Sân Golf ở Gia Lai: Nguy cơ xung đột nguồn nước
FB Nguyễn Ngọc Huy 6-4-2021 - Một năm về trước, cũng bằng tầm tháng 4 này, hạn hán xảy ra nghiêm trọng ở Gia Lai. Các con suối cạn khô, cây cũng khô và người thì khát. Không chỉ riêng năm 2020 mà năm 2019 và 2016 cũng vậy, hàng chục ngàn con gia súc, hàng trăm ngàn cây trồng chết khô vì thiếu nước.Sơ đồ quy hoạch sân golf ở Đak Đoa. Ảnh: internet
Khi mưa nắng trở nên bất thường, rừng nguyên sinh bị phá thì các con suối cũng cạn khô. Khi những con suối cạn khô thì người dân chỉ còn trông chờ vào mạch nước ngầm để cứu cây, cứu gia súc gia cầm và cứu mình. Nhưng cây không còn thì làm gì còn nước ngầm?. Đó không còn là một vòng luẩn quẩn. Đó là một sự tuyệt vọng.Xu hướng của hạn hán ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ ngày càng khốc liệt bởi ngay cả trong thời kỳ La-Nina năm 2020 mà Tây Nguyên còn thiếu nước thì ở thời kỳ El-Nino nắng hạn sẽ khốc liệt thế nào?!!!
Sân Golf tiêu tốn nước để tưới cỏ và vận hành nhiều gấp 3 lần so với cây nông nghiệp và cây công nghiệp với cùng diện tích. Vậy lấy nước ở đâu để vận hành sân golf? Tất nhiên là sẽ khoan sâu trong lòng đất để tìm nước.
Người nông dân có thể không đủ sức để khoan sâu tìm nước, nhưng doanh nghiệp thì có thể khoan sâu bằng tiền. Khoan càng sâu, mạch nước ngầm càng tụt sâu. Như vậy nguồn tài nguyên nước ít ỏi trong vùng lẽ ra thuộc về người bản địa, nay lại ít hơn và sẽ không được chia công bằng.
Sân golf không những tiêu hao nguồn nước mà còn làm ô nhiễm nguồn nước. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, “một sân golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, có các chất như axit silic, oxit nhôm và ô xít sắt (tác nhân gây ung thư), Acrylamide là chất cực độc với sinh vật và con người – đương nhiên, tất cả các hóa chất này có thể ngấm xuống đất, vào nước ngầm…”.
Sân golf và chơi golf vốn không dành cho người bản địa. Họ, những người phải nhường lại tài nguyên đất đai và nước sẽ được chiêm ngưỡng những bãi cỏ mướt xanh qua màn hình của tấm biển quảng cáo ven đường, qua khe hở của bức tường rào nơi cách biệt họ với thế giới bên trong – Thế giới của giới thượng lưu trên trời rơi xuống.
Sân golf không những tiêu hao nguồn nước mà còn làm ô nhiễm nguồn nước. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, “một sân golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, có các chất như axit silic, oxit nhôm và ô xít sắt (tác nhân gây ung thư), Acrylamide là chất cực độc với sinh vật và con người – đương nhiên, tất cả các hóa chất này có thể ngấm xuống đất, vào nước ngầm…”.
Sân golf và chơi golf vốn không dành cho người bản địa. Họ, những người phải nhường lại tài nguyên đất đai và nước sẽ được chiêm ngưỡng những bãi cỏ mướt xanh qua màn hình của tấm biển quảng cáo ven đường, qua khe hở của bức tường rào nơi cách biệt họ với thế giới bên trong – Thế giới của giới thượng lưu trên trời rơi xuống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét