Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho mô hình tăng trưởng hiện tại
Tác giả là nhà kinh tế học Matthew C. Klein và Giáo sư Michael Pettis
fb Thiện Nhân • Các chuyên gia kinh tế vĩ mô không có đánh giá lạc quan về mô hình tăng trưởng kinh tế mà hiện Trung Quốc đang theo đuổi. Mô hình này dường như chỉ làm thổi phồng lên các sai lầm quá khứ, tiếp tục lờ đi các lỗ hổng và yếu điểm về thể chế kinh tế cần phải khắc phục. Điều này sẽ khiến cho rủi ro mới tích tụ nhanh hơn cùng các rủi ro cũ. Dự báo Trung Quốc sẽ phải tiếp tục trả giá đắt trong tăng trưởng, xử lý nợ và bong bóng tài sản ngay trong tương lai gần… Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thập kỷ tăng trưởng thấp vì của cải chỉ chảy vào một nhóm tinh hoa.Hiện Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới, đứng sau Mỹ. (Ảnh: Shutterstock)
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi nhanh nhờ xuất khẩu hàng hóa chống dịch và đại dịch bùng phát nghiêm trọng trở lại trên toàn cầu - nhưng sử dụng công cụ chính sách tăng trưởng cũ nhắm vào việc thúc đẩy nợ, mở rộng chi tiêu chính phủ, đầu tư hạ tầng chứ không hỗ trợ người lao động - đã làm suy yếu gốc rễ của nền kinh tế.
Đó là sức tiêu dùng hao mòn do bất bình đẳng thu nhập, là bong bóng nợ trong hệ thống tài chính và các doanh nghiệp, bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán không ngừng bơm lớn do đầu cơ... Và cái giá phải trả sẽ rất đắt, sớm thôi...
Trung Quốc đang và sẽ phải trả giá bằng tình trạng mất cân bằng ngày càng trầm trọng, đe dọa triển vọng tăng trưởng dài hạn của đất nước.
Vào tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã mô tả nền kinh tế Trung Quốc là “không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và không bền vững”. Ông giải thích, vấn đề là tăng trưởng được tạo ra áp đảo bởi đầu tư vào nợ hơn là chi tiêu của người tiêu dùng.
Một màn hình hiển thị tổng doanh số bán hàng vào cuối lễ hội mua sắm Ngày Độc thân tại trung tâm truyền thông Lễ hội mua sắm toàn cầu Tmall 2020 ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 2020. ( Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)
Đó không phải là một sự tình cờ, mà là hệ quả cần thiết của mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc, mô hình chuyển giao quyền chi tiêu của đại đa số người dân Trung Quốc một cách có hệ thống cho giới tinh hoa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các doanh nghiệp có liên hệ chính trị.
Do đó, bất chấp cam kết rõ ràng của các quan chức hàng đầu Trung Quốc trong việc tái cân bằng nền kinh tế, việc họ không muốn thay đổi các đặc điểm cơ bản của mô hình đó đã ngăn cản những thay đổi có ý nghĩa đối với cơ cấu hoạt động kinh tế.
Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra cảnh báo, chỉ có 37% sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc là do người Trung Quốc tiêu thụ. Tính đến năm 2019 - bất chấp quan điểm của một số nhà bình luận rằng chính phủ đang đạt được tiến bộ có ý nghĩa đối với mục tiêu của mình - tỷ trọng hầu như không tăng lên - chỉ đạt 39%. Đó là mức cực kỳ thấp.Không cân bằng: Người dân tiêu dùng Trung Quốc được phân chia càng ngày càng ít giá trị mà họ tạo ra trong sản xuất, do nguồn lực được tái điều chuyển cho đầu tư tài sản cố định và phục vụ xuất khẩu ròng
Đó không phải là một sự tình cờ, mà là hệ quả cần thiết của mô hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc, mô hình chuyển giao quyền chi tiêu của đại đa số người dân Trung Quốc một cách có hệ thống cho giới tinh hoa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các doanh nghiệp có liên hệ chính trị.
Do đó, bất chấp cam kết rõ ràng của các quan chức hàng đầu Trung Quốc trong việc tái cân bằng nền kinh tế, việc họ không muốn thay đổi các đặc điểm cơ bản của mô hình đó đã ngăn cản những thay đổi có ý nghĩa đối với cơ cấu hoạt động kinh tế.
Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra cảnh báo, chỉ có 37% sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc là do người Trung Quốc tiêu thụ. Tính đến năm 2019 - bất chấp quan điểm của một số nhà bình luận rằng chính phủ đang đạt được tiến bộ có ý nghĩa đối với mục tiêu của mình - tỷ trọng hầu như không tăng lên - chỉ đạt 39%. Đó là mức cực kỳ thấp.Không cân bằng: Người dân tiêu dùng Trung Quốc được phân chia càng ngày càng ít giá trị mà họ tạo ra trong sản xuất, do nguồn lực được tái điều chuyển cho đầu tư tài sản cố định và phục vụ xuất khẩu ròng
Nợ tăng mạnh nhưng chỉ ngấm vào sản xuất, đầu cơ mà không hỗ trợ tiêu dùng
Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán tấn công, chính phủ Trung Quốc có cơ hội thay đổi mọi thứ. Họ có thể theo chân người châu Âu bằng cách trả tiền cho các công ty để giữ người lao động trong biên chế, ngay cả khi đất nước tạm thời đóng cửa vì sức khỏe cộng đồng.
Chính phủ Hoa Kỳ (trong thời gian ngắn) đã mang lại cho người Mỹ một cơn gió lớn thông qua sự kết hợp của thanh toán tiền mặt một lần, trợ cấp thất nghiệp nâng cao, các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ giữ lại nhân viên, trợ cấp có mục tiêu cho nông dân và hệ thống bệnh viện, và sự miễn trừ về khoản nợ sinh viên.
Nếu Trung Quốc theo cách đó, thì bất kỳ lựa chọn nào trong số đó sẽ giúp bảo vệ hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc - vốn dễ bị tổn thương về kinh tế - khỏi tác động tiêu cực của đại dịch, đồng thời cũng hỗ trợ mục tiêu dài hạn là tái cân bằng hướng tới tiêu dùng nội địa cao hơn.
Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc ưu tiên dựa vào các công cụ mà họ biết cách sử dụng. Cho vay trong nước bùng nổ, thúc đẩy sự hồi sinh đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và xây dựng khu dân cư, đặc biệt là trong lĩnh vực tiện ích và khai khoáng. Đồng thời, sự sụt giá tiền tệ đã trợ cấp cho các nhà xuất khẩu trong khi làm tăng giá nhập khẩu của người tiêu dùng Trung Quốc.Bơm tín dụng: cung tín dụng Trung Quốc bùng nổ năm 2020 do tăng cho vay của NHTM quốc doanh, tăng phát hành trái phiếu từ chính quyền địa phương, và mở rộng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (đen: vay đồng nội tệ CNY, xanh nhạt: tín dụng ngầm, xanh đậm: trái phiếu chính phủ, ghi: trái phiếu doanh nghiệp)
Trong năm nay, các khoản cho vay mới tăng mạnh khiến “tổng tín dụng cho nền kinh tế thực” lên tới 31 nghìn tỷ CNY, tăng gần 10 nghìn tỷ CNY so với năm 2019 (năm 2019, tổng tín dụng cho nền kinh tế thực là 21,5 nghìn tỷ CNY).
Tín dụng tăng cho mọi khu vực, nhưng mức tăng lớn nhất tập trung vào trái phiếu chính quyền địa phương và tín dụng ngân hàng. Tổng cung tín dụng cho nền kinh tế (AFRE) đang lưu hành trong tháng 10 cao hơn 13,7% so với năm ngoái - tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ giữa năm 2016 và tăng so với tốc độ tăng trưởng hàng năm dưới 11% vào tháng Giêng.
Cung tiền và tín dụng quá mức đã khiến mọi ngành kinh tế được hưởng lợi nhưng cũng đồng thời ngấm vào các ngành có thực trạng đầu cơ cao, hiện đã quá dư thừa tại Trung Quốc. Giá bất động sản tăng mạnh, thị trường chứng khoán tăng khó hiểu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới chật vật vì Covid-19; và làn sóng phá sản, mất khả năng trả nợ trong khu vực doanh nghiệp gia tăng.
Bên cạnh đó, tín dụng tăng mạnh nhưng đầu tư tài sản cố định của khu vực doanh nghiệp rất khiêm nhường. Tỷ lệ xây dựng nhà theo năm tăng 7% so với 10 tháng đầu năm 2019, trong khi đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước tăng 5% so với 10 tháng đầu năm 2019. (Đầu tư tư nhân từ đầu năm đến nay thấp hơn năm ngoái, trong khi tổng vốn đầu tư không bao gồm bất động sản tăng 2% so với năm ngoái).Tiêu dùng đến nay (so với năm ngoái ) (đồ thị màu đen: đầu tư TS cố định, đồ thị màu xanh: BĐS)
Hiệu quả ròng của tất cả những điều này là sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc đã phục hồi tốt hơn nhiều so với chi tiêu bán lẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng công nghiệp chế tạo tăng 2,4% so với 10 tháng đầu năm 2019 trong khi chi tiêu bán lẻ giảm 5,9% so với năm ngoái.
Chỉ tập trung vào tháng gần đây nhất, hoạt động công nghiệp trong tháng 10 (bao gồm khai thác và dịch vụ tiện ích) cao hơn 2% so với mức đỉnh trước đại dịch, trong khi chi tiêu bán lẻ vẫn thấp hơn một chút so với tháng 12 năm 2019 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.Phục hồi không đều: Khu vực sản xuất tăng trưởng nhanh hơn nhiều khu vực tiêu dùng (vốn thấp hơn các mức trước đây và khoảng 7% thấp hơn xu hướng); đường đồ thị màu đen: sản xuất công nghiệp trừ xây dựng, đường đồ thị màu xanh: bán lẻ trừ thực phẩm và xăng dầu
Sự không đồng đều giữa sản xuất và tiêu dùng đã góp phần khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt so với phần còn lại của thế giới , và do đó khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới ngày càng gia tăng. (Bản thân cán cân thương mại Mỹ-Trung không có nhiều chuyển động tích cực, điều đó đem lại ít ý nghĩa)
Michael Pettis , giáo sư tài chính tại trường kinh doanh của Đại học Bắc Kinh cho rằng: “Đây phần lớn là hậu quả của phản ứng chính sách từ phía cung của Bắc Kinh đối với vấn đề chủ yếu là phía cầu”
Nền cát lún
Giáo sư Michael Pettis - chuyên gia hàng đầu về kinh tế Trung Quốc nhận định trên tờ Financial Times: “Nói cách khác, sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc (và trên thế giới, nói chung) đòi hỏi sự phục hồi của nhu cầu, kéo theo đó là sự phục hồi của nguồn cung. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra. Thay vào đó, Bắc Kinh đang đẩy mạnh nguồn cung, chủ yếu là vì nước này phải giảm tỷ lệ thất nghiệp càng nhanh càng tốt. Chính lực đẩy từ phía cung này đang kéo theo cầu”.
Đồ thị cho thấy, sức mua của người dân Trung Quốc bị đánh gục, thấp hơn nhiều so với sức tăng của sản xuất, thậm chí khoảng cách giữa sức mua của người dân và sức tăng của sản xuất đang giãn cách ngày một lớn.
Công nhân từ hãng thương mại điện tử khổng lồ JD.com của Trung Quốc chuẩn bị bưu kiện để giao hàng tại trung tâm hậu cần chính của công ty , ngày 11 tháng 11 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)
Mô hình phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc nhất thiết phải làm tăng khoảng cách giữa tổng cầu và tổng cung bền vững, như biểu đồ chỉ ra rõ ràng sự bất cân đối này. Sự bất cân đối này có thể giải quyết theo hai cách.
Thứ nhất, Trung Quốc có thể giải quyết phần cung dư thừa trong nước bằng cách tăng xuất khẩu (tăng thặng dư thương mại). Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc giảm do tổng cầu thế giới đều giảm mạnh, bản thân chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị phá vỡ, dòng tiền ngoại quay đầu tháo chạy, vậy nên Trung Quốc khó có thể theo đuổi sách lược này.
Khi xuất khẩu khó khăn, làn sóng vỡ nợ trái phiếu ngoại của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ lớn hơn và mạnh hơn trong năm 2020 và 2021.
Thứ hai, Trung Quốc có thể kích thích tiêu dùng và sản xuất trong nước thông qua tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng. Nhưng do đầu tư công của Trung Quốc phần lớn không hiệu quả, việc này tiếp tục làm gia tăng gánh nặng nợ công tại Trung Quốc vốn đã rất lớn, dù chưa được thống kê đầy đủ.
Và đây chính xác là những gì chúng ta đã thấy trong dữ liệu. Đầu tư tài sản cố định tăng, dẫn đầu là đầu tư khu vực công thậm chí còn tăng nhanh hơn và thặng dư thương mại của Trung Quốc, hiện đạt khoảng 4-5% GDP.
Như vậy, số liệu vĩ mô và cả lý thuyết kinh tế tại Trung Quốc chứng minh rằng “sự phục hồi” của Trung Quốc không dựa vào xuất khẩu, cũng không hề dựa vào tiêu dùng trong nước khi cầu trong nước suy giảm mạnh, gần 1 tỷ dân có thu nhập ở mức đói nghèo (chỉ vào khoảng 140 USD/tháng), mà đơn thuần được bơm phồng thêm bởi đầu tư công. Điều đáng nói là “diệu dược” cho nền kinh tế Trung Quốc lúc này không phải là đầu tư công, mà phải là nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Nhưng điều đó đòi hỏi quá lớn về mặt chính trị, khi ĐCSTQ phải chấp nhận sự chuyển dịch của cải giữa các giai tầng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc ĐCSTQ phải hi sinh đặc quyền, đặc lợi về kinh tế (thậm chí cả chính trị) của của đảng viên, thân hữu với chính quyền, thì mới có thể tạo ra một môi trường với cơ hội việc làm, kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, sáng tạo.
Lúc đó, khoảng cách giàu nghèo và thu nhập giữa các tầng lớp mới có thể được thu hẹp.
Sự phục hồi này sẽ không bền vững nếu không có sự chuyển đổi đáng kể của nền kinh tế, và trừ khi Bắc Kinh nhanh chóng thực hiện phân phối lại thu nhập trong nước, nếu không tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm hơn của các đối tác thương mại, hoặc cuối cùng là đảo ngược tăng trưởng trong nước bởi nợ tại Trung Quốc đã quá lớn.
Cát có thể lún trước khi nền kinh tế Trung Quốc kịp phục hồi...
Tác giả: nhà kinh tế học Matthew C. Klein và Giáo sư Michael Pettis. Ông Klein là nhà bình luận kinh tế của tạp chí Barron. Ông cũng đang viết một cuốn sách về cách bất bình đẳng bóp méo nền kinh tế toàn cầu và đe dọa sự tồn tại của hệ thống thương mại mở. Trước đây, ông đã viết bài phân tích tài chính cho Financial Times, Bloomberg và The Economist, và từng là cộng tác viên đầu tư tại Bridgewater Associates.
Michael Pettis là giáo sư tài chính tại khoa quản lý Guanghua tại Đại học Bắc Kinh. Giáo sư Pettis là diễn giả và nhà văn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ông đã xuất bản hai cuốn sách về chủ đề này.
Thiện Nhân
Mô hình phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc nhất thiết phải làm tăng khoảng cách giữa tổng cầu và tổng cung bền vững, như biểu đồ chỉ ra rõ ràng sự bất cân đối này. Sự bất cân đối này có thể giải quyết theo hai cách.
Thứ nhất, Trung Quốc có thể giải quyết phần cung dư thừa trong nước bằng cách tăng xuất khẩu (tăng thặng dư thương mại). Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc giảm do tổng cầu thế giới đều giảm mạnh, bản thân chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị phá vỡ, dòng tiền ngoại quay đầu tháo chạy, vậy nên Trung Quốc khó có thể theo đuổi sách lược này.
Khi xuất khẩu khó khăn, làn sóng vỡ nợ trái phiếu ngoại của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ lớn hơn và mạnh hơn trong năm 2020 và 2021.
Thứ hai, Trung Quốc có thể kích thích tiêu dùng và sản xuất trong nước thông qua tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng. Nhưng do đầu tư công của Trung Quốc phần lớn không hiệu quả, việc này tiếp tục làm gia tăng gánh nặng nợ công tại Trung Quốc vốn đã rất lớn, dù chưa được thống kê đầy đủ.
Và đây chính xác là những gì chúng ta đã thấy trong dữ liệu. Đầu tư tài sản cố định tăng, dẫn đầu là đầu tư khu vực công thậm chí còn tăng nhanh hơn và thặng dư thương mại của Trung Quốc, hiện đạt khoảng 4-5% GDP.
Như vậy, số liệu vĩ mô và cả lý thuyết kinh tế tại Trung Quốc chứng minh rằng “sự phục hồi” của Trung Quốc không dựa vào xuất khẩu, cũng không hề dựa vào tiêu dùng trong nước khi cầu trong nước suy giảm mạnh, gần 1 tỷ dân có thu nhập ở mức đói nghèo (chỉ vào khoảng 140 USD/tháng), mà đơn thuần được bơm phồng thêm bởi đầu tư công. Điều đáng nói là “diệu dược” cho nền kinh tế Trung Quốc lúc này không phải là đầu tư công, mà phải là nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Nhưng điều đó đòi hỏi quá lớn về mặt chính trị, khi ĐCSTQ phải chấp nhận sự chuyển dịch của cải giữa các giai tầng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc ĐCSTQ phải hi sinh đặc quyền, đặc lợi về kinh tế (thậm chí cả chính trị) của của đảng viên, thân hữu với chính quyền, thì mới có thể tạo ra một môi trường với cơ hội việc làm, kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, sáng tạo.
Lúc đó, khoảng cách giàu nghèo và thu nhập giữa các tầng lớp mới có thể được thu hẹp.
Sự phục hồi này sẽ không bền vững nếu không có sự chuyển đổi đáng kể của nền kinh tế, và trừ khi Bắc Kinh nhanh chóng thực hiện phân phối lại thu nhập trong nước, nếu không tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm hơn của các đối tác thương mại, hoặc cuối cùng là đảo ngược tăng trưởng trong nước bởi nợ tại Trung Quốc đã quá lớn.
Cát có thể lún trước khi nền kinh tế Trung Quốc kịp phục hồi...
Tác giả: nhà kinh tế học Matthew C. Klein và Giáo sư Michael Pettis. Ông Klein là nhà bình luận kinh tế của tạp chí Barron. Ông cũng đang viết một cuốn sách về cách bất bình đẳng bóp méo nền kinh tế toàn cầu và đe dọa sự tồn tại của hệ thống thương mại mở. Trước đây, ông đã viết bài phân tích tài chính cho Financial Times, Bloomberg và The Economist, và từng là cộng tác viên đầu tư tại Bridgewater Associates.
Michael Pettis là giáo sư tài chính tại khoa quản lý Guanghua tại Đại học Bắc Kinh. Giáo sư Pettis là diễn giả và nhà văn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ông đã xuất bản hai cuốn sách về chủ đề này.
Thiện Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét