Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

TT Trump có thể tuyên bố kiểm soát quân sự không?

Tổng thống Trump có thể tuyên bố kiểm soát quân sự không?
Bài viết được chuyển thể từ video của kênh Đông Phương. Tôi không phải là chuyên gia về luật, chỉ là tận lực tra tìm lại một chút kiến thức liên quan và chia sẻ với mọi người. Hiến pháp Mỹ không có giải thích về kiểm soát quân sự, cũng không có luật kiểm soát quân sự rõ ràng, đây cũng là nguyên nhân mà rất nhiều người Mỹ lo lắng sợ hãi. Bởi vì một khi tuyên bố giới nghiêm quân sự, một khi kiểm soát quân sự, thì những lời của người tuyên bố giới nghiêm chính là pháp luật. 

Bạo loạn ở Washtington, Mỹ hồi tháng 5/2020
Thế nào là kiểm soát quân sự? 
Nói một cách đơn giản, chính là khi trật tự xã hội mất kiểm soát, khi xuất hiện khủng hoảng, tạm thời sẽ do quân đội ra mặt chấp chính và duy trì trị an, bao gồm các tình huống chiến tranh, thiên tai, bạo loạn xuất hiện, kiểm soát quân sự là tạm thời. Nếu nước Mỹ thực hiện kiểm soát quân sự, thì sẽ là trạng thái thế nào? Đó chính là hủy bỏ một phần nhân quyền và tự do, ví dụ như hủy bỏ tự do tụ tập mít-tinh, hạn chế hành động, kiểm tra lục soát và tịch thu, cũng có thể giam giữ mà không qua xét xử.

Vậy thì ai có thể tuyên bố thực thi kiểm soát và giới nghiêm quân sự? Tổng thống, Quốc hội, Thống đốc bang, đều có quyền lực này. Lấy ví dụ, trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, sau khi Mỹ và Nhật khai chiến, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhốt người Mỹ gốc Nhật trong trại tập trung. Sau sự kiện khủng bố 11/9/2002, Tổng thống Bush trao quyền cho cơ quan tình báo có thể nghe trộm thông tin điện tử mà không cần sự cho phép của tòa. Trong thời gian chiến tranh nam bắc, Tổng thống Lincoln đã loại bỏ quyền tố tụng của công dân, trực tiếp bắt nhốt. 

Trong lịch sử Mỹ, tổng cộng có 68 lần thực thi kiểm soát quân sự lớn nhỏ, cấp liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ mặc dù không có định nghĩa rõ ràng liên quan đến kiểm soát quân sự, nhưng có luật pháp hạn chế phạm vi kiểm soát quân sự.

Ngày 18/6/1878, Quốc hội Mỹ xem xét thông qua Đạo luật Đội bảo an địa phương (The Posse Comitatus Act), đó là sự việc sau kết thúc chiến tranh nam bắc, cấm quân đội liên bang giám sát đốc thúc tổng tuyển cử ở các bang miền nam trong thời kỳ tái thiết sau chiến tranh. Ban đầu là cấm quân đội liên bang, về sau mở rộng phạm vi cấm đến Bộ Tư pháp và các cơ quan thực thi pháp luật khác. 

Đạo luật Đội bảo an địa phương cũng cấm chỉ quân đội thực thi pháp luật cho chính quyền địa phương, không được lục soát nơi ở, không cho phép tịch thu tài sản, cũng không cho phép xua đuổi đám đông tập trung. 

Tuy nhiên, Lực lượng Vệ binh Quốc gia không nằm trong hàng ngũ bị hạn chế quyền, bởi vì Vệ binh Quốc gia nghe theo điều động của Thống đốc bang, không thuộc quân đội liên bang. Thống đốc các bang thường điều động Vệ binh Quốc gia đến những nơi xảy ra thiên tai để duy trì trị an, giúp đỡ cứu nạn, thuộc hành vi bình thường, không có quan hệ gì đến giới nghiêm và kiểm soát quân sự.

Duy nhất có thể cho phép trong nội bộ chính phủ sử dụng quân đội liên bang chính là Đạo luật Chống phản loạn (Insurrection Act), chính là khi địa phương xảy ra phản loạn, nhưng dưới tiền đề cơ quan chấp pháp địa phương không cách nào duy trì trị an, khó có thể tiếp tục chấp pháp, thì có thể sử dụng đến quân nhân tại ngũ, có thể điều động Vệ binh Quốc gia bình định phản loạn.

Hiện giờ có không ít người bàn luận về kiểm soát quân sự chính là trạng thái thế này, chính là Tổng thống Trump điều động quân đội Mỹ, tiếp quản trị an các thành phố lớn của Mỹ, bởi vì những địa phương này xảy ra gian lận tổng tuyển cử; hoặc là kết quả tổng tuyển cử có tranh chấp dẫn đến bạo loạn ở các nơi, chính quyền địa phương mất kiểm soát, Tổng thống Trump điều động quân đội dẹp bạo loạn, ông Trump làm như thế này, là có căn cứ pháp luật hay không? Đây cũng là vấn đề nhiều người quan tâm nhất.

Chuyên gia luật nói rằng, nền tảng luật duy nhất cũng chính là Đạo luật Chống phản loạn, nếu dùng đến Đạo luật Chống phản loạn chính là nói xảy ra phản loạn, trước tiên Tổng thống Trump cần ra thông cáo, yêu cầu phần tử phản loạn nhất định phải giải tán trong thời gian nhất định, nếu đến lúc đó không giải tán, thì ông có thể điều động quân đội dẹp loạn. Tuy nhiên ở đây có một sự khác biệt rõ ràng, ông Trump làm thế này không thuộc về tuyên bố giới nghiêm, không thuộc về kiểm soát quân sự, và ông không phải là thay thế luật pháp, mà là chấp pháp. 

Tháng 9 năm nay, phong trào BLM, mới đầu là thỉnh nguyện hòa bình đã diễn biến thành đập phá cướp bóc. Tổng thống Trump từng đe dọa sẽ chiểu theo Đạo luật Chống phản loạn điều động quân đội dẹp loạn. Tuyên bố ngày 1/6 của Nhà Trắng chính là nói như thế, nếu một thành phố, một bang không thể đảm bảo an toàn nhân thân và tài sản cho cư dân, vậy thì tôi sẽ điều động quân đội tức tốc dẹp bạo loạn.

Vấn đề quan trọng là, Đạo luật Chống phản loạn là luật ghi rõ trên văn bản của Mỹ, nhưng nước Mỹ không có luật kiểm soát quân sự, từ một ý nghĩa chặt chẽ mà nói, là thống soái tam quân của Mỹ, không ai cản được ông Trump tuyên bố giới nghiêm, không ai cản được ông Trump tuyên bố kiểm soát quân sự, ngoại trừ một người, đó chính là Bộ trưởng Quốc phòng. 

Hiện tại có tiếng nói kêu gọi ông Trump tuyên bố kiểm soát quân sự quy mô nhỏ. Trong cuộc tổng tuyển cử dưới tiền đề kiểm soát quân sự, tổ chức Công ước Nhân dân của chúng tôi đã xuất bản một quảng cáo toàn trang trên Washington Times. Đây là nội dung chúng tôi công khai kêu gọi kiểm soát quân sự quy mô nhỏ để tránh nội chiến. Giống như Tổng thống Lincoln năm xưa, mới đầu ông cũng chịu nhiều công kích khi làm điều này. Nhưng lịch sử chứng minh rằng ông đã đúng, ông đã duy trì được  liên bang Mỹ và trở thành vị tổng thống vĩ đại chỉ sau ông Washington trong lịch sử nước Mỹ.

Vậy trong thời kỳ nội chiến, ông Lincoln đã làm cụ thể những việc gì khi tuyên bố kiểm soát quân sự?

1. Ông Lincoln tuyên bố đóng cửa hàng trăm tòa báo, bắt giữ chủ và biên tập của những tòa báo này. Đây đều là những tòa báo đi trái và phản đối lập trường của ông.

2. Bắt giữ Dân biểu Clement Vallandigham của bang Ohio vì ông này công khai chỉ trích ông Lincoln.

3. Bắt giữ Chánh án Tối cao Pháp viện Roger Taney vì ông ta phản đối cách làm hủy bỏ việc bắt giữ người mà không qua tố tụng của ông Lincoln.

4. Bang Maryland giáp ranh với bang Virginia, và có rất nhiều cư dân đồng cảm với miền nam. Ông Lincoln ra lệnh bắt giữ Dân biểu Henry May của Maryland, ông cũng bắt giữ hàng ngàn người đồng cảm với phương nam, giam họ trong các nhà tù quân sự, có một số người bị giam vài năm.

Trên đây là một số bài đọc và tổng hợp về tình trạng giới nghiêm và kiểm soát quân sự mà tôi tổng hợp được trong những ngày qua, cung cấp để mọi người tham khảo.

Đông Phương
(Trí Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét