Bầu TT Mỹ: Hóa ra cậu học sinh tiểu học nói đúng
Chế độ tuyển cử là nền móng của xã hội của thế giới tự do, hủy hoại chế độ tuyển cử này thì có nghĩa là hủy hoại nền móng của tòa nhà. Ngay cả một học sinh tiểu học còn hiểu rõ đạo lý đơn giản này, lẽ nào những người làm truyền thông chủ lưu, những nguyên thủ quốc gia của các nước phương Tây đã quên mất kiến thức cơ bản nhất để làm người như thế này sao? Nếu một chế độ hoặc cơ chế tuyển cử mất đi sự công bằng và thành tín, thế thì chế độ tuyển cử dân chủ đó sẽ biến thành thủ đoạn chuyên chế của kẻ độc tài.
Những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia dân cử lẽ ra phải hiểu rất rõ chế độ tuyển cử là nền móng của xã hội của thế giới tự do, hủy hoại chế độ tuyển cử này thì có nghĩa là hủy hoại nền móng của tòa nhà.
Sáng hôm nay tôi cùng vợ đang thảo luận rằng: "Tại sao những nguyên thủ quốc gia của các nước dân chủ phương Tây, bao gồm cả Nhật Bản và Đài Loan ở châu Á, đều biết rõ sự kiện tổng tuyển cử tổng thống nước Mỹ xuất hiện gian lận bầu cử nghiêm trọng, hiện nay đã bước sang trình tự tư pháp để điều tra, vẫn chưa biết cuối cùng ai thắng cử tổng thống. Vậy mà khi truyền thông cánh tả nước Mỹ tuyên bố ông Biden chiến thắng thì họ đều gần như ngay lập tức gửi điện chúc mừng ông Biden. Tôi không thể hiểu được họ làm như vậy xuất phát từ mục đích gì?"
Cậu con trai đang học lớp 4 tiểu học hỏi chen ngang: "Ai thắng cử tổng thống rồi ạ?"
Tôi trả lời rằng: "Vẫn còn chưa biết, bởi vì xuất hiện gian lận bầu cử, có thể cần Tòa án Tối cao phán quyết".
Cậu con trai rõ ràng là không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, nó hỏi tiếp: "Cuối cùng ai sẽ thắng cử tổng thống ạ?"
Tôi nghĩ một lát rồi hỏi con: "Giả sử ở lớp con có một bạn học sinh khi làm bài thi đã gian lận, thế thì thầy giáo sẽ cho bạn đó bao nhiêu điểm? Ví dụ bạn đó tự làm bài được 70 điểm, nhờ gian lận mà được thêm 20 điểm, tổng cộng là 90 điểm. Sẽ cho bạn đó 70 điểm chăng?"
Cậu con trai trả lời: "Bạn đó sẽ không được điểm nào".
"Tại sao?" - tôi hỏi.
"Thành tích thi của bạn đó sẽ bị xóa bỏ" - cậu con trai trả lời.
"Con trả lời rất đúng. Nói cho con biết nhé, truyền thông đang nói phiếu bầu của ông Biden nhiều hơn ông Trump, nhưng phiếu bầu của ông Biden xuất hiện vấn đề gian lận số lượng lớn".
"Con biết rồi, các phiếu bầu cho ông Biden sẽ không có hiệu lực, ông Trump sẽ thắng cử".
"Con nói rất đúng, nếu Tòa án Tối cao phán quyết công chính thì ông Trump sẽ thắng cử nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo".
Khoảng 3 ngày trước, cậu con trai nói với tôi rằng, khối lớp 4 của chúng (tổng có 2 lớp, mỗi lớp 30 học sinh) vào hôm thứ 3 đã tiến hành bỏ phiếu giả định, tuyệt đại đa số học sinh bỏ phiếu cho ông Biden, chỉ có vài người bỏ phiếu cho ông Trump.
Tôi hỏi con trai: "Con đã bỏ phiếu cho ai?"
"Con đã bỏ phiếu cho ông Trump" - cậu con trai trả lời.
Con trai tôi còn nhỏ tuổi, hai vợ chồng chúng tôi cũng rất ít khi thảo luận về sự kiện bầu cử trước mặt con trai. Nhưng con trai thường hỏi một số vấn đề tò mò, ví dụ như hỏi chúng ta sinh ra ở đâu? Tại sao đến nước Mỹ? Tại sao không trở về Trung Quốc? và rất nhiều vấn đề khác tương tự. Chúng tôi nói với con rằng ĐCSTQ không tốt nên chúng ta ở lại nước Mỹ. Chúng tôi có dạy con một số khái niệm phân biệt thiện - ác, tốt - xấu.
Những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia dân cử lẽ ra phải hiểu rất rõ chế độ tuyển cử là nền móng của xã hội của thế giới tự do, hủy hoại chế độ tuyển cử này thì có nghĩa là hủy hoại nền móng của tòa nhà.
Cuộc trò chuyện với con trai này cũng đã gợi mở cho tôi rằng: Nếu những nguyên thủ quốc gia của các quốc gia phương Tây này có tiêu chuẩn đạo đức nhất định, không phải vì lợi ích, thì họ có thể lựa chọn chờ đến sau khi có kết quả phán quyết của Tòa án Tối cao, rồi mới gửi điện chúc mừng tổng thống, như thế mới xác đáng.
Còn có rất nhiều hãng truyền thông chủ lưu nắm giữ nhiều nguồn thông tin, nếu họ để ý đến cử tri, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp truyền thông, thế thì họ sẽ không che giấu sự thật, không tạo tin giả để lừa dối độc giả và khán giả.
Ngay cả một học sinh tiểu học còn hiểu rõ đạo lý đơn giản này, lẽ nào những người làm truyền thông chủ lưu, những nguyên thủ quốc gia của các nước phương Tây đã quên mất kiến thức cơ bản nhất để làm người như thế này sao? Nếu một chế độ hoặc cơ chế tuyển cử mất đi sự công bằng và thành tín, thế thì chế độ tuyển cử dân chủ đó sẽ biến thành thủ đoạn chuyên chế của kẻ độc tài.
Trung Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét