Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

The Economist: Đảng CSVN sẽ có lãnh đạo mới

Cả hai ông Vượng và Phúc đều là những người cộng sản thâm căn cố đế nên không phù hợp làm lãnh đạo đất nước VN, nhưng nếu như Đảng độc quyền chỉ giới thiệu 2 người này và người dân buộc phải chọn một trong hai để bầu làm lãnh đạo cao nhất của đất nước thì tôi chọn ông Phúc vì ông Phúc là người làm việc chứ không phải ngồi chơi như ông Vượng, dù có thể ông Phúc làm 10 việc thì hơn một nửa vì lợi ích nhóm và dưới một nửa vì lợi ích dân. Tôi vẫn đợi xem các ông xử lý vụ Hồ Duy Hải thế nào. Vụ này liên quan đến quá nhiều quan chức cao cấp bậc nhất, cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu nhưng vẫn can thiệp, chỉ đạo việc triều chính. Vụ này có liên quan trực tiếp tới ông Vượng vì khi xảy ra hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình Hồ Duy Hải, ông Vượng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
The Economist: Đảng cộng sản Việt Nam sẽ có lãnh đạo mới
Hai người được nhắm đến cho vị trí lãnh đạo hàng đầu là Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư và là người trung thành với đương kim tổng bí thư, và Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng. Mặc dù cả hai đều là những người cộng sản thâm căn cố đế, và đảng sẽ mãi là ưu tiên một, ai thắng cũng sẽ cần phải là một người rất thực dụng. Tổng bí thư sẽ phải nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc để giữ cho tinh thần chống Trung Quốc trong nước được kiểm soát, đồng thời chống lại sự lôi kéo của một phe trong đảng muốn xoay trục nhanh hơn về phía Mỹ.

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13. Những đảng viên trung thành sẽ gật đầu tán thưởng người chiến thắng trong nội bộ đảng để trở thành tổng bí thư mới. Sau đó, tổng bí thư mới sẽ đặt ra các ưu tiên cho những năm tới.

Trung Quốc sẽ là chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận. Mối quan hệ của Việt Nam với nước láng giềng phương Bắc luôn luôn phức tạp. Trong năm tới, thậm chí sẽ còn phức tạp hơn vậy nữa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở phần lớn biển Đông và sẽ xâm phạm vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền – đôi khi là chèn ép, như đã từng xảy ra vào năm 2020 khi tàu Trung Quốc tấn công và đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Những hành động khiêu khích như vậy rất có thể khiến người Việt Nam xuống đường, gợi lại ký ức về các cuộc biểu tình hàng loạt vào năm 2014 và 2018, khi tâm lý chống Trung Quốc tạo ra một làn sóng bạo loạn.

Sự phẫn nộ của công chúng đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng chính phủ, bề ngoài vẫn duy trì một thái độ lạnh lùng đối với Trung Quốc. Nhưng Việt Nam sẽ không muốn trở thành kẻ thù với siêu cường này, ông Carlyle Thayer thuộc Đại học New South Wales nói.

Chẳng còn mấy quốc gia cộng sản còn lại là bạn của Việt Nam, và quan hệ giữa ĐCSVN và đối tác Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Quan trọng hơn, nền kinh tế của hai nước ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là nguồn nhập khẩu lớn nhất đồng thời cũng là điểm đến cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu. Hơn nữa, ông Tuong Vũ ở Đại học Oregon nói, ĐCSVN sợ đối đầu với Trung Quốc.

Do đó, ban lãnh đạo mới sẽ tiếp tục giảm thiểu rủi ro. Điều này có nghĩa là sẽ làm sâu sắc hơn các liên kết thương mại với Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời nỗ lực chống lại những bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách vun đắp quan hệ với Mỹ.

Hai người được nhắm đến cho vị trí lãnh đạo hàng đầu là Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư và là người trung thành với đương kim tổng bí thư, và Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng. Mặc dù cả hai đều là những người cộng sản thâm căn cố đế, và đảng sẽ mãi là ưu tiên một, ai thắng cũng sẽ cần phải là một người rất thực dụng.

Tổng bí thư sẽ phải nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc để giữ cho tinh thần chống Trung Quốc trong nước được kiểm soát, đồng thời chống lại sự lôi kéo của một phe trong đảng muốn xoay trục nhanh hơn về phía Mỹ. Chẳng hạn, cho Trung Quốc thấy rằng mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương này đang phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách cho phép các tàu chiến Mỹ đến thăm cảng nhiều hơn sẽ giúp lãnh đạo mới tăng cường sức mạnh. Nhưng cuối cùng, các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rằng Trung Quốc sẽ luôn ở đó và còn về lâu dài thì Mỹ có thể không.

Charlie Mccann. phóng viên Đông Nam Á, The Economist
Anh Khoa dịch

Nguồn: https://www.economist.com/the-world-ahead/2020/11/17/vietnams-communist-party-will-have-a-new-leader

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét