Cựu cục trưởng thanh tra nhận hối lộ gần 120 tỷ để bỏ qua sai phạm của SCB
18/11/2023 - (Dân trí) - Bà Đỗ Thị Nhàn với tư cách trưởng đoàn thanh tra đã nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng) để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB.
Bà Trương Mỹ Lan (Ảnh: H.N.).
Tại kết luận điều tra vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) tội Nhận hối lộ.
Theo kết luận điều tra, trong thời gian xây dựng, phê duyệt, triển khai Kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015-2019, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng triển khai 3 đoàn thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra đối với SCB.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh thanh tra) là người ra quyết định thanh tra, bà Đỗ Thị Nhàn là Trưởng đoàn thanh tra, Nguyễn Thị Phụng là Phó trưởng đoàn và một số thành viên tổ tổng hợp.
Quá trình thanh tra tại SCB năm 2017-2018, đoàn thanh tra gồm những cá nhân nêu trên biết rõ thực trạng vi phạm, sai phạm nghiêm trọng của SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu; sai phạm, vi phạm tại các khoản vay của nhóm khách hàng tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai; biết rõ thực trạng tài chính rất xấu của SCB.
Tuy nhiên, vì động cơ cá nhân, tiêu cực, nhận tiền, lợi ích vật chất từ SCB, bà Nhàn và ông Hưng đã cố tình che giấu, bưng bít, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc tổng hợp, dự thảo Kết luận thanh tra và báo cáo không trung thực, không đầy đủ lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, mục đích tạo điều kiện để SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Cụ thể, bà Đỗ Thị Nhàn là người chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra của đoàn với pháp luật và người ra quyết định thanh tra.
Tuy nhiên, trong đợt thanh tra SCB lần 1, sau khi kết thúc và ký biên bản làm việc với SCB, bà Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38.000 tỷ đồng, trích lập DPRR hơn 18.700 tỷ đồng và thoái dự thu hơn 3.000 tỷ đồng với 3 dự án tại SCB Chi nhánh Cống Quỳnh; thoái lãi dự thu khỏi thu nhập hơn 3.100 tỷ đồng các khoản bán Repo cổ phiếu trả chậm, làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của SCB như nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế... theo hướng có lợi cho ngân hàng.
Tại cuộc hợp ngày 24/1/2018, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không trung thực, không đúng về sai phạm, vi phạm của SCB so với kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm, đồng thời kiến nghị tạo điều kiện cho SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Các bản báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ các ngày 12/3, 8/6, 28/6/2018, bà Nhàn tiếp tục chỉ đạo xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung tương tự báo cáo ngày 24/1.
Ở giai đoạn thanh tra 2, bà Nhàn là người chủ đạo đề xuất thay đổi kế hoạch thanh tra giai đoạn 2 nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng có địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai để không phải thanh tra các khoản vay của nhóm khách này giai đoạn 31/3-30/6/2018; bỏ ngoài không thanh tra đối với 13 khách hàng cũng có địa chỉ như trên.
Từ đó, bà Lan được tạo điều kiện để chỉ đạo thuộc cấp thực hiện việc cho vay mới mục đích tất toán các khoản vay với nhóm khách tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, tổng cộng hơn 88.000 tỷ đồng.
"Việc không còn dư nợ tại thời điểm thanh tra giai đoạn 2 là căn cứ hợp thức cho Đỗ Thị Nhàn báo cáo, đề xuất kết luận các khoản vay này như khoản vay thông thường, có vi phạm nhưng không còn thiệt hại, không phải chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra xử lý sai phạm của Ngân hàng SCB", kết luận điều tra nêu.
Bà Trương Mỹ Lan (Ảnh: H.N.).
Tại kết luận điều tra vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) tội Nhận hối lộ.
Theo kết luận điều tra, trong thời gian xây dựng, phê duyệt, triển khai Kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015-2019, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng triển khai 3 đoàn thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra đối với SCB.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh thanh tra) là người ra quyết định thanh tra, bà Đỗ Thị Nhàn là Trưởng đoàn thanh tra, Nguyễn Thị Phụng là Phó trưởng đoàn và một số thành viên tổ tổng hợp.
Quá trình thanh tra tại SCB năm 2017-2018, đoàn thanh tra gồm những cá nhân nêu trên biết rõ thực trạng vi phạm, sai phạm nghiêm trọng của SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu; sai phạm, vi phạm tại các khoản vay của nhóm khách hàng tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai; biết rõ thực trạng tài chính rất xấu của SCB.
Tuy nhiên, vì động cơ cá nhân, tiêu cực, nhận tiền, lợi ích vật chất từ SCB, bà Nhàn và ông Hưng đã cố tình che giấu, bưng bít, chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc tổng hợp, dự thảo Kết luận thanh tra và báo cáo không trung thực, không đầy đủ lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, mục đích tạo điều kiện để SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Cụ thể, bà Đỗ Thị Nhàn là người chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra của đoàn với pháp luật và người ra quyết định thanh tra.
Tuy nhiên, trong đợt thanh tra SCB lần 1, sau khi kết thúc và ký biên bản làm việc với SCB, bà Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38.000 tỷ đồng, trích lập DPRR hơn 18.700 tỷ đồng và thoái dự thu hơn 3.000 tỷ đồng với 3 dự án tại SCB Chi nhánh Cống Quỳnh; thoái lãi dự thu khỏi thu nhập hơn 3.100 tỷ đồng các khoản bán Repo cổ phiếu trả chậm, làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của SCB như nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế... theo hướng có lợi cho ngân hàng.
Tại cuộc hợp ngày 24/1/2018, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không trung thực, không đúng về sai phạm, vi phạm của SCB so với kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm, đồng thời kiến nghị tạo điều kiện cho SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Các bản báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ các ngày 12/3, 8/6, 28/6/2018, bà Nhàn tiếp tục chỉ đạo xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung tương tự báo cáo ngày 24/1.
Ở giai đoạn thanh tra 2, bà Nhàn là người chủ đạo đề xuất thay đổi kế hoạch thanh tra giai đoạn 2 nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng có địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai để không phải thanh tra các khoản vay của nhóm khách này giai đoạn 31/3-30/6/2018; bỏ ngoài không thanh tra đối với 13 khách hàng cũng có địa chỉ như trên.
Từ đó, bà Lan được tạo điều kiện để chỉ đạo thuộc cấp thực hiện việc cho vay mới mục đích tất toán các khoản vay với nhóm khách tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, tổng cộng hơn 88.000 tỷ đồng.
"Việc không còn dư nợ tại thời điểm thanh tra giai đoạn 2 là căn cứ hợp thức cho Đỗ Thị Nhàn báo cáo, đề xuất kết luận các khoản vay này như khoản vay thông thường, có vi phạm nhưng không còn thiệt hại, không phải chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra xử lý sai phạm của Ngân hàng SCB", kết luận điều tra nêu.
Theo cáo buộc trong kết luận điều tra, bà Nhàn với tư cách trưởng đoàn thanh tra, đã nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118 tỷ đồng) để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB; báo cáo không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra nhằm giúp SCB được tiếp tục tái cơ cấu.
Những hành vi trên dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Lan và đồng phạm.
"Các hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn, quy định của pháp luật thanh tra là phương thức, thủ đoạn để Nhàn giúp đỡ Lan, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB và thực hiện thành công hành vi Nhận hối lộ", kết luận điều tra nêu.
Quá trình điều tra, bà Nhàn thành khẩn khai báo, đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ.
https://dantri.com.vn/phap-luat/cuu-cuc-truong-thanh-tra-nhan-hoi-lo-gan-120-ty-de-bo-qua-sai-pham-cua-scb-20231118091326787.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét