Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Tên đúng: Hội Nhà văn chính là Hội… bưng bô

Tôi rất ủng hộ bài này. Trên trang fb của tôi, có người tranh luận bảo vệ các nhà văn khi tôi chửi họ là lũ lợn. Tôi đã trả lời thế này: Làm nghề nào thì sống bằng nghề đó. Riêng nghề văn thì sống bằng tiền lương nhà nước trả dù không làm gì cho nhà nước; vậy có công bằng không ? Có thể có một số nhà văn tử tế, nhưng chắc rất ít vì hội này ít kết nạp hội viên mới, nên toàn đám già. Đám già có một số người nhận ra sai lầm đã bỏ hội rồi. Hầu như văn thơ ca nhạc của đám già trước đổi mới 1986 là nịnh bợ chính quyền và xuyên tạc sự thật, lừa dối nhân dân. Tôi rất căm giận văn thơ về đề tài chiến tranh của họ, họ ăn lương nhà nước để viết thơ văn và bài hát ca tụng lãnh đạo và lừa bịp nhân dân; nhiều thế hệ xung phong ra trận để hy sinh. Hồi 1979-1981 tôi ủng hộ các bác Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu... đòi đánh giá lại nền văn học VN, nhưng đám đấy bị Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hà Xuân Trường... đem ra kỷ luật nên tan hết. Thử nhìn ảnh chúng tranh nhau ăn, tranh nhau bỏ phiếu, tranh nhau nói thì thấy có giống lợn không ? Nên đọc bài của nhà văn Nguyễn Quang Vinh xem chúng ăn nói thế nào, ăn xong bỏ chạy không trả tiền như thế nào... Lão Hữu Thỉnh chạy xin bổng lộc của trên hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để rồi chúng nó xúm lại tranh cướp như lũ lợn tranh ăn. Thế nên Nhà văn Yên Thao mới viết thơ rằng: Ghét nhau cùng chiếu không ngồi / Cùng chai không uống , cùng nồi không ăn / Chỉ trừ có hội nhà văn / Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào. Hôm qua tôi đọc bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh (em bọ Lập) kể về Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam đang diễn ra mà căm giận. Nó lộm nhộm, quân hồi vô phèng. Đúng 100% là đại hội của một đám bưng bô, cầm trym cho lãnh đạo đái rồi kéo khoá quần hộ luôn. Nó thể hiện bản chất một bọn dối trá và đạo đức giả dùng văn thơ chỉ có mục đích cuối cùng kiếm bát cơm manh áo. Tất cả những hiện trạng đất nước bọn chúng đều biết rất rõ nhưng không dám mở miệng cũng chỉ vì sợ mất miếng ăn. Vô cùng khinh bỉ đám nhà văn VN thời hiện đại.
Hãy gọi tên cho đúng: Hội Nhà văn chính là Hội… bưng bô
fb Vũ Hữu Sự - 
Thế là đại hội Hội nhà văn Việt Nam khóa X đã “thành công rực rỡ”. Ông “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta” về vườn, nhường ghế cho “Kẻ ám sát cánh đồng”. Sự kiện này gợi cho tôi một vài suy nghĩ về cái hội mà tôi cũng có một chân trong đó.
Quang cảnh buổi “liên hoan” của Hội nhà 
văn hôm 24/11/2020. Ảnh: Nguyễn Văn Nghĩa
Hồi mới lên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà, tôi là một thanh niên 24 tuổi, còn Tạ Duy Anh 19 tuổi. Chúng tôi gặp nhau, quen nhau vì cùng có sự đam mê viết lách. Lúc đó, nhìn dòng chữ “Hội nhà văn Việt Nam” in dưới tiêu đề tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi thấy một cảm giác ngưỡng mộ, thiêng liêng dâng lên trong lòng. Và mỗi khi đọc một tác phẩm, thấy dưới tên tác giả chua thêm những chữ như nhà văn, nhà thơ, giáo sư, tiến sỹ, trong lòng chúng tôi đều có cái cảm giác ngưỡng mộ ấy. Hội nhà văn, khi ấy, với chúng tôi, là một tòa lâu đài của tri thức, của nhân cách và của lòng dũng cảm.

Rồi thì vào năm 1993, sau khi học xong khóa IV của trường viết văn Nguyễn Du, chúng tôi cũng trở thành hội viên của cái hội mà trước đó trong mơ tôi cũng chẳng dám nghĩ đến việc mình được gia nhập vào nó.

Nhưng rồi càng ngày, tôi càng nhận chân ra gương mặt của nó. Hơn một nghìn hội viên của cái hội được coi là sang trọng nhất nước này, tất cả đều cúc cung dưới cái gậy chỉ huy của Ban tư tưởng Trung ương, mà ngày nay là Ban Tuyên giáo trung ương.

Toàn bộ nền văn học Việt Nam, kể từ tháng 8/1945 đến nay “mùa nào thức ấy” dưới cái gậy đó. Khi cải cách ruộng đất nổ ra, tiêu diệt thẳng thay hàng trăm ngàn người thuộc tầng lớp tinh hoa của nông thôn, thì có ngay “giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ/ cho ruộng đồng xanh tốt, thuế mau xong/ cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng/ thờ Stalin, thờ Mao Trạch Đông bất diệt” và “thắp đuốc cho tỏ sân đình/ thắp đuốc cho sáng đường làng đêm nay/ lôi cổ chúng nó ra đây/ đập đầu xuống đất, đọa đầy chết thôi”…

Thời chống Mỹ, có hàng nghìn tác phẩm trở thành thủ phạm khiến cho “trong một đêm, hai nghìn người xuống đồng bằng/ sáng hôm sau quay về, còn có ba mươi”. Những tác phẩm được gọi là văn chương ấy thực ra không có văn, chúng chỉ là những tác phẩm minh họa, những tác phẩm bưng bô, mà nói như GS Phạm Vĩnh Cư là “chúng rất giống tiểu thuyết, rất giống thơ”. Không chịu bưng bô ư? Hãy lấy những tấm gương Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán… mà soi.

Thời kỳ đầu của “đổi mới (thực ra là quay trở về với cái cũ)”, tuy ông Nguyễn Minh Châu đã viết “Lời ai điếu” cho thứ văn chương minh họa, bưng bô đó. Nhưng từ ngày có “Lời ai điếu” đến nay, tình hình vẫn vậy. Bất công trong xã hội càng ngày càng chồng chất, án oan nhiều như lá rừng. Những vụ cưỡng chế đất tàn bạo như Thủ Thiêm, Văn Giang, Lộc Hưng… Không một nhà văn nào dám mở mồm.

Chỉ riêng năm 2020 này, có hai sự kiện làm chấn động lương tâm xã hội. Đó là vụ tập kích vào làng Hoành xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN), một ngôi làng không có bất cứ một ai vi phạm pháp luật vào 3 giờ ngày 9/1/2020 để giết, phanh bụng một lão đảng viên 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng. Và thứ hai là vụ giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, với bản án giám đốc thẩm mất dạy, bất nhân, ngồi xổm lên pháp luật.

Với vụ án Hồ Duy Hải, trong hơn một nghìn hội viên hội nhà văn Việt Nam, những người được cho là đại diện cho lương tâm của dân tộc, chỉ lác đác có một vài người dám lên tiếng nói được một vài phần sự thật. Còn vụ Đồng Tâm, ngoài nhà văn Tạ Duy Anh ra, không có bất cứ một ai dám mở mồm. Tất cả đều trở thành những con hến.

Chao ôi, hội nhà văn của tôi. Một cái hội được sinh ra với mục đích để bưng bô, và nó đã bưng bô một cách hoàn hảo. Không những thế, nó còn cổ vũ, hô hào để cả triệu thanh niên “có thể biến thiên nhiên thành điện, thép” lao vào chỗ chết. Và đó cũng là tội ác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét