Mỹ sẽ bế tắc khi tứ bề thọ địch ?
Graham Young • Ông Mearsheimer khẳng định rằng các yếu tố quyết định “kẻ thắng - người thua” trong chiến tranh, đặc biệt là các cuộc chiến tiêu hao sinh lực như ở Ukraine, là yếu tố nhân lực và năng lực sản xuất.Một máy bay trực thăng AH-1Z Viper của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cất cánh trong cuộc tập trận phòng không trên tàu đổ bộ USS Green Bay (LPD 20) ở Thái Bình Dương, ngày 17/9/2023. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ/Cpl. Christopher Lape)
1. Liệu Mỹ có thể giải quyết xung đột trên cả 3 mặt trận?
Theo nhà khoa học chính trị nổi tiếng của Mỹ John Mearsheimer, Mỹ phải chuyển hướng phòng thủ từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc, đối thủ chiến lược số một của quốc gia này. Tuy nhiên, Washington sẽ gặp khó khăn khi thực hiện điều đó bởi Bắc Kinh còn dính líu đến Ukraine và Trung Đông.
Ông Mearsheimer đã có bài phát biểu tại Brisbane (Úc) với tư cách khách mời của Trung tâm Nghiên cứu Độc lập. Ông thuộc trường phái quan hệ quốc tế “thực tế”, có nghĩa là ông cho rằng các cường quốc nên và chỉ hành động vì lợi ích của mình.
Đáng tiếc là Thủ tướng Úc Anthony Albanese không thể nghe bài phát biểu của ông, vì lúc đó ông Albanese đang trên đường tới Washington để thúc đẩy Hiệp ước an ninh 3 bên AUKUS.
Chính phủ Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số quốc gia châu Á nhỏ hơn khác, trong đó quan trọng nhất là Đài Loan, đã ủng hộ quan điểm của ông Mearsheimer rằng “Hoa Kỳ phải xoay trục”.
Ông Mearsheimer ghi nhận ba siêu cường: Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ông đã trích dẫn sự yếu kém chính trị của Nga sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, cũng như sự nghèo đói của người Trung Quốc, đã tạo ra một giai đoạn đơn cực trong khoảng 30 năm - giai đoạn mà Mỹ thống trị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hồi sinh nước Nga, trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung quyền lực vào một quốc gia rộng lớn có thu nhập trung bình và giờ đây, quốc gia này có thể phô diễn sức mạnh của mình.
Ngày nay, Hoa Kỳ đang vướng vào một cuộc chiến ở Ukraine và gần như chắc chắn là một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông. Trong cuộc xung đột ba bên, Mỹ đã đối kháng với cường quốc xoay chiều là Nga, và hiện Mỹ đang ở trong tình thế “hai chọi một”.
Tốt nghiệp Học viện West Point (hay còn gọi là Học viện Quân sự Hoa Kỳ), ông Mearsheimer khẳng định yếu tố quyết định “kẻ thắng - người thua” trong chiến tranh, đặc biệt là những cuộc chiến tranh tiêu hao như ở Ukraine, là yếu tố nhân lực và năng lực sản xuất.
Trên cơ sở này, ông suy luận rằng Ukraine sẽ thua, điều đó có nghĩa là người Nga sẽ chiếm thêm 20% lãnh thổ đất nước ngoài 20% mà nước này đã có, và đây sẽ vẫn là một cuộc chiến tranh chưa được giải quyết, tương tự như Chiến tranh Triều Tiên - một sự bế tắc không có hiệp ước hòa bình và mối đe dọa thù địch mới luôn hiện hữu.
Một bé gái cầm cờ Ukraine chạy trước một trung tâm văn hóa bị phá hủy trong lễ tốt nghiệp của sinh viên nghệ thuật ở thị trấn Derhachi, vùng Kharkiv, miền đông Ukraine. (Ảnh: Sergey Bobok/Contributor/AFP/Getty Images)
Ông cho rằng giống như Mỹ vẫn còn 70.000 quân ở Hàn Quốc, nước này sẽ cần phải duy trì một lượng lớn binh lính ở Ukraine trong nhiều thập kỷ.
Ông cũng nhìn thấy một tương lai ảm đạm đối với nhà nước Israel.
Thách thức đối với cả Ukraine và Israel là đối thủ của họ có dân số đông hơn. Ukraine có 36,7 triệu người, trong khi Nga có 144 triệu người - lợi thế 4 chọi 1. Quy ra đồng USD, quy mô nền kinh tế Ukraine là 173 tỷ USD và của Nga là 1,862 nghìn tỷ USD (mặc dù để so sánh với Nga, quy mô nền kinh tế Úc là 1,688 nghìn tỷ USD).
Quy mô nền kinh tế của Israel lớn hơn gấp 4 lần so với quy mô của nền kinh tế của Ukraine. Nhưng ở một khu vực mà ông Mearsheimer gọi là “Israel vĩ đại” gồm: Israel, Gaza và Bờ Tây, người Do Thái đại diện cho khoảng 7,2 triệu người và người Ả Rập cũng khoảng 7,2 triệu.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu không có viện trợ quân sự từ bên ngoài, bao gồm cả việc cung cấp trang thiết bị, vị thế của các đồng minh của Mỹ sẽ bị lung lay.
Điều này có nghĩa là khi Hoa Kỳ cố gắng xoay trục, nước này sẽ hoạt động trên ba mặt trận, chưa kể còn một mặt trận nóng bỏng trong nước là nền kinh tế bên bờ suy thoái và nguy cơ bị khủng bố.
2. Sự suy giảm năng lực sản xuất
Tôi nghĩ mọi thứ còn tồi tệ hơn những phân tích mà ông Mearsheimer nêu ra, bởi vì phương Tây đang ở trong tình thế khó khăn về mặt sản xuất.
Trong hơn 20 năm qua, Úc đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc. Điều này đã biến Trung Quốc thành một cường quốc, vỗ béo bảng cân đối kế toán của các công ty khai thác Úc, đồng thời lấp đầy kệ hàng điện tử của các hộ gia đình.
Mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, điều đó cũng làm suy giảm năng lực sản xuất của Úc cũng như tập trung sản xuất một số yếu tố chiến lược ở Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm với 84% sản lượng trên thế giới và chúng được sử dụng cho thế hệ vũ khí công nghệ cao mới nhất.
Năng lực sản xuất quân sự của Hoa Kỳ cũng sụt giảm đến mức không rõ liệu Úc có thể mua tàu ngầm hạt nhân AUKUS từ Hoa Kỳ hay không, vì họ có thể không đáp ứng được nhu cầu tiếp tế cho các con tàu của mình chứ chưa nói đến việc cung cấp tàu ngầm cho các bên khác.
Cùng thời điểm suy giảm của ngành sản xuất, Úc cũng đang làm tê liệt tính hiệu quả về mặt chi phí của những gì Úc đang sản xuất bằng cách cố gắng điều hành một nền kinh tế hiện đại dựa trên cối xay gió và tấm pin mặt trời.
Trung Quốc đang tăng cường tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện cùng lúc với việc đặt cược vào năng lượng hạt nhân. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng điện của nước này.
Năng suất lao động của Trung Quốc cũng cao đến mức quân đội nước này đang nhanh chóng vượt qua quân đội Hoa Kỳ về quy mô.
Năm 2005, hải quân Trung Quốc chỉ có hơn 200 tàu chiến chính, còn Mỹ có chưa tới 300 chiếc. Chưa đầy 20 năm sau, Mỹ có 294 chiếc, trong khi Trung Quốc có 351 chiếc.
Đồng thời, phương Tây đã gây khó khăn hơn cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch trong nước, đẩy giá cả lên cao và làm tăng sự phụ thuộc của phương Tây vào Ả Rập ở Trung Đông (theo quan điểm của cuộc chiến tranh Trung Đông hiện nay là một sự chuyển giao quyền lực tiềm tàng cho kẻ thù của Israel), cũng như các nhà cung cấp không được ưa chuộng như Venezuela.
Ông cho rằng giống như Mỹ vẫn còn 70.000 quân ở Hàn Quốc, nước này sẽ cần phải duy trì một lượng lớn binh lính ở Ukraine trong nhiều thập kỷ.
Ông cũng nhìn thấy một tương lai ảm đạm đối với nhà nước Israel.
Thách thức đối với cả Ukraine và Israel là đối thủ của họ có dân số đông hơn. Ukraine có 36,7 triệu người, trong khi Nga có 144 triệu người - lợi thế 4 chọi 1. Quy ra đồng USD, quy mô nền kinh tế Ukraine là 173 tỷ USD và của Nga là 1,862 nghìn tỷ USD (mặc dù để so sánh với Nga, quy mô nền kinh tế Úc là 1,688 nghìn tỷ USD).
Quy mô nền kinh tế của Israel lớn hơn gấp 4 lần so với quy mô của nền kinh tế của Ukraine. Nhưng ở một khu vực mà ông Mearsheimer gọi là “Israel vĩ đại” gồm: Israel, Gaza và Bờ Tây, người Do Thái đại diện cho khoảng 7,2 triệu người và người Ả Rập cũng khoảng 7,2 triệu.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu không có viện trợ quân sự từ bên ngoài, bao gồm cả việc cung cấp trang thiết bị, vị thế của các đồng minh của Mỹ sẽ bị lung lay.
Điều này có nghĩa là khi Hoa Kỳ cố gắng xoay trục, nước này sẽ hoạt động trên ba mặt trận, chưa kể còn một mặt trận nóng bỏng trong nước là nền kinh tế bên bờ suy thoái và nguy cơ bị khủng bố.
2. Sự suy giảm năng lực sản xuất
Tôi nghĩ mọi thứ còn tồi tệ hơn những phân tích mà ông Mearsheimer nêu ra, bởi vì phương Tây đang ở trong tình thế khó khăn về mặt sản xuất.
Trong hơn 20 năm qua, Úc đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc. Điều này đã biến Trung Quốc thành một cường quốc, vỗ béo bảng cân đối kế toán của các công ty khai thác Úc, đồng thời lấp đầy kệ hàng điện tử của các hộ gia đình.
Mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, điều đó cũng làm suy giảm năng lực sản xuất của Úc cũng như tập trung sản xuất một số yếu tố chiến lược ở Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm với 84% sản lượng trên thế giới và chúng được sử dụng cho thế hệ vũ khí công nghệ cao mới nhất.
Năng lực sản xuất quân sự của Hoa Kỳ cũng sụt giảm đến mức không rõ liệu Úc có thể mua tàu ngầm hạt nhân AUKUS từ Hoa Kỳ hay không, vì họ có thể không đáp ứng được nhu cầu tiếp tế cho các con tàu của mình chứ chưa nói đến việc cung cấp tàu ngầm cho các bên khác.
Cùng thời điểm suy giảm của ngành sản xuất, Úc cũng đang làm tê liệt tính hiệu quả về mặt chi phí của những gì Úc đang sản xuất bằng cách cố gắng điều hành một nền kinh tế hiện đại dựa trên cối xay gió và tấm pin mặt trời.
Trung Quốc đang tăng cường tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện cùng lúc với việc đặt cược vào năng lượng hạt nhân. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng điện của nước này.
Năng suất lao động của Trung Quốc cũng cao đến mức quân đội nước này đang nhanh chóng vượt qua quân đội Hoa Kỳ về quy mô.
Năm 2005, hải quân Trung Quốc chỉ có hơn 200 tàu chiến chính, còn Mỹ có chưa tới 300 chiếc. Chưa đầy 20 năm sau, Mỹ có 294 chiếc, trong khi Trung Quốc có 351 chiếc.
Đồng thời, phương Tây đã gây khó khăn hơn cho việc khai thác nhiên liệu hóa thạch trong nước, đẩy giá cả lên cao và làm tăng sự phụ thuộc của phương Tây vào Ả Rập ở Trung Đông (theo quan điểm của cuộc chiến tranh Trung Đông hiện nay là một sự chuyển giao quyền lực tiềm tàng cho kẻ thù của Israel), cũng như các nhà cung cấp không được ưa chuộng như Venezuela.
3. Khả năng xảy ra chiến tranh Đài Loan thì sao?
Ông Mearsheimer tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan với lý do gặp khó khăn khi tấn công trên biển.
Tôi không đồng ý với quan điểm này.
Ông Tập đã tuyên bố rõ ràng rằng ông mong muốn có thể thống nhất Đài Loan với Trung Quốc vào năm 2027.
Tại sao không tin lời ông ấy? Ông ấy sẽ thực hiện hoặc ít nhất là cố gắng thực hiện hầu hết những gì ông ấy nói.
Và tại sao ông Tập lại phải cố gắng tấn công Đài Loan? Đến năm 2027, ông sẽ có lực lượng hải quân lớn hơn nhiều so với Mỹ.
Tàu khu trục Yulgok Yi I của Hải quân Hàn Quốc (phải) Tàu sân bay USS Nimitz (C) của Hải quân Hoa Kỳ và Umigiri của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đi theo đội hình trong cuộc tập trận hải quân chung ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Jeju phía nam của Hàn Quốc tại một địa điểm không được tiết lộ, ngày 4/4/2023. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc/Getty Images)
Trong khi Hải quân Mỹ sẽ hoạt động từ các bến cảng cách nửa vòng trái đất thì Hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động gần các cảng ở quê nhà.
Hải quân Hoa Kỳ cũng sẽ được triển khai khắp thế giới, có cả hai nhóm tác chiến tàu sân bay vừa tới Trung Đông trong những ngày gần đây.
Tại sao không áp đặt lệnh phong tỏa và “bỏ đói” Đài Loan để khuất phục hòn đảo này?
Mặc dù có thể tự cung tự cấp lương thực nhưng nước này phải nhập khẩu 97,7% năng lượng (phần lớn từ Úc).
Một vấn đề nữa đối với Hoa Kỳ là “Hoa Kỳ hiện gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, cung cấp năng lượng cho tất cả các thuật toán của trí tuệ nhân tạo (AI) quan trọng đối với hệ thống phòng thủ và mọi thứ khác” (pdf), nguồn nước ngoài chủ yếu là Đài Loan.
Mỹ cũng đang cạn kiệt nguồn cung cấp đạn dược hiện có. Nguồn khí tài này đang cung cấp cho Ukraine và bây giờ là Israel.
Mặc dù nhu cầu của cả hai nước có thể bổ sung cho nhau ở một khía cạnh nào đó, năng lực sản xuất suy yếu của Hoa Kỳ sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp cho Ukraine, chứ chưa nói đến việc duy trì nguồn cung trên mặt trận thứ ba.
Trong khi Hải quân Mỹ sẽ hoạt động từ các bến cảng cách nửa vòng trái đất thì Hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động gần các cảng ở quê nhà.
Hải quân Hoa Kỳ cũng sẽ được triển khai khắp thế giới, có cả hai nhóm tác chiến tàu sân bay vừa tới Trung Đông trong những ngày gần đây.
Tại sao không áp đặt lệnh phong tỏa và “bỏ đói” Đài Loan để khuất phục hòn đảo này?
Mặc dù có thể tự cung tự cấp lương thực nhưng nước này phải nhập khẩu 97,7% năng lượng (phần lớn từ Úc).
Một vấn đề nữa đối với Hoa Kỳ là “Hoa Kỳ hiện gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, cung cấp năng lượng cho tất cả các thuật toán của trí tuệ nhân tạo (AI) quan trọng đối với hệ thống phòng thủ và mọi thứ khác” (pdf), nguồn nước ngoài chủ yếu là Đài Loan.
Mỹ cũng đang cạn kiệt nguồn cung cấp đạn dược hiện có. Nguồn khí tài này đang cung cấp cho Ukraine và bây giờ là Israel.
Mặc dù nhu cầu của cả hai nước có thể bổ sung cho nhau ở một khía cạnh nào đó, năng lực sản xuất suy yếu của Hoa Kỳ sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp cho Ukraine, chứ chưa nói đến việc duy trì nguồn cung trên mặt trận thứ ba.
4. Thập kỷ tự mãn
Những thập kỷ đơn cực đã “ru ngủ” cả Mỹ và Úc bằng một cảm giác an toàn sai lầm. Chúng ta đã làm cạn kiệt quân đội, đồng thời làm suy giảm năng lực quân sự của mình, và làm giàu cho một đối tác thương mại có tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược của nước Úc.
Chúng ta hiện đang chơi trò đuổi bắt (mặc dù thực tế là chính phủ mới của Úc chi tiêu cho quốc phòng thậm chí còn ít hơn chính phủ tiền nhiệm).
Chúng ta đang chuyển hoạt động sản xuất khoáng sản chiến lược về nước, đầu tư chuyển giao một phần năng lực sản xuất chip của Đài Loan sang Hoa Kỳ và đa dạng hóa hoạt động sản xuất gia công của chúng tôi ra khỏi Trung Quốc.
Một trong những biến số còn thiếu trong quan điểm của ông Mearsheimer là vai trò của Ấn Độ. Quy mô kinh tế của nước này chỉ bằng 1/5 quy mô của Trung Quốc nhưng gần đây, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc về quy mô dân số.
Cứ mười năm một lần, quy mô nền kinh tế Ấn Độ lại tăng gấp đôi. Điều này sẽ tăng tốc nếu hoạt động sản xuất và đầu tư được chuyển sang Ấn Độ.
Những thập kỷ tới hứa hẹn sẽ ít bình dị hơn những thập kỷ trước. Úc đã đặt cược an ninh lục địa của mình vào tay Hoa Kỳ.
Đã đến lúc Úc bắt đầu cắt giảm một số khoản đó bằng cách đầu tư trực tiếp vào quốc phòng của chính mình và phân bổ một phần trong số đó cho các liên minh khu vực khác.
Các thỏa thuận như AUKUS và quan hệ đối tác an ninh Five Eyes sẽ chỉ có hiệu quả với cam kết thực sự. Tham gia vào chúng thì dễ, nhưng thực hiện được chúng thì khó.
Thủ tướng Anthony Albanese cần phải ghi nhớ điều đó khi ông đến thăm cả “tòa án hoàng gia” hiện đại của Úc ở Washington và Bắc Kinh.
Tác giả Graham Young là Giám đốc điều hành của Viện Tiến bộ Úc. Ông là biên tập viên và người sáng lập www.onlineopinion.com.au, đồng thời là người thăm dò ý kiến định tính trực tuyến, sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến để đưa tin về chính trị Úc từ năm 2001. Ông Young đã viết bài cho The Australian, Australian Financial Review, và là khách mời thường xuyên của Đài ABC Brisbane. Ông là phó chủ tịch bang trước đây của Đảng Tự do Queensland.
Những thập kỷ đơn cực đã “ru ngủ” cả Mỹ và Úc bằng một cảm giác an toàn sai lầm. Chúng ta đã làm cạn kiệt quân đội, đồng thời làm suy giảm năng lực quân sự của mình, và làm giàu cho một đối tác thương mại có tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược của nước Úc.
Chúng ta hiện đang chơi trò đuổi bắt (mặc dù thực tế là chính phủ mới của Úc chi tiêu cho quốc phòng thậm chí còn ít hơn chính phủ tiền nhiệm).
Chúng ta đang chuyển hoạt động sản xuất khoáng sản chiến lược về nước, đầu tư chuyển giao một phần năng lực sản xuất chip của Đài Loan sang Hoa Kỳ và đa dạng hóa hoạt động sản xuất gia công của chúng tôi ra khỏi Trung Quốc.
Một trong những biến số còn thiếu trong quan điểm của ông Mearsheimer là vai trò của Ấn Độ. Quy mô kinh tế của nước này chỉ bằng 1/5 quy mô của Trung Quốc nhưng gần đây, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc về quy mô dân số.
Cứ mười năm một lần, quy mô nền kinh tế Ấn Độ lại tăng gấp đôi. Điều này sẽ tăng tốc nếu hoạt động sản xuất và đầu tư được chuyển sang Ấn Độ.
Những thập kỷ tới hứa hẹn sẽ ít bình dị hơn những thập kỷ trước. Úc đã đặt cược an ninh lục địa của mình vào tay Hoa Kỳ.
Đã đến lúc Úc bắt đầu cắt giảm một số khoản đó bằng cách đầu tư trực tiếp vào quốc phòng của chính mình và phân bổ một phần trong số đó cho các liên minh khu vực khác.
Các thỏa thuận như AUKUS và quan hệ đối tác an ninh Five Eyes sẽ chỉ có hiệu quả với cam kết thực sự. Tham gia vào chúng thì dễ, nhưng thực hiện được chúng thì khó.
Thủ tướng Anthony Albanese cần phải ghi nhớ điều đó khi ông đến thăm cả “tòa án hoàng gia” hiện đại của Úc ở Washington và Bắc Kinh.
Tác giả Graham Young là Giám đốc điều hành của Viện Tiến bộ Úc. Ông là biên tập viên và người sáng lập www.onlineopinion.com.au, đồng thời là người thăm dò ý kiến định tính trực tuyến, sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến để đưa tin về chính trị Úc từ năm 2001. Ông Young đã viết bài cho The Australian, Australian Financial Review, và là khách mời thường xuyên của Đài ABC Brisbane. Ông là phó chủ tịch bang trước đây của Đảng Tự do Queensland.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét