Vì an ninh quốc gia, TT Donald Trump kêu gọi chấm dứt điều khoản bảo vệ các ‘ông lớn’ truyền thông
Tổng thống Donald Trump kêu gọi chấm dứt mục 230 - điều khoản bảo vệ đối với các công ty Internet. Bởi suy cho cùng, quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất không bao gồm quyền nói sai sự thật và gây hại cho người khác. "Vì mục đích An ninh Quốc gia, Mục 230 phải được chấm dứt ngay lập tức !!!" Tổng thống Trump đã đăng trên Twitter vào cuối thứ Năm (ngày 26/11).
Donald J. Trump
@RealDonaldTrump
For purposes of National Security, Section 230 must be immediately terminated!!!
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục trước khi ký lệnh hành pháp liên quan đến việc điều chỉnh mạng xã hội (gồm cả Twitter, Google) vào ngày 28 tháng 5 năm 2020 tại Washington, DC. (Ảnh của Doug Mills-Pool / Getty Images)Donald J. Trump
@RealDonaldTrump
For purposes of National Security, Section 230 must be immediately terminated!!!
Pha hùng biện ‘ngược đời’ của CEO Twitter
Đầu tháng này, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R-TX) đã “xung đột” với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey về việc công ty của ông ta sử dụng "cảnh báo" trên các tweet liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ 2020.
Sau khi tuyên bố mình không liên quan đến vấn đề gian lận cử tri, Dorsey cho biết Twitter đang gắn nhãn các bài đăng “để mọi người có thêm thông tin”.
Thượng nghị sĩ Cruz chỉ trích rằng: “Các anh đang đưa ra một trang [để tuyên bố rằng] gian lận cử tri dưới bất kỳ hình thức nào là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ”.
Ông Cruz cho rằng điều đó thể hiện một lập trường không hoàn toàn chính xác, không liên kết đến một thực tiễn rộng hơn (khi có khả năng rất lớn là cuộc bầu cử này đã bị gian lận); và khi Twitter làm điều đó, hãng này chính là đang định hướng dư luận.
“Các anh có quyền đảm nhận vị trí chính sách, nhưng không được giả vờ mình không phải là nhà sản xuất [thông tin]”, Cruz nói.
Vào tháng 10/2020, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai cho biết cơ quan này sẽ “làm rõ những điều không rõ ràng” trong một điều khoản "cấp quyền miễn trừ" cho các công ty công nghệ hoạt động như những “nền tảng”.
Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey dự một phiên điều trần về tính minh bạch và trách nhiệm của Twitter tại Capitol Hill, ngày 5 tháng 9 năm 2018 tại Washington, DC (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)
Facebook, Twitter không phải là các tác nhân trung lập
Nhiều người cho rằng Facebook, Twitter, Google và những “ông lớn” khác đã hành động giống như "nhà xuất bản tin tức" khi họ kiểm duyệt nội dung.
“Vẻ đẹp của Mục 230 là nó bảo vệ các công ty trung lập khỏi trách nhiệm pháp lý”, giám đốc điều hành của Parler, John Matze, nói với The Kyle Olson Show vào tháng trước, thú nhận rằng ông không phải là luật sư, mà là một kỹ sư.
“Với tư cách là người sáng lập (của Parler), tôi thích Mục 230, đặc biệt là đối với chúng tôi, vì chúng tôi ở một vị trí trung lập. Chúng tôi không xem trọng nội dung của người dùng”, ông nói và cho biết thêm rằng người dùng cần có “trải nghiệm của riêng họ”.
“Vấn đề với Mục 230 là Facebook và Twitter đã vi phạm Mục 230 vì họ không phải là các tác nhân trung lập, họ đóng vai trò là nhà xuất bản [thông tin]”, Matze nói.
“Trong suốt nhiệm kỳ của tôi tại Ủy ban Truyền thông Liên bang, tôi đã ủng hộ sự công bằng, tính minh bạch và quyền tự do ngôn luận”, ông Pai nói.
Ông cho rằng các công ty truyền thông xã hội có quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. Nhưng quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất không bao gồm quyền nói sai sự thật và gây hại cho người khác.
Tác giả: Kyle Olson là phóng viên của Breitbart News. Anh ấy cũng là người dẫn chương trình “The Kyle Olson Show”, được phát trên các đài phát thanh Michigan vào các ngày thứ Bảy.
Thanh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét