 2020) đánh dấu sự cam kết lâu dài của Hoa Kỳ với vùng Hạ Lưu Mekong. [3]
Trong bài viết cập nhật này, tác giả – cũng là người từng quan tâm theo dõi trong nhiều năm về những bước phát triển và suy thoái của con Sông Mekong — sẽ điểm qua các bước hiện thực và triển khai Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong 2020 cùng với những đề xuất – như một đáp ứng góp ý theo yêu cầu của Ngoại Trưởng Hillary Clinton.

KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TAY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?

KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TAY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?

Nguyễn Thanh Hà.
Mấy hôm nay, là một thành viên của cư dân mạng, đúng ra là một người chăm nắm bắt thông tin kể cả báo lề phải lẫn thông tin trên mạng xã hội, tôi rất bức xúc khi biết "người ta" đang xúc tiến việc "xẻ thịt" Hồ Tây ở Hà Nội để xây dựng cái gọi là đường sắt nào đó. Dường như, nếu không ngăn chặn kịp thời thì, tôi đề nghị những người này nên cho san ủi Đền Hùng, thậm chí san ủi cả Lăng Bác Hồ để làm một cái gì đó theo ý của họ.

 Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn tắc giao thông

Có khoảng 300 chiếc cọc như thế này đóng xuống lòng Hồ Tây ???

Làm thế nào để rửa 100 triệu đô-la?


Có lẽ ta tìm được câu trả lời từ một bản phúc trình mới đây do Tổng cục Kế toán Mỹ (GAO), một cơ quan điều tra của Quốc hội Mỹ, đưa ra hồi đầu tháng 12/1998. Theo đó, hệ thống dịch vụ quản lý tài sản tư nhân của ngân hàng Citibank (có trụ sở chính ở New York City, Mỹ, và là một trong 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới) đã tạo ra một con đường lắt léo, ngoằn ngoèo, và u u minh minh đến nỗi bất cứ ai truy lùng dấu vết tài sản của các thân chủ của ngân hàng cũng đành bó tay chịu. Sau tám tháng điều tra, GAO đã kết luận rằng Citibank đã giúp Raúl Salinas de Gortari xây dựng “một hệ thống quản lý tiền che dấu nguồn gốc, nơi đến, và người thụ hưởng của những nguồn quỹ có liên quan”, tức là giúp hắn chuyển tài sản của mình từ những tài khoản ở Mexico đến những công ty trá hình không thể truy tông tích ở Quần đảo Cayman.
Salinas, em trai của cựu tổng thống Mexico đã bị phế truất Carlos Salinas,đã bị tống giam tại Mexico từ năm 1995 về các tội danh mưu sát và làm giàu bất chính. Hắn đã phủ nhận tất cả mọi tội danh, và vụ án này vẫn chưa kết thúc ở Mexico City. Hồi tháng 10/1998, chính phủ Thụy Sĩ đã tịch biên tài sản của hắn trị giá 114 triệu đô-la, cáo buộc hắn tội kiếm tiền bằng cách bảo kê cho những cartel ma túy. Nhưng Thụy Sĩ đã nhường quyền truy tố Salinas cho Mexico.
Bằng một giọng văn thẳng thắn và không rườm rà thật khác thường, bản phúc trình của GAO nặng lời chỉ trích Citibank không những về việc ngân hàng này không tìm hiểu nguồn gốc tài sản của Salinas, mà còn về việc Amy Elliot, một chuyên viên về quản lý tài sản tư nhân của ngân hàng này, đã “vẽ đường cho hươu chạy”, giúp hắn tạo ra một hệ thống rối rắm gồm những công ty ma và những lần chuyển tiền bằng điện tín khắp thế giới có thể che dấu danh tánh của hắn với tư cách là chủ nhân của những tài khoản đó.

Trong thân phận kẻ khác có thân phận chính ta

Trong thân phận kẻ khác có thân phận chính ta

Vương Trí Nhàn
            Một cách nhìn nhận  về người nước ngoài --
                  trường hợp  truyện ngắn Người đm của Thạch Lam
     
      Không phải chỉ có ân cần niềm nở mến khách. Thái độ của người dân mình với người nước ngoài đến làm việc và du lịch được báo chí miêu tả gần đây cho thấy một thực tế khác. Trong cơn khủng hoảng xã hội, nhiều người  Việt đang tìm cách đổ vạ cho bất cứ người nào chúng ta ngẫu nhiên gặp trên bước đường kiếm sống của mình. Đám khách phương xa vô tội kia tự nhiên trở thành đối tượng để người dân ở các đô thị xoay sở kiếm chác kể cả chặt chém lừa lọc, thậm chí có cả cướp giật.
     Tại sao lại có tình trạng ấy?  Hàng ngày người mình đối xử với nhau đã không ra gì. Cái đó có. Nhưng đằng sau đó còn cái quan niệm hẹp hòi của mình về người nước ngoài, đại khái cho rằng họ là hậu duệ  của  những kẻ  đến đây theo chân quân xâm lược. Và điều quan trọng là họ thì quá sướng trong khi chúng ta quá khổ, thành thử trong nỗi đau khổ của chúng ta, họ có lỗi.

Hai bài viết về văn học Pháp

Hai bài viết về văn học Pháp

 
                     MỘT NGUỒN ÁNH SÁNG KHÁC
(Vài kỷ niệm về ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp, văn hoá Pháp với những người cầm bút ở Hà Nội từ sau 1945)
I
Nhân nói chuyện gì đó có liên quan đến với đời sống văn nghệ ở Việt Bắc mấy năm 1946-1954, có lần tôi đã buột miệng nêu ra một nhận xét với nhà thơ Huy Cận:
- Có thể nói chính các anh đã đi kháng chiến chống Pháp bằng cái tinh thần rút ra từ văn hoá Pháp.
Tác giả Lửa thiêng nhìn tôi tỏ ý ngạc nhiên. Thế hệ các ông là thế hệ đã được đào tạo từ nhà trường Pháp và sau đó bằng những cách khác nhau, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám; rồi khi thực dân Pháp muốn cướp lại thành quả của cuộc cách mạng ấy thì lại sẵn sàng lên đường kháng chiến. Nghĩa là với các ông, quá trình trưởng thành, theo một nghĩa nào đó, cũng là quá trình từ bỏ cái ảnh hưởng đã hấp thụ được trên ghế nhà trường.
 Sau chuyến thăm nước Pháp, năm 1946, Xuân Diệu đã nhận xét một cách liều lĩnh "văn hoá Pháp đã hết cái thời của nó" và cho rằng "văn hoá Việt Nam sẽ không đi theo nấm mồ văn hoá Pháp" (tạp chí Tiên Phong, cơ quan của Hội Văn hóa cứu quốc, số ra 19-8-1946).

TẢN MẠN VỀ NIỀM TIN

TẢN MẠN VỀ NIỀM TIN

Văn Công Hùng
Lớn hơn, đã có sự lệch chuẩn niềm tin trong xã hội hiện nay. Có thời, cả một thế hệ cùng chung niềm tin, chung lý tưởng. Những hình tượng nhân vật điển hình trở thành những tấm gương chung. Có những quyển sách gối đầu giường, có những bài hát phát đi phát lại hàng vạn người yêu cầu nghe lại, có những lời nói chục triệu người nghe. Bây giờ, có cảm giác những nền tảng kết dính đã vỡ, người ta co về cá nhân. Niềm tin bây giờ trở thành món đồ xa xỉ....
----------------------

            Sau sự kiện thi tốt nghiệp ở  trường Đồi Ngô năm nay, người ta bắt đầu thể hiện một sự đổ vỡ niềm tin ghê gớm vào nền giáo dục nước ta. Thật ra thì cái sự đổ vỡ niềm tin này đã có từ trước đó, rất lâu rồi. Nhưng trớ trêu là, đến lần này khi cái đề thi văn ra về nói dối thì chính cái thực trạng thi cử nó lại bày ra một sự thật bẽ bàng ghê gớm về… nói dối.
       

           Trước hết phải khẳng định, bản thân cái đề ấy là rất hay, nhưng nó cũng bắt học sinh muốn viết được thì phải… nói dối. Một nền giáo dục chạy theo thành tích, học để lấy điểm. Một xã hội coi bằng cấp là thước đo bất chấp bằng cấp ấy như thế nào, từ nguồn nào, nên nạn học giả bằng thật như nấm sau mưa. Ngay các em học sinh, học để lấy điểm nên phải bằng mọi cách để có điểm cao, bất chấp nó có đúng thực lực của mình hay không. Vậy nên học thêm dạy thêm tràn lan, vậy nên thi cử tràn lan phao dù, vậy nên học mà không học, học chỉ chép để có điểm không cần biết mình học gì, chép gì… và vậy nên đã thi tốt nghiệp là đỗ gần như trăm phần trăm, chắc chỉ học trò nào chọn phòng thi để… ngủ hoặc nổi hứng viết bậy vào giấy thi mới bị rớt… Vậy muốn làm được bài thi này rõ ràng là phải triển khai theo mạch… nói dối.

LẨN THẨN NGHĨ VỀ VĂN VÀ BÁO

LẨN THẨN NGHĨ VỀ VĂN VÀ BÁO 

Văn Công Hùng
Mình đang dự một cái hội nghị giao ban báo chí khu vực ở Quy Nhơn. Có báo hình báo viết  và báo Văn Nghệ- hihi văn nghệ là báo viết rồi nhưng nó có đặc thù riêng nên mình mần một chữ Và cho nó dễ hình dung. Mình nhé, lúc cần là nhà thơ thì họ bảo mình là nà báo, còn lúc cần nhà báo thì mình lại thành nhà thơ, huhu, như con... tắc kè ấy. Thôi kệ nó, miễn là nó nuôi lẫn nhau...


            Có nhiều người nói rằng văn với báo, đặc biệt là thơ với báo thường kỵ nhau. Họ cho rằng, báo thì nói trực diện, nói trực tiếp ngay vào vấn đề, còn văn thì vòng vo tam quốc, ẩn dụ biểu tượng vân.vân... Nhưng thưa rằng, những bài báo hay được lưu truyền trong nước và trên thế giới, đều là những bài báo có chất văn rất rõ. Kể cả những bài nghị luận chính trị, những xã luận mang tính chiến đấu cao, thì nếu nó được diễn đạt bằng một hành văn trong sáng, một tư duy liên tưởng so sánh hợp lý, một hệ ngôn ngữ mang tính biểu đạt cao... thì sự hấp dẫn, khả năng thuyết phục, đi vào lòng người sẽ lớn hơn, dễ hơn.

Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc?

Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc?

Đây là câu hỏi mà tờ Thời báo phố Wall (WSJ) đặt ra đối với sự khôn ngoan của Trung Quốc khi mua lại các công ty phương Tây đang suy yếu.
Học thuyết "sự điên rồ tăng dần" (greater-fool theory) trong đầu tư là chỉ một người mua một tài sản nào đó với bất kì giá nào mà không quan tâm liệu cái giá đó có mối quan hệ hợp lý với giá trị cơ bản hay không và hy vọng rằng có thể bán nó với giá cao hơn. Phương pháp này khá nguy hiểm và nhiều người đã bị mất rất nhiều tiền khi họ phát hiện ra mình là một kẻ ngốc ở cuối chuỗi mua bán đó.

Các vụ mua bán gần đây của Trung Quốc
Gần đây, một công ty Trung Quốc tuyên bố sẽ trả 450 triệu USD để mua 80% cổ phần của một hãng sản xuất pin/acquy đang gặp nhiều khó khăn. A123 Systems, công ty chuyên sản xuất acquy công nghệ cao cho xe điện, đã nhận gần nửa tỷ USD tài trợ từ chính phủ Mỹ trong những năm gần đây nhưng vẫn không thể thoát khỏi khó khăn.
Và giờ tập đoàn Wanxiang Group, một trong những nhà sản xuất thiết bị ô tô lớn nhất Trung Quốc về cơ bản sẽ “giải thoát” gánh nặng này cho chính phủ Mỹ (hay những người nộp thuế Mỹ) bằng cách cung cấp tài chính cho công ty này.

WSJ: Trung Quốc, gã khổng lồ ngu ngốc?
Nhà máy sản xuất acquy của hãng A123 Systems

Trước đó, Tập đoàn Dầu khí hải dương, thuộc sở hữu của nhà nước, Cnooc cũng tuyên bố sẽ trả 15,1 tỷ USD tiền mặt để mua lại 60% cổ phần của công ty dầu và khí đốt Nexen của Canada, hiện đang bị “chao đảo” vì cuộc khủng hoảng lãnh đạo và các vấn đề công nghệ tại một trong những dự án cát chứa dầu.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Mười thương

Mười thương
Một thương đôi má của nàng,
Xoa toàn mỹ phẩm, anh tàn tháng lương.
Hai thương giọng ngọt như đường,
Nàng xin một tiếng, vua nhường mất ngôi.
Ba thương đo đỏ đôi môi,
Anh không hôn được, sợ trôi son nàng.
Bốn thương mười ngón thiên đàng,
Móng nàng lạ lắm : lúc vàng, lúc xanh.

Rủi ro không nằm ở các con số báo cáo

 
TS. Phạm Thế Anh (*)

(TBKTSG) - LTS: Cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Theo chiến lược này, Việt Nam sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Để những mục tiêu này được khả thi, việc quản trị rủi ro về nợ công phải được chú ý đúng mức.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc hội, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ công/GDP của Việt Nam ước vào khoảng 54,6%, có giảm đôi chút so với năm 2010 chủ yếu do lạm phát cao của năm 2011 làm tăng giá trị hiện hành của GDP chứ không phải do vay nợ của Việt Nam giảm. Trong đó, nợ công nước ngoài vào khoảng 31,1% GDP. Các con số này hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

VN cần xây dựng chỉ báo kinh tế sớm


TT - Ngày 15-8, tại buổi tọa đàm về xây dựng hệ thống chỉ số kinh tế phục vụ công tác thẩm tra, giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, TS Vũ Thành Tự Anh (chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cho biết khó hiểu khi các điều kiện kinh tế đi xuống nhưng GDP quý 2-2012 vẫn cao hơn quý 1. 

VN cũng là nước chốt chỉ số GDP khi chưa hết kỳ tính toán của năm và... không tính lại. Ông Tự Anh cho rằng thời gian qua, những biến động kinh tế cho thấy VN cần có những chỉ số cảnh báo sớm để có giải pháp kịp thời.

Ông Sanjay Kalra, đại diện thường trú IMF tại VN, cũng cho rằng VN nên có bộ chỉ báo kinh tế sớm, cập nhật như chi ngân sách, chi ngoài ngân sách, thu thuế, lượng doanh nghiệp thành lập mới... để xác định được chu kỳ hay nền kinh tế đang đi lên hay xuống.

Hãy làm như Tây Ninh, Long An!


văn nguyễn 
Thông tin UBND các tỉnh Tây Ninh và Long An quyết định xóa sổ những khu, cụm công nghiệp quy hoạch treo để trả lại đất cho nông dân sản xuất đang khiến bà con ở những địa phương này vui tưng bừng.
Chả vui sao được khi hàng nghìn ha đất trồng lúa đã gắn bó với họ biết bao đời nay, một thời gian dài liên tục bị dọa thu hồi, nay bỗng được canh tác trở lại.


Ảnh minh họa
Theo đó, 10 khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Tây Ninh với diện tích gần 1.150 ha quy hoạch treo đã được “giải phóng”. Đây là những khu, cụm công nghiệp được tỉnh này quy hoạch trong gần 10 năm, điều kiện hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, sức hút đầu tư hạn chế. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan chức năng thông báo rộng rãi cho dân được biết để họ an tâm sản xuất. Và theo kế hoạch, nhiều cụm công nghiệp nữa sẽ được xóa nếu không hiệu quả để đảm bảo quyền lợi cho dân.
Cùng đà đó, UBND tỉnh Long An cũng vừa thu hồi, hủy bỏ 3 dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa.

Yên tâm bám biển

Ông Nguyễn Ngọc Oai- Cục trưởng Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 

Kiên Cường
Ông Nguyễn Ngọc Oai
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Ngọc Oai - Cục trưởng Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết Chính phủ đã và đang nỗ lực hết mình hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu, yên tâm bám biển.

Chính phủ đang khuyến khích ngư dân bám biển, làm giàu từ biển tuy nhiên để có thể ra khơi xa đánh bắt cá, ngư dân ở các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, vậy chúng ta có những chính sách gì để giúp ngư dân ra khơi, thưa ông?
Để từng bước tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động khai thác hải sản, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách thiết thực và hiệu quả hỗ trợ ngư dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại các địa phương có thể thấy phần lớn tàu cá ở nước ta đều là tàu loại nhỏ, vỏ gỗ, công suất dưới 90 CV và được đóng theo kinh nghiệm dân gian, trang thiết bị còn thiếu và kém chất lượng. Nhưng hầu hết những tàu này đều hoạt động vượt quá những điều kiện về an toàn cho phép nên nhiều vụ tai nạn tàu cá xảy ra do bị hỏng máy, vỡ, nứt vỏ tàu, gãy chân vịt… gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân.

Kẻ nào đang rắp tâm phá long mạch Hồ Tây?



Khách thập phương đổ về Phủ Tây Hồ – Hà Nội lễ bái vào dịp đầu năm và các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng: ------->


Dạo này bận qúa nên cũng ít thời gian vào mạng. Hôm nay tình cờ ghé thăm, ngoài Biển Đông dậy sóng. Thấy cả Hồ Tây cũng như nổi phong ba, khi nhận được dòng tin dữ “Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì” trước ngày 12/8…”.
Trước đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” (Báo Dân trí - http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm


Suy thoái kép - Cụm từ không thể sử dụng tùy tiện

Tiếp tục chủ đề về suy thoái kép:
 
TS Phan Minh Ngọc: 

Suy thoái kép - Cụm từ không thể sử dụng tùy tiện 

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=255426

Gần đây, cụm từ “suy thoái kép” hay được nhắc đến bởi một số chuyên gia và quan chức như một lời cảnh báo cho một thảm họa kinh tế có khả năng xảy đến với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều đáng nói là hầu như không có cơ sở nào cho cách gán ghép cụm từ này vào tình hình hiện tại và trong thời gian tới ở Việt Nam. Bản thân các chuyên gia và quan chức cũng có những cách hiểu và diễn giải khác nhau và khác xa với cách hiểu theo thông lệ quốc tế, làm cho “suy thoái kép” trở thành sản phẩm made in Vietnam.
Dù chưa có một ai giải thích tường tận nguồn gốc của sự xuất hiện cụm từ trên ở Việt Nam trong thời gian qua, nhưng qua bối cảnh của các phát biểu và nhận định, có thể suy đoán rằng nó được ra đời trong hoàn cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuống mức âm liên tục trong 2 tháng vừa qua, còn GDP thì cũng tăng trưởng chậm lại trong 2 quý liền (quý I và II).
Nếu đúng như vậy thì cách dùng cụm từ trên rất tùy tiện, cũng giống như việc dùng lẫn lộn cụm từ “thiểu phát” và “giảm phát” vốn đang cực kỳ phổ biến hiện nay. Dường như với họ, nếu tăng trưởng GDP suy giảm thì cần được gọi đó là suy thoái, bất chấp thực tế rằng tuy tốc độ tăng trưởng GDP có giảm nhưng vẫn là dương, và còn ở mức không hề “tệ” nếu so với tình hình chung của cả nền kinh tế thế giới (ít nhất là trên mức trung bình của thế giới).

Luật Bảo hiểm xã hội: Hưu trí


 
Mục 4: Chế độ hưu trí



Mục lục

Điều 49. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Chế độ hưu trí đối với người tham Bảo hiểm xã hội

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=con&cid=367&t=1

Chế độ hưu trí đối với người tham Bảo hiểm xã hội

I. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH, cụ thể các điểm của khoản 1 như sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II. Điều kiện hưởng lương hưu:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội là 24% mức tiền lương

Lưu để nhớ, thực hiện:

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội là 24% mức tiền lương

Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 7% BHXH.

Từ ngày 1/1/2012, người lao động tham gia đóng 7% mức bảo hiểm xã hội (ảnh minh họa).
Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:

Người lao động đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH (hiện nay là 6%); người sử dụng lao động đóng bằng 17% (hiện nay là 16%).

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

 
 I.  ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG :
        Người tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi với nam và đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ và không thuộc điện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
II. MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN :
        Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội  tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
       Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:
            - Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16 %;
            - Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18 %;
            - Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20 %;
            - Từ tháng 1 năm 2014 trở đi bằng 22 %.
        Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:
         Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000(đồng/tháng)
         Trong đó:
                   Lmin: là mức lương tối thiểu chung.
       m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)

HÀ NỘI


HÀ NỘI
 
Thái Bá Tân

Tôi là người Hà Nội.
Tôi yêu thành phố này,
Cả cái hay, cái dở,
Như vốn có xưa nay.

Thú thật, tôi thấy ngượng
Mỗi lần nghe báo đài
Gán cho nó đủ loại
Các mỹ từ rất dài.

Nào “nghìn năm văn hiến”,
Nào “thành phố hòa bình”,
Nào “tấm gương cả nước”,
Nào “lịch sự, văn minh”…

Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức'

 
Quỹ lương hưu Việt Nam có nguy cơ cạn kiệt vào năm 2029 nếu chính phủ thiếu cải cách về cơ chế, theo đánh giá của một chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế.
Ông Carlos Galian, chuyên gia bảo trợ xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đã ra cảnh báo sau khi có bản công bố kết quả nghiên cứu của ILO về quỹ hưu ở nước này vào đầu tháng Tám.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029 nếu những cải cách về cơ chế không sớm được chính phủ Việt Nam đưa ra.
Trả lời phỏng vấn BBC, ông Carlos Galian cho biết có ba nguyên nhân chính cho vấn đề này là hệ thống lương hưu quá 'ưu đãi', tuổi thọ trung bình cao và tuổi nghỉ hưu thấp.

'Ưu đãi quan chức'

Theo báo cáo của ILO, lương hưu của các quan chức Việt Nam bằng tới 85% - 95% mức lương chính.
 Ông Galian nhận xét: "Hệ thống lương hưu hiện tại quá 'ưu đãi', nhất là đối với các quan chức. Galian nói thêm: "Thực tế rằng mức lương trung bình được tính bằng cách chỉ sử dụng những chỉ số lương của quan chức trong vài năm gần nhất khiến mức lương chuẩn của quan chức tăng cao, kéo theo lương hưu tăng. "Thêm vào đó, việc sử dụng mức lương tối thiểu để điều chỉnh mức lương trong quá khứ của quan chức cũng đẩy mức lương hưu lên cao. "Kết lại, mức bổng lộc của quan chức hiện nay là quá cao so với lao động ở khu vực tư doanh, điều này cũng có thể đã dẫn đến độ tin cậy của hệ thống bảo trợ xã hội bị suy giảm."