Ukraina: Việt Nam trong thế kẹt giữa Nga và Mỹ
09/05/2022 - Tiến trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam đã chậm lại kể từ năm 2016, ngân sách dành cho việc mua các vũ khí khác có vẻ khá eo hẹp, khiến cho Việt Nam càng khó mà mua được các vũ khí đắt tiền của phương Tây. Chi tiêu của Việt Nam cho việc mua vũ khí từ 333 triệu đôla năm 2018 đã sụt xuống còn 72 triệu đôla năm 2021 ngay giữa lúc đang có đại dịch Covid-19.Cho tới nay, Hà Nội vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến tranh Ukraina, không ủng hộ nhưng cũng không lên án cuộc xâm lược của Nga. Vốn là đồng minh thân cận nhất của Nga ở vùng Đông Nam Á, Việt Nam đã từng bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết một nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Matxcơva. Vào tháng trước, Việt Nam cũng đã là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết của Đại Hội Đồng loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Nhưng quan hệ giữa Hà Nội với Matxcơva, nhất là về mặt quân sự, càng đẩy Việt Nam vào thế kẹt giữa Nga và Mỹ, sau khi hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 19/04 loan tin là hai nước đã họp trực tuyến để bàn kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận chung, mang tên Liên Minh Lục Địa 2022. Cuộc trận chung này được mô tả là “nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu”.
Trừng phạt của Mỹ?
Ông David Hutt nhắc lại là vào năm 2017, Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật "Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" - Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA), dự trù các trừng phạt đối với những nước mua vũ khí của Nga. Cho tới nay, Hoa Kỳ chỉ mới áp dụng luật CAATSA đối với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khi hai nước này mua hệ thống tên lửa địa đối không S-400 của Nga.
Trong một bài viết đăng vào tháng 3, hai nhà phân tích an ninh Ian Storey và William Choong dự đoán là Washington sẵn sàng ban hành các trừng phạt chiếu theo luật CAATSA đối với những nước Đông Nam Á nào có kế hoạch mua các thiết bị quân sự mới của Nga, mà Matxcơva thì hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam.
Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí đứng hàng thứ hai thế giới và là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, theo Cơ quan tình báo kinh tế EIU thuộc Tập đoàn Economist.
Hoa Kỳ cũng khó xử
Trong bài viết trên Asia Times ngày 21/04, David Hutt có trích dẫn chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, nhận định là quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Nga khiến chính quyền Biden lâm vào thế khó xử, bởi vì họ theo đuổi hai mục tiêu trái ngược nhau: “ Luật CAATSA là nhằm trừng phạt các công ty quốc phòng của Nga do vụ Nga sát nhập vùng Crimée năm 2014 và làm gián đoạn các thương vụ vũ khí của họ bằng cách đe dọa các quốc gia mua vũ khí Nga. Nhưng cùng lúc đó, Hoa Kỳ lại muốn Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Theo lời giáo sư Thayer, vào năm 2018, các quan chức quốc phòng của chính quyền Trump đã từng thúc ép Việt Nam chấm dứt sự lệ thuộc vào vũ khí và công nghệ quân sự của Nga, trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt. Washington kêu gọi Hà Nội nên mua vũ khí của Mỹ thay cho vũ khí Nga. Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam từ tháng 05/2016, khi tổng thống Barack Obama đến thăm nước Việt Nam.
Về phần Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học tại Trường Đại học Boston (Boston College), anh nhắc lại: “ Trước khi Nga xâm lăng Ukraina, khả năng Việt Nam bị trừng phạt chiếu theo luật CAATSA là rất thấp”. Nhưng nay, việc Nga xâm lược Ukraina đã làm thay đổi tình hình, nhất là kể từ khi có tin là Matxcơva và Hà Nội thảo luận kế hoạch tập trận chung.
Tìm nguồn vũ khí khác?
Tuy vậy, nếu vẫn cố mua vũ khí từ Nga ngay trong lúc đang có chiến tranh Ukraina, Việt Nam có thể gặp nguy cơ do các trừng phạt tài chính của phương Tây đối với Nga. Cho nên, cuộc chiến tranh Ukraina buộc Việt Nam phải cấp tốc đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí. Nhưng điều này không đơn giản chút nào, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 06/04/2022.
Thứ nhất, tiến trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam đã chậm lại kể từ năm 2016, ngân sách dành cho việc mua các vũ khí khác có vẻ khá eo hẹp, khiến cho Việt Nam càng khó mà mua được các vũ khí đắt tiền của phương Tây. Chi tiêu của Việt Nam cho việc mua vũ khí từ 333 triệu đôla năm 2018 đã sụt xuống còn 72 triệu đôla năm 2021 ngay giữa lúc đang có đại dịch Covid-19.
Thách thức thứ hai đối với Việt Nam đó là sự tương hợp giữa các hệ thống vũ khí Nga/Liên Xô với các hệ thống vũ khí không phải của Nga. Do nhiều quan chức quân sự cao cấp của Việt Nam đã được đào tạo ở Liên Xô trước đây và ở Nga và vẫn quen làm ăn với các đối tác Nga, cho nên có thể họ sẽ gặp khó khăn khi làm ăn với các nhà cung cấp mới, có văn hóa kinh doanh khác biệt, nhất là nguyên tắc minh bạch kinh doanh mà các quan chức Việt Nam không quen.
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20220509-ukraina-vi%E1%BB%87t-nam-trong-th%E1%BA%BF-k%E1%BA%B9t-gi%E1%BB%AFa-nga-v%C3%A0-m%E1%BB%B9
Nhưng quan hệ giữa Hà Nội với Matxcơva, nhất là về mặt quân sự, càng đẩy Việt Nam vào thế kẹt giữa Nga và Mỹ, sau khi hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 19/04 loan tin là hai nước đã họp trực tuyến để bàn kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận chung, mang tên Liên Minh Lục Địa 2022. Cuộc trận chung này được mô tả là “nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu”.
Báo chí chính thức của Việt Nam đã không hề nói đến cuộc họp đó và cho tới nay Hà Nội vẫn không xác nhận cũng như phủ nhận thông tin này. Hôm 21/04/2022, khi được hỏi về thông tin của báo chí Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng không trả lời thẳng, mà chỉ tuyên bố:
“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung, phục vụ hội thao, hội thi nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị đoàn kết tin cậy và hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới”.
Sau đó vài ngày, hôm 24/04, tờ Quân đội Nhân dân loan tin đoàn bộ Quốc Phòng Việt Nam có dự một hội nghị trực tuyến do bộ Quốc Phòng Nga tổ chức để chuẩn bị cho Hội thao quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022).
“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung, phục vụ hội thao, hội thi nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị đoàn kết tin cậy và hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới”.
Sau đó vài ngày, hôm 24/04, tờ Quân đội Nhân dân loan tin đoàn bộ Quốc Phòng Việt Nam có dự một hội nghị trực tuyến do bộ Quốc Phòng Nga tổ chức để chuẩn bị cho Hội thao quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022).
Nhưng tờ báo này cũng cho biết là trước đó, ngày 15/04, tại buổi họp tham vấn trực tuyến với Nga, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, Trưởng đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đề nghị phía Nga tạo điều kiện cho Đội tuyển xe tăng của Việt Nam được sang Nga trước khi diễn ra hội thao “để luyện tập chung, làm quen địa hình, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kết quả nội dung thi “xe tăng hành tiến” nếu Army Games 2022 được tổ chức trong thời gian tới”.
Theo RIA Novosti, tướng Đỗ Đình Thanh cũng chính là trưởng phái đoàn Việt Nam tại cuộc họp bàn về kế hoạch tập trận chung Việt-Nga. Như vậy, thế thì phải chăng tờ Quân đội Nhân dân nhìn nhận đã có cuộc họp đó, nhưng hai bên đã không hề bàn đến chuyện tập trận chung?
Theo nhận định của chuyên gia David Hutt trên trang mạng Asia Times ngày 21/04, nếu đúng như tin của RIA Novosti, cuộc tập trận chung Việt- Nga có thể ảnh hưởng đến việc cải thiện mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, vốn đã tăng tốc đáng kể trong những năm gần đây trước đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước mắt, theo vị chuyên gia này, việc tiếp tục duy trì quan hệ quân sự với Nga có thể khiến Việt Nam bị các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng áp lực lên Matxcơva về vụ xâm lược Ukraina.
Theo nhận định của chuyên gia David Hutt trên trang mạng Asia Times ngày 21/04, nếu đúng như tin của RIA Novosti, cuộc tập trận chung Việt- Nga có thể ảnh hưởng đến việc cải thiện mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, vốn đã tăng tốc đáng kể trong những năm gần đây trước đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước mắt, theo vị chuyên gia này, việc tiếp tục duy trì quan hệ quân sự với Nga có thể khiến Việt Nam bị các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng áp lực lên Matxcơva về vụ xâm lược Ukraina.
Trừng phạt của Mỹ?
Ông David Hutt nhắc lại là vào năm 2017, Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật "Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" - Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA), dự trù các trừng phạt đối với những nước mua vũ khí của Nga. Cho tới nay, Hoa Kỳ chỉ mới áp dụng luật CAATSA đối với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khi hai nước này mua hệ thống tên lửa địa đối không S-400 của Nga.
Trong một bài viết đăng vào tháng 3, hai nhà phân tích an ninh Ian Storey và William Choong dự đoán là Washington sẵn sàng ban hành các trừng phạt chiếu theo luật CAATSA đối với những nước Đông Nam Á nào có kế hoạch mua các thiết bị quân sự mới của Nga, mà Matxcơva thì hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam.
Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí đứng hàng thứ hai thế giới và là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, theo Cơ quan tình báo kinh tế EIU thuộc Tập đoàn Economist.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2019, Nga đã bán tổng cộng 10,7 tỷ euro thiết bị quốc phòng cho các nước Đông Nam Á. Đa số các vũ khí đó là xuất sang Việt Nam: Kể từ năm 2000, gần 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là do Nga cung cấp. Nói cách khác, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí Nga đứng hàng thứ năm thế giới và đứng đầu Đông Nam Á.
Hoa Kỳ cũng khó xử
Trong bài viết trên Asia Times ngày 21/04, David Hutt có trích dẫn chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, nhận định là quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Nga khiến chính quyền Biden lâm vào thế khó xử, bởi vì họ theo đuổi hai mục tiêu trái ngược nhau: “ Luật CAATSA là nhằm trừng phạt các công ty quốc phòng của Nga do vụ Nga sát nhập vùng Crimée năm 2014 và làm gián đoạn các thương vụ vũ khí của họ bằng cách đe dọa các quốc gia mua vũ khí Nga. Nhưng cùng lúc đó, Hoa Kỳ lại muốn Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Theo lời giáo sư Thayer, vào năm 2018, các quan chức quốc phòng của chính quyền Trump đã từng thúc ép Việt Nam chấm dứt sự lệ thuộc vào vũ khí và công nghệ quân sự của Nga, trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt. Washington kêu gọi Hà Nội nên mua vũ khí của Mỹ thay cho vũ khí Nga. Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam từ tháng 05/2016, khi tổng thống Barack Obama đến thăm nước Việt Nam.
Về phần Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học tại Trường Đại học Boston (Boston College), anh nhắc lại: “ Trước khi Nga xâm lăng Ukraina, khả năng Việt Nam bị trừng phạt chiếu theo luật CAATSA là rất thấp”. Nhưng nay, việc Nga xâm lược Ukraina đã làm thay đổi tình hình, nhất là kể từ khi có tin là Matxcơva và Hà Nội thảo luận kế hoạch tập trận chung.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng cuộc tập trận chung này “có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của Mỹ đưa Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Thời điểm mà thông tin nói trên được đưa ra lại đúng vào lúc mà Washington theo dự kiến sẽ đón tiếp một cuộc họp thượng đỉnh lớn giữa Hoa Kỳ với ASEAN trong 2 ngày 12-13/5.
Nhà phân tích Nguyễn Khắc Giang, Đại học Victoria ở Wellington, New-Zealand, cho rằng nếu chính quyền Biden có trừng phạt Việt Nam chiếu theo luật CAATSA, thì rất có thể là họ sẽ đợi đến sau thượng đỉnh Mỹ-ASEAN.
Nhưng theo Vũ Khang, khả năng Hoa Kỳ trừng phạt Việt Nam về việc mua vũ khí Nga vẫn còn thấp, bởi vì anh ghi nhận là các lợi ích của Washington đã không hề thay đổi kể từ cuộc chiến tranh Ukraina. Chiến tranh Ukraina càng kéo dài thì càng làm gia tăng mối lo ngại là Trung Quốc có thể nhân cơ hội này tấn công đánh chiếm Đài Loan. Cho nên, Mỹ lại cần giữ quan hệ tốt với Việt Nam hơn bao giờ hết: “Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ và Washington sẵn sàng để cho các đối tác của họ sử dụng vũ khí của Nga nếu họ dùng để chống các kẻ thù của Mỹ”. Trong trường hợp của Việt Nam thì kẻ thù chung đó chính là Trung Quốc, vì hai nước vẫn tranh chấp rất gắt gao về chủ quyền Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, cho tới nay Hoa Kỳ vẫn nhắm mắt làm ngơ cho Việt Nam mua vũ khí của Nga, vì nhiều lý do.
Nhà phân tích Nguyễn Khắc Giang, Đại học Victoria ở Wellington, New-Zealand, cho rằng nếu chính quyền Biden có trừng phạt Việt Nam chiếu theo luật CAATSA, thì rất có thể là họ sẽ đợi đến sau thượng đỉnh Mỹ-ASEAN.
Nhưng theo Vũ Khang, khả năng Hoa Kỳ trừng phạt Việt Nam về việc mua vũ khí Nga vẫn còn thấp, bởi vì anh ghi nhận là các lợi ích của Washington đã không hề thay đổi kể từ cuộc chiến tranh Ukraina. Chiến tranh Ukraina càng kéo dài thì càng làm gia tăng mối lo ngại là Trung Quốc có thể nhân cơ hội này tấn công đánh chiếm Đài Loan. Cho nên, Mỹ lại cần giữ quan hệ tốt với Việt Nam hơn bao giờ hết: “Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ và Washington sẵn sàng để cho các đối tác của họ sử dụng vũ khí của Nga nếu họ dùng để chống các kẻ thù của Mỹ”. Trong trường hợp của Việt Nam thì kẻ thù chung đó chính là Trung Quốc, vì hai nước vẫn tranh chấp rất gắt gao về chủ quyền Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, cho tới nay Hoa Kỳ vẫn nhắm mắt làm ngơ cho Việt Nam mua vũ khí của Nga, vì nhiều lý do.
Thứ nhất, Washington xem việc củng cố tiềm lực quân sự của Việt Nam là một yếu tố chủ chốt trong việc ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương. Mặt khác, nếu Việt Nam mua vũ khí của Nga thì như vậy Việt Nam sẽ không mua vũ khí của Trung Quốc.
Lý do cũng có thể là vì Mỹ thấy rằng, với khả năng kinh tế hiện nay, Việt Nam không thể mua các vũ khí đắt tiền hơn của các hãng phương Tây, mà chỉ có thể mua vũ khí từ Nga rẻ tiền hơn. Washington cũng có thể hiểu rằng Hà Nội từ lâu vẫn có chính sách không nghiêng hẳn về một cường quốc nào để không gây phản ứng từ Trung Quốc. Nếu Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ hay thậm chí từ một đồng minh của Mỹ như Pháp, Bắc Kinh có thể xem hành động đó giống như là Việt Nam đã nghiêng hẳn về phương Tây và như vậy sẽ gia tăng áp lực lên Hà Nội.
Mặt khác, trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác, ngoại giao có vẻ hiệu quả hơn trừng phạt. Như ghi nhận của tạp chí The Economist vào tháng trước, kể từ năm 2017, Ấn Độ đã cắt giảm lượng vũ khí mua của Nga. Trong khi đó, trao đổi mậu dịch trong lĩnh vực quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đã tăng từ 200 triệu đôla năm 2000 lên 6,2 tỷ đôla năm 2019.
Hai nhà phân tích an ninh Ian Storey và William Choong vào tháng 3 đã dự đoán có thể Hoa Kỳ sẽ miễn áp dụng trừng phạt theo luật CAATSA đối với Việt Nam, do quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ giữa hai nước. Nhưng theo giáo sư Thayer, việc để ngỏ khả năng trừng phạt Việt Nam cũng là một cách để giữ Hà Nội về phía Washington: “ Khi nào vẫn còn hạn chế việc mua vũ khí từ Nga, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt theo luật CAATSA”.
Lý do cũng có thể là vì Mỹ thấy rằng, với khả năng kinh tế hiện nay, Việt Nam không thể mua các vũ khí đắt tiền hơn của các hãng phương Tây, mà chỉ có thể mua vũ khí từ Nga rẻ tiền hơn. Washington cũng có thể hiểu rằng Hà Nội từ lâu vẫn có chính sách không nghiêng hẳn về một cường quốc nào để không gây phản ứng từ Trung Quốc. Nếu Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ hay thậm chí từ một đồng minh của Mỹ như Pháp, Bắc Kinh có thể xem hành động đó giống như là Việt Nam đã nghiêng hẳn về phương Tây và như vậy sẽ gia tăng áp lực lên Hà Nội.
Mặt khác, trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác, ngoại giao có vẻ hiệu quả hơn trừng phạt. Như ghi nhận của tạp chí The Economist vào tháng trước, kể từ năm 2017, Ấn Độ đã cắt giảm lượng vũ khí mua của Nga. Trong khi đó, trao đổi mậu dịch trong lĩnh vực quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đã tăng từ 200 triệu đôla năm 2000 lên 6,2 tỷ đôla năm 2019.
Hai nhà phân tích an ninh Ian Storey và William Choong vào tháng 3 đã dự đoán có thể Hoa Kỳ sẽ miễn áp dụng trừng phạt theo luật CAATSA đối với Việt Nam, do quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ giữa hai nước. Nhưng theo giáo sư Thayer, việc để ngỏ khả năng trừng phạt Việt Nam cũng là một cách để giữ Hà Nội về phía Washington: “ Khi nào vẫn còn hạn chế việc mua vũ khí từ Nga, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt theo luật CAATSA”.
Tìm nguồn vũ khí khác?
Tuy vậy, nếu vẫn cố mua vũ khí từ Nga ngay trong lúc đang có chiến tranh Ukraina, Việt Nam có thể gặp nguy cơ do các trừng phạt tài chính của phương Tây đối với Nga. Cho nên, cuộc chiến tranh Ukraina buộc Việt Nam phải cấp tốc đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí. Nhưng điều này không đơn giản chút nào, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 06/04/2022.
Thứ nhất, tiến trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam đã chậm lại kể từ năm 2016, ngân sách dành cho việc mua các vũ khí khác có vẻ khá eo hẹp, khiến cho Việt Nam càng khó mà mua được các vũ khí đắt tiền của phương Tây. Chi tiêu của Việt Nam cho việc mua vũ khí từ 333 triệu đôla năm 2018 đã sụt xuống còn 72 triệu đôla năm 2021 ngay giữa lúc đang có đại dịch Covid-19.
Thách thức thứ hai đối với Việt Nam đó là sự tương hợp giữa các hệ thống vũ khí Nga/Liên Xô với các hệ thống vũ khí không phải của Nga. Do nhiều quan chức quân sự cao cấp của Việt Nam đã được đào tạo ở Liên Xô trước đây và ở Nga và vẫn quen làm ăn với các đối tác Nga, cho nên có thể họ sẽ gặp khó khăn khi làm ăn với các nhà cung cấp mới, có văn hóa kinh doanh khác biệt, nhất là nguyên tắc minh bạch kinh doanh mà các quan chức Việt Nam không quen.
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20220509-ukraina-vi%E1%BB%87t-nam-trong-th%E1%BA%BF-k%E1%BA%B9t-gi%E1%BB%AFa-nga-v%C3%A0-m%E1%BB%B9
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét