Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

Tại sao chúng ta không sợ đi tiểu đêm ?

Tại sao chúng ta không sợ đi tiểu đêm ?
Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim và não. Người lớn và người cao tuổi bị nặng nhất vì họ thường xuyên phải dậy vào ban đêm để đi tiểu. Người cao tuổi không uống nước trước khi đi ngủ vào buổi tối vì sợ làm phiền giấc ngủ. Họ cho rằng nếu uống nước sẽ phải dậy đi tiểu lại.

Những gì họ không biết là không uống nước trước khi ngủ hoặc sau khi đi tiểu đêm là nguyên nhân quan trọng gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ vào sáng sớm thường xuyên ở người lớn và người cao tuổi.

Thực tế, tiểu đêm có nghĩa là đi tiểu nhiều lần chứ không phải do rối loạn chức năng bàng quang. Điều này là do chức năng tim ở người già giảm dần theo tuổi tác, vì tim không còn khả năng hút máu từ phần dưới của cơ thể.

Trong trường hợp như vậy, ban ngày khi chúng ta ở tư thế đứng, lượng máu chảy xuống nhiều hơn. Nếu tim yếu, lượng máu về tim không đủ và tăng áp lực lên phần dưới của cơ thể. Đó là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi bị sưng phù ở phần dưới của cơ thể trong ngày. 

Khi họ nằm xuống vào ban đêm, phần dưới của cơ thể được giảm bớt áp lực và do đó rất nhiều nước sẽ được lưu trữ trong các mô. Nước này trở lại vào máu. Nếu có quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để tách nước và đẩy nó ra khỏi bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng tiểu đêm.

Vì vậy, thường mất khoảng ba hoặc bốn giờ từ khi bạn nằm xuống để ngủ và lần đầu tiên bạn đi vệ sinh. Sau đó, khi lượng nước trong máu bắt đầu tăng trở lại, sau ba giờ người ta phải đi vệ sinh lại.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là tại sao sợ tiểu đêm không uống nước lại là nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim ?

Câu trả lời là sau khi đi tiểu 2 hoặc 3 lần, có rất ít nước trong máu. Lượng nước trong cơ thể cũng bị giảm đi do hô hấp. Điều này làm cho máu trở nên đặc và dính và nhịp tim chậm lại trong khi ngủ. Do máu đặc và máu chảy chậm nên mạch máu bị hẹp dễ bị tắc...

Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.

1/ Điều đầu tiên cần nói với mọi người rằng, tiểu đêm không phải là sự cố của bàng quang mà là vấn đề của quá trình lão hóa.

2/ Một điều nữa cần nói với mọi người là bạn nên uống nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để đi tiểu đêm. Không sợ tiểu đêm. Uống nhiều nước, vì không uống nước có thể giết chết bạn.

3/ Điều thứ ba là để tăng hiệu quả hoạt động của tim, bạn nên tập thể dục nhiều hơn trong thời gian bình thường.

Cơ thể con người không phải là một cỗ máy sẽ xấu đi nếu lạm dụng nó, ngược lại, càng sử dụng nhiều, nó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. 

4/ Điểm cuối cùng, không ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đồ ăn nhiều tinh bột và đồ chiên.
------------------

Nhịn nước vì sợ tiểu đêm, dễ… đột quỵ?

(NLĐO)- Tôi nghe nói nếu uống nước vào buổi tối sẽ dễ tiểu đêm, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ nên sau này cố gắng không uống. Bạn tôi lại bảo làm vậy coi chừng đột quỵ.

Bạn đọc Trần Hoàng An (nam, 61 tuổi, quận Phú Nhuận,TP HCM), hỏi: Từ vài năm nay, có lẽ do tuổi già nên ban đêm tôi thường phải thức dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu. Có người bảo như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe vì làm mất giấc ngủ. Vì thế từ vài tháng nay, tôi cố gắng nhịn uống nước vào buổi tối, 11 giờ đêm ngủ thì từ 7-8 giờ tối đã không dám uống, thế nhưng tình hình không cải thiện mấy. Bạn tôi có người nói là cố gắng một thời gian thì cơ thể sẽ quen, không thức dậy giữa giấc nữa, có người lại cảnh báo người già nhịn nước dễ đột quỵ. Xin cho tôi lời tư vấn: tôi làm vậy có đúng không? Dạo này tôi hay nhức đầu, có khi nào do nhịn nước hay dở giấc? Việc tôi hay tiểu đêm vài năm gần đây có phải bệnh?

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:

Hay tiểu đêm ở người trẻ thì có thể nghĩ đến việc viêm tiết niệu nhưng ở người lớn tuổi (50 trở lên) thì là hiện tượng bình thường, không sao hết. Đơn giản là do tuổi tác khiến van bàng quang nhạy hơn.

Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần hơn (kể cả ban ngày) ở người lớn tuổi còn là một cách cơ thể tự cố gắng giải những độc tố trong cơ thể, đẩy cặn lắng đường bàng quang… ra ngoài tốt hơn, để bù đắp việc các hoạt động trong cơ thể đã yếu đi do tuổi tác.

Với người cao tuổi, việc nhịn nước cả buổi tối vì sợ tiểu đêm như anh là sai. Đúng như một người bạn anh nói, điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhịn nước, cơ thể sẽ mất nước làm tăng độ đông đặc của máu, từ đó gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và chính các cục máu đông này dễ dẫn đến cơn đột quỵ.

Ngoài ra, người lớn tuổi bị thiếu nước sẽ dễ bị các tai nạn gãy xương, bởi việc thiếu nước sẽ làm giảm hấp thu canxi, khiến tình trạng loãng xương càng nặng. Ngoài ra, thiếu nước khiến da khô, cơ thể mau lão hóa. Một số hoạt động của cơ thể bị cản trở do mất nước, trên nền một cơ thể đã suy do tuổi tác, dễ dẫn đến nhiều bệnh tật khác.

Việc anh vẫn thức dậy tiểu đêm dù đã cố nhịn nước, rất có thể là do… khát nước. Rất nhiều trường hợp vì khát nước nên mới tỉnh giấc giữa chừng và khi đi uống nước thì bàng quang bị kích thích nên phải đi tiểu.

Anh cần bảo đảm uống nước đầy đủ trong ngày (2-2,5 lít), chia đều ra các khoảng thời gian, mỗi lần uống tầm 200-300 ml. Buổi tối cũng nên uống vừa đủ, không nên nhịn cũng không nên uống quá nhiều. Để giảm tiểu đêm mà cơ thể không mất nước, anh nên uống ly cuối cùng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Ly cuối cùng này nên khoảng 200 ml, có thể thay thế nước bằng một ly sữa ấm (sữa động vật hoặc sữa đậu nành), hoặc mật ong pha loãng, ấm. Sữa và mật ong có tác dụng giúp an thần, dễ ngủ ngon.

Ban đêm, nên để sẵn nước ngay đầu giường và uống ngay nếu thấy khát, bởi cảm giác khát có nghĩa là cơ thể đang báo động cần nước, tuyệt đối không được cố nhịn.

https://nld.com.vn/suc-khoe/nhin-nuoc-vi-so-tieu-dem-de-dot-quy-20181013093319301.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét