Đề xuất không cho phép ngân hàng liên kết với công ty bảo hiểm: "Vào ngân hàng giao dịch tiền mà toàn thấy giới thiệu bảo hiểm"
25/11/2023 - (Dân trí) - "Không thể để nhân viên ngân hàng vừa tư vấn tài chính vừa tư vấn bảo hiểm nhân thọ được. Không thể đổ tại nhân viên tự tư vấn rồi khi có chuyện thì cho nghỉ việc là xong", độc giả nêu quan điểm.Pháp luật hiện hành xác định hoạt động ngân hàng không bao gồm việc tư vấn, môi giới bảo hiểm (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi đang là đề tài được bàn luận trên nhiều diễn đàn. Trong đó, nhiều người thể hiện sự quan tâm đối với đề xuất không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm.
Theo đó, chiều ngày 23/11 vừa qua, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc bổ sung quy định không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm. Nếu cho phép liên kết, ngân hàng phải chịu trách nhiệm liên đới khi có sự cố xảy ra với khách hàng, tránh tình trạng người dân đến khiếu nại, ngân hàng trả lời không biết và không có trách nhiệm.
Đến ngân hàng để giao dịch tiền, không phải mua bảo hiểm!
Theo dõi thông tin bài viết Đề xuất không cho phép ngân hàng liên kết với công ty bảo hiểm , nhiều độc giả Dân trí chia sẻ, thực tế hiện nay nhiều ngân hàng liên kết với các doanh nghiệp bảo hiểm để tư vấn, môi giới cho khách hàng khi đến giao dịch nhằm bán các sản phẩm bảo hiểm của bên liên kết. Điều này khiến họ cảm thấy không thực sự thoải mái vì mục đích của họ khi đến ngân hàng không phải để lắng nghe các giao dịch viên tư vấn bảo hiểm.
Bạn đọc Võ Nam bày tỏ: "Ngân hàng là ngân hàng, bảo hiểm là bảo hiểm. Vào ngân hàng mục đích là giao dịch tiền mà vào thấy toàn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm, chứ còn dịch vụ ngân hàng chỉ hỏi mới trả lời".
Đồng quan điểm, anh Công tâm viết: "Theo ý kiến cá nhân tôi ngành nào tách biệt riêng ngành đó. Ai gửi tiền hay đi vay đến ngân hàng liên hệ, ai có nhu cầu tham gia bảo hiểm xin mời qua đại lý bảo hiểm. Có làm như thế thì đã không xảy ra nhiều vụ đau lòng rồi. Có cụ hơn 60 tuổi tích lũy cả đời được 100 triệu mà đến ngân hàng bị lừa tham gia, lúc lâm bệnh không lấy được tiền để chữa trị. Cần cắt ngay cái ung này càng sớm càng tốt".
"Tôi ủng hộ ý kiến của ĐBQH. Mỗi lĩnh vực sẽ là một nghiệp vụ khác nhau. Không thể để nhân viên ngân hàng vừa tư vấn tài chính vừa tư vấn bảo hiểm nhân thọ được. Không thể đổ tại nhân viên tự tư vấn rồi khi có chuyện thì cho nghỉ việc là xong, người nhân viên đó lại xin vào hệ thống ngân hàng khác rồi lại đi tư vấn sai.
Nếu không có chủ trương của ngân hàng thì làm sao một nhân viên tư vấn có thể dám đánh tráo khái niệm lừa dối khách hàng từ tiền tiết kiệm thành bảo hiểm nhân thọ được", chủ tài khoản Phương đồng tình với đề xuất trong dự luật.
Cùng chung góc nhìn, độc giả Ngọc Lẫm Tạ cho rằng: "Đồng ý không cho ngân hàng liên kết với bảo hiểm hoặc yêu cầu mua bảo hiểm mới được vay tiền".
Hoạt động ngân hàng theo luật định có bao gồm tư vấn, môi giới mua bảo hiểm?
Bên cạnh những ý kiến thể hiện việc cần thiết bổ sung quy định không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm, bạn đọc Dân trí cũng đặt câu hỏi: Vậy, hoạt động ngân hàng có bao gồm cả tư vấn, môi giới bảo hiểm không mà khi đến một số ngân hàng, nhân viên rất nhiệt tình mời mua các sản phẩm bảo hiểm?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Điều này cho thấy pháp luật hiện hành xác định hoạt động ngân hàng không bao gồm việc tư vấn, môi giới bảo hiểm.
Bên cạnh đó, vấn đề tư vấn, môi giới các sản phẩm bảo hiểm đã được Ngân hàng Nhà nước quán triệt thông qua nhiều văn bản chỉ đạo rằng việc mua bảo hiểm là tự nguyện của khách hàng, không được ép buộc, không được đặt điều kiện phải mua bảo hiểm thì mới giải ngân cho vay.
Theo đó, chiều ngày 23/11 vừa qua, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh việc bổ sung quy định không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm. Nếu cho phép liên kết, ngân hàng phải chịu trách nhiệm liên đới khi có sự cố xảy ra với khách hàng, tránh tình trạng người dân đến khiếu nại, ngân hàng trả lời không biết và không có trách nhiệm.
Đến ngân hàng để giao dịch tiền, không phải mua bảo hiểm!
Theo dõi thông tin bài viết Đề xuất không cho phép ngân hàng liên kết với công ty bảo hiểm , nhiều độc giả Dân trí chia sẻ, thực tế hiện nay nhiều ngân hàng liên kết với các doanh nghiệp bảo hiểm để tư vấn, môi giới cho khách hàng khi đến giao dịch nhằm bán các sản phẩm bảo hiểm của bên liên kết. Điều này khiến họ cảm thấy không thực sự thoải mái vì mục đích của họ khi đến ngân hàng không phải để lắng nghe các giao dịch viên tư vấn bảo hiểm.
Bạn đọc Võ Nam bày tỏ: "Ngân hàng là ngân hàng, bảo hiểm là bảo hiểm. Vào ngân hàng mục đích là giao dịch tiền mà vào thấy toàn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm, chứ còn dịch vụ ngân hàng chỉ hỏi mới trả lời".
Đồng quan điểm, anh Công tâm viết: "Theo ý kiến cá nhân tôi ngành nào tách biệt riêng ngành đó. Ai gửi tiền hay đi vay đến ngân hàng liên hệ, ai có nhu cầu tham gia bảo hiểm xin mời qua đại lý bảo hiểm. Có làm như thế thì đã không xảy ra nhiều vụ đau lòng rồi. Có cụ hơn 60 tuổi tích lũy cả đời được 100 triệu mà đến ngân hàng bị lừa tham gia, lúc lâm bệnh không lấy được tiền để chữa trị. Cần cắt ngay cái ung này càng sớm càng tốt".
"Tôi ủng hộ ý kiến của ĐBQH. Mỗi lĩnh vực sẽ là một nghiệp vụ khác nhau. Không thể để nhân viên ngân hàng vừa tư vấn tài chính vừa tư vấn bảo hiểm nhân thọ được. Không thể đổ tại nhân viên tự tư vấn rồi khi có chuyện thì cho nghỉ việc là xong, người nhân viên đó lại xin vào hệ thống ngân hàng khác rồi lại đi tư vấn sai.
Nếu không có chủ trương của ngân hàng thì làm sao một nhân viên tư vấn có thể dám đánh tráo khái niệm lừa dối khách hàng từ tiền tiết kiệm thành bảo hiểm nhân thọ được", chủ tài khoản Phương đồng tình với đề xuất trong dự luật.
Cùng chung góc nhìn, độc giả Ngọc Lẫm Tạ cho rằng: "Đồng ý không cho ngân hàng liên kết với bảo hiểm hoặc yêu cầu mua bảo hiểm mới được vay tiền".
Hoạt động ngân hàng theo luật định có bao gồm tư vấn, môi giới mua bảo hiểm?
Bên cạnh những ý kiến thể hiện việc cần thiết bổ sung quy định không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm, bạn đọc Dân trí cũng đặt câu hỏi: Vậy, hoạt động ngân hàng có bao gồm cả tư vấn, môi giới bảo hiểm không mà khi đến một số ngân hàng, nhân viên rất nhiệt tình mời mua các sản phẩm bảo hiểm?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Điều này cho thấy pháp luật hiện hành xác định hoạt động ngân hàng không bao gồm việc tư vấn, môi giới bảo hiểm.
Bên cạnh đó, vấn đề tư vấn, môi giới các sản phẩm bảo hiểm đã được Ngân hàng Nhà nước quán triệt thông qua nhiều văn bản chỉ đạo rằng việc mua bảo hiểm là tự nguyện của khách hàng, không được ép buộc, không được đặt điều kiện phải mua bảo hiểm thì mới giải ngân cho vay.
Theo độc giả, khi người dân khó khăn thì họ mới phải vay tiền ngân hàng, lại phải mua bảo hiểm mới được giải ngân khiến họ càng thêm khổ (Ảnh minh họa: Hải Hà).
Có nên luật hóa việc không cho phép ngân hàng liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm?
Đối chiếu quy định tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành với Điều 10 dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, về cơ bản không có sự thay đổi. Song, có nhiều ý kiến cho rằng nên quy định không cho phép ngân hàng liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
"Không phải là đề xuất mà là cấm hẳn", tài khoản doxuantan gay gắt.
Phản hồi ý kiến này, anh Mạnh Nguyễn viết: "Tôi đồng tình ý kiến trên. Khi người dân khó khăn thì họ mới phải vay tiền ngân hàng, lại phải mua bảo hiểm mới được giải ngân, sau khi đóng 2 đến 3 năm sau bỏ không đóng nữa mà rút tiền đã đóng thì không được, mà mỗi năm đóng ít nhất cũng hơn 20 triệu/hợp đồng, vậy là mất không mấy chục triệu, như vậy lại thêm khó khăn hơn với người dân khi vay tiền. Nhà nước nên cấm hẳn để người dân đỡ khổ".
"Phương án này lẽ ra phải áp dụng ngay lập tức chứ không phải đưa ra đề xuất. Đi vay ngân hàng mà cứ bị ép mua bảo hiểm", độc giả Hà chiến bức xúc.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần nhìn nhận vấn đề dưới phương diện khách quan hơn. Bởi lẽ, khi pháp luật quy định một phương pháp điều chỉnh mới có thể khiến các quan hệ đang vận hành trong đời sống bị xáo trộn.
Do vậy, để tạo sự phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn, tránh những hệ lụy tiêu cực đến hệ thống tài chính nói chung, hoạt động của ngân hàng nói riêng, đề xuất nêu trên cần được thảo luận, đánh giá tác động kinh tế - xã hội kỹ lưỡng trước khi đưa vào Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.
Nguyên Thảo (tổng hợp)
https://dantri.com.vn/ban-doc/vao-ngan-hang-giao-dich-tien-ma-toan-thay-gioi-thieu-bao-hiem-20231125140419964.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét