Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2023

Manulife lừa đảo bằng sản phẩm "Tâm an đầu tư" như thế nào ?

Từ hôm nay tôi sẽ đăng các thông tin về vụ lừa đảo của Manulife để mọi người biết chúng đã lừa đảo người dân lương thiện chúng ta để chiếm đoạt như thế nào, những người bị lừa đã phản ứng ra sao... Tất cả để chúng ta nắm được thông tin, có thêm kinh nghiệm và học tập cách đấu tranh của họ để đòi được tin. Tôi tin tưởng chắc chắn nếu chúng ta đoàn kết quyết tâm, nhất định chúng ta sẽ đòi được tiền; hơn nữa còn có thể tống được những kẻ lừa đảo vào tù. Mong tất cả các bạn dành thời gian viết đơn tố cáo Manulife và đòi tiền đề gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rồi đưa cho tôi để tôi gửi cho các đồng chí đó. Trong đơn nên mô tả kỹ: 1) Trường hợp bị lừa của các bạn, 2) Manulife và SCB vi phạm pháp luật theo các điều khoản nào của Bộ luật hình sự, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019; 3) Kiến nghị gì với Đảng và Nhà nước. Thực chất của vụ lừa đảo Tâm An Đầu Tư là tờ quảng cáo lừa đảo toàn chuyện tốt, được các nhân viên SCB dùng để lừa dối khách hàng, nhưng khi lừa dối họ không hề nhắc đến Manulife. Nếu có người thắc mắc sao lại có hợp đồng với Manulife thì họ nói khách đưa tiền cho SCB rồi SCB phối hợp với các đối tác, trong đó có Manulife, để đầu tư. Khách hàng có thể suy ra là tiền của mình được SCB đưa cho Manu, còn tiền của người khác thì đưa cho đối tác khác, đều để đầu tư giúp SCB.
Nộp đơn tố cáo SCB và Manulife: Sản phẩm "Tâm an đầu tư" là gì?
19-04-2023 - (NLĐO) - Bảo hiểm Manulife Việt Nam cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng. Liên quan đến thông tin hơn 30 người đến Công an TP HCM nộp đơn tố cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên kết với Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam vì đã tư vấn cho họ đầu tư gói "Tâm an đầu tư" với cam kết sẽ sinh lợi nhuận cao nhưng sau đó phát hiện đây thực chất là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chứ không phải hợp đồng gửi tiết kiệm mà Báo Người Lao Động đã đăng tải hôm 18-4, phóng viên nhận được phản ánh của bà Phương Uyên (ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết bà cũng vừa có đơn tố cáo về việc gửi tiền tiết kiệm tại SCB bị biến thành mua bảo hiểm nhân thọ của Manulife.
.
Bà Uyên cho biết hồi tháng 8-2020, bà đến SCB chi nhánh Bến Thành, phòng giao dịch Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức) để đáo hạn khoản tiết kiệm 200 triệu đồng và tiếp tục gửi thêm tại ngân hàng này. Tại đây, nhân viên tư vấn gói tiết kiệm ưu đãi "Tâm an đầu tư" với lãi suất cao, thời hạn hợp đồng là 7 năm. Đến năm thứ 2 đã sinh lợi nhuận và có thể rút ra đến 70% số tiền đã đầu tư vào, đến năm thứ 4 có thể rút ra hết số tiền đã đầu tư. Nhân viên tư vấn không hề cho bà biết đó là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Đến tháng 8-2022, bà Uyên liên hệ với ngân hàng SCB thì được biết nhân viên tư vấn trước đây đã nghỉ làm, thay vào đó là nhân viên bên bảo hiểm Manulife và họ thông báo số tiền hơn 400 triệu đồng được chia làm hai phần với một nửa mang đi đóng bảo hiểm nhân thọ và một nửa mang đi ủy thác đầu tư cổ phiếu nên khách hàng cũng không được quyền rút tiền. Và nhân viên bảo hiểm cũng thông báo cho bà Uyên biết là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với mức đóng mỗi năm là 100,8 triệu đồng, một con số quá lớn với thu nhập của gia đình.

Bà Uyên khiếu nại đến văn phòng Manulife về việc bị lừa dối trong việc giao kết hợp đồng, yêu cầu Manulife xem xét hủy hợp đồng, hoàn trả lại số tiền đã đóng. Manulife có văn bản trả lời không có cơ sở để hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng do đã quá thời hạn cân nhắc. Khiếu nại đến Ngân hàng SCB, Chi nhánh Bến Thành, Phòng giao dịch Nguyễn Duy Trinh, ngày 23-2-2023, bà Uyên nhân được văn bản của ngân hàng rằng vụ việc của bà thuộc về trách nhiệm của Manulife.

Chưa hết bức xúc, ngày 30-3 vừa qua, bà Uyên nhận được email của Manulife "thông báo khấu trừ tự động từ giá trị tài khoản để đóng phí bảo hiểm", cụ thể là Manulife đã tự động trích từ tiền đầu tư linh hoạt mà bà Uyên đã đóng trong 2 năm qua để chuyển sang đóng phí bảo hiểm cho hợp đồng.

Từ những sự việc nói trên, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với Manulife Việt Nam và đại diện hãng bảo hiểm này cho biết đã ghi nhận tình hình liên quan đến việc một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, có tên thương mại "Tâm an đầu tư" của Manulife Việt Nam được phân phối thông qua đối tác SCB nên đã yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm trước hạn.

Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng, nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết với Manulife Việt Nam.

Công ty đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng. Manulife cũng không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào, và nếu phát hiện các hành vi này sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý.

Liên quan đến sản phẩm "Tâm an đầu tư" mà nhiều khách hàng khiếu nại, Manulife cho biết sản phẩm này được công ty cung cấp và phân phối bởi SCB đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo công văn số 12200/BTC-QLBH ngày 13-9-2017.

Theo Manulife Việt Nam, đây là sản phẩm bảo vệ toàn diện khách hàng đến tuổi 85 với mức phí cạnh tranh. Đầu tư linh hoạt với danh mục đầu tư đa dạng. Tính thanh khoản cao, có thể mua/bán các đơn vị quỹ. Miễn phí chuyển đổi quỹ lên đến 5 lần/năm.

"Tâm an đầu tư" là sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị đóng phí định kỳ. Nguồn vốn của khách hàng sẽ được đầu tư vào các danh mục đầu tư đa dạng từ cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi có kỳ hạn… tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách thông qua 6 quỹ đầu tư của Manulife. Khách hoàn toàn có thể chủ động dòng tiền giữa nhu cầu đầu tư và bảo vệ theo từng giai đoạn với hai khoản đầu tư và bảo vệ hoàn toàn tách biệt.

https://nld.com.vn/kinh-te/vu-hon-30-nguoi-nop-don-to-cao-scb-va-manulife-san-pham-tam-an-dau-tu-la-gi-20230419121959972.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét