BÀI 6. CHÍNH SÁCH VI MÔ CỦA CHÍNH PHỦ
Bạn nghĩ gì về “Giá heo đang tăng kinh hoàng” ?
1. Bối cảnh Ra chợ, đọc báo 6 tháng đầu năm 2020, chúng ta thường nghe thấy hoặc đọc thấy câu “Giá heo tăng kinh hoàng” mà chẳng hiểu vì sao”.
Theo tin tức trên báo, từ chỗ “rớt chạm đáy” năm 2019 với mức giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg heo hơi, giá heo đã tăng kinh hoàng, tăng như chứng khoán trong suốt 6 tháng đầu năm, lên đến mức đỉnh chưa từng có là 90.000 đồng/kg heo hơi, tương đương 150 nghìn đồng /kg thịt tươi bán lẻ trong chợ.
Cơ quan chức năng cho rằng giá heo tăng nóng là do nguồn cung thiếu hụt, bởi nhiều hộ chăn nuôi, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ, đã ngưng nuôi, treo chuồng vì thua lỗ kéo dài trong năm 2019. Trong khi đó, những hộ nuôi cầm cự được cũng buộc phải giảm đàn, giảm số đầu heo. Điều này, khiến cho lượng heo xuất bán giảm, đẩy giá tăng. Lúc cao điểm, nguồn cung heo thịt đã thấp hơn khoảng 50% so với mức bình thường.
Từ tháng 5 đến tháng 10.2019, do dịch tả heo châu Phi diễn ra nặng nề khiến đàn heo nái của các đơn vị chăn nuôi tại một số địa phương hầu như không còn. Trong khi đó phải cần ít nhất 6 tháng mới có heo nái đẻ để cung cấp ra heo giống và nuôi thành heo thịt. Vì vậy hiện nay do con giống thiếu hụt nên việc tái đàn chưa được nhiều. Từ đó khiến lượng heo thịt có thể cung cấp cho thị trường giảm mạnh.Khả năng đến tháng 10 năm nay trở đi mới có thể khôi phục được đàn nái cũng như đàn heo thịt để tương đối đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng bình thường như trước đây
Tuy nhiên, theonhiều cơ quan nhà nước, các hiệp hội và chuyên gia, việc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng chỉ là một trong những nguyên nhân và không phải là nguyên nhân quyết định. Nguồn cung có giảm nhưng không khủng hoảng đến mức độ trầm trọng để giá có thể tăng nhanh như hiện nay. Thực hư việc giá tăng mạnh thời gian qua đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân sâu xa là do đâu.“Chúng tôi cũng đã tìm hiểu, tham khảo các chuyên gia và công ty nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng”, một lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi cho hay.
Đứng trước tình hình trên, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid đang hoành hành tại nhiều địa phương, kinh tế và thu nhập của người dân giảm mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khan, nhiều ý kiến cho rằng nhà nước phải đưa thịt heo vào danh mục các mặt hàng bình ổn giá, tức là được trợ giá.
Bài này phân tích tác động của chính sách trợ cấp của chính phủ đối với thịt heo.
Giả sử hàm cầu và cung thịt heo của người tiêu dùng và của nông sản trên thị trường heo nước ta như sau:
QD = - 3P+570 ; QS= P –30
2. Phân tích tình huống được thực hiện theo các nhóm.
Mỗi nhóm sẽ thực hành một số việc và trả lời các câu hỏi sau:
(i) Xác định lượng, giá cân bằng và tổng doanh thu của nông dân
Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay
QS = QD
P – 30= - 3P + 570
4P = 600
Giải hệ phương trình sẽ thu được P = 150, tức giá cân bằng trên thị trường là 150 nghìn đồng / kg thịt bán lẻ trong chợ.
ThayP mới tính được vào phương trình xác định đường cung hoặc đường cầu sẽ có Q = 120(nghìn tấn).
Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=150 (nghìn đồng / kg) và mức sản lượng Q=120(nghìn tấn)
Doanh thu của người sản xuất = P*Q = 150*120 = 18.000 (tỷ đồng)
(ii) Trợ giá cho người tiêu dùng là gì ?
Chínhphủ có nên trợ cấp giá cho người tiêu dùng đối với thịt lợn ?
- Trợ giá (price support) cho người tiêu dùng là phương thức hỗ trợ thu nhập cho người tiêu dùng bằng cách sử dụng các biện pháp hành chính và tài chính để duy trì giá lẻ bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng thấp hơn mức giá thị trường.
Trợ giá thường được thực hiện qua chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, tức là giữ giá ổn định và thấp hơn giá thị trường. Việc lựa chọn hàng hóa đưa vào danh mục bình ổn giá được xem xét, đánh giá tổng thể từ phía cơ quan quản lý lẫn các nhà sản xuất và tiêu chí lựa chọn phải là những hàng hóa thiết yếu, được tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình.
Giá của các mặt hàng bình ổn được xây dựng luôn thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 10% đến 15% nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, nhất là người có thu nhập thấp.
Chính phủ dùng ngân sách hỗ trợ các DN bán hàng bình ổn nhiều ưu đãi về vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, giảm thuế và các chi phí vận chuyển...
- Thực tế
Mục tiêu là vậy, song theo phản ánh của người tiêu dùng, kết quả thực hiện cácchương trình bình ổn thị trường ở nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều điểm bán hàng bình ổn trong các siêu thị vẫn niêm yết giá bán nhiều mặt hàng cao hơn giá thị trường
Số lượng điểm bán hàng bình ổn chưa nhiều, các điểm bán hàng bình ổn trong khu dân cư hầu như không có. Do các điểm bán hàng bình ổn giá đều tập trung tại các siêu thị, trong khi phần lớn người dân có thói quen đi chợ, cho nên không tiếp cận được với những mặt hàng này. Ðây cũng chính là hạn chế, ảnh hưởng đến nhóm đối tượng được thụ hưởng từ chương trình.
Bên cạnh đó, các mặt hàng bình ổn còn kém phong phú về mẫu mã, chủng loại, chỉ tập trung một số nhóm mặt hàng: Gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, vịt, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá, thủy hải sản tươi, đông lạnh, dầu ăn, đường ăn, rau củ tươi, giấy vở học sinh... cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của người tiêu dùng.
- Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu bậc nhất của người tiêu dùng VN nên chắc chắn Chính phủ phải đưa vào danh mục các hàng hóa được trợ giá.
Thế nào là mặt hàng thiết yếu bậc nhất của người tiêu dùng VN ?
(iii) Chính sách trợ cấp của chính phủ ảnh hưởng tới cung cầu và giá thịt heo như thế nào ?
- Chính sách
Để hỗ trợ đời sống người dân, chính phủ quyết định mức giá người dân phải trả khi mua thịt phải ngang bằng với mức giá tại thời điểm cao nhất năm trước, tức là giảm khoảng 10-15%so với giá thực tế, tương đươngvới giảm 15-20 nghìn đồng 1 kg.
Căn cứ hệ số co giãn của cung và cầu theo giá trên thị trường thịt heo, căn cứ khả năng cân đối ngân sách…, chính phủ quyết định trợ cấp 48 nghìn đồng cho mỗi kg thịt được bán trên thị trường.
Hãy xác định lượng cung cầu cân bằng, mức giá người sản xuất nhận được và mức giá người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu?
- Cân bằng mới trên thị trường
Từ phương trình đường cung và đường cầu ban đầu, có thể viết lại hàm cung và cầu theo dạng P=f(Q) như sau:
PD = - 1/3*Q+190 và PS = Q +30 (chuyển vế 2 phương trình Q=f(P))
Trong đó PD là giá người tiêu dùng phải trả ; PS là giá người sản xuất nhận được.
Khi chính phủ trợ cấp 48 nghìn đồng/kg thịt, số tiền này chính là chênh lệch giữa giá người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả.
Do đó PS – PD = 48 (lưu ý: vì trợ cấp nên PS>PD)
tức (Q +30) – (-1/3*Q+190) = 48
è 4/3*Q = 208
è Q = 208*3/4 = 156
Tại mức sản lượng Q =156, thì PS = 186 và PD = 138
PD = -156/3+190 = -52+190=138 và PS = 156+30=186
Vậy khi chính phủ trợ cấp48 nghìn đồng/kg thịt, lượng thịt cân bằng sau trợ cấp là 156 nghìn tấn, giá người tiêu dùng phải trả là 138 nghìn đồng/kg và giá người sản xuất nhận là 186 nghìn đồng/kg. Như vậy so với mức giá hiện tại là 150 nghìn đồng/kg, người tiêu dùngchỉ giảm được 12 nghìn đồng khi mua mỗi kg thịt, chưa đạt yêu cầu giảm 10%.
- Câu hỏi được đặt ra là để người tiêu dùng được mua thịt heo rẻ khoảng 20 nghìn đồng / kg so với giá thực tế, chính phủ cần trợ cấp bao nhiêu tiền cho mỗi kg ?
Câu này các nhóm tự làm.
(iv) Chính phủ đã mất bao nhiêu tiền trợ cấp? Ai là người nhận trợ cấp nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu?
Số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp được tính bằng mức trợ cấp cho mỗi kg sản lượng
S = s*Q
= 48*156 = 7488 tỷ đồng
Giá trị trợ cấp người sản xuất nhận được = (giá bán – giá sẵn sang bán).Q
SS = ss*Q
= (186-150)*156 = 5616
Giá trị trợ cấp người tiêu dùng nhận được= (giá sẵn sàng thanh toán – giá mua).Q
SD = sd*Q
= (150-138)*156 = 1872 tỷ đồng
Vậy số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp là 7488 tỷ đồng, trong đó người sản xuất nhận được 5616 tỷ đồngvà người tiêu dùng nhận 1872 tỷ đồng.
(v) Tại sao Chính phủ trợ giá cho người tiêu dùng nhưng người sản xuất được nhận trợ cấp nhiều hơn ?
Vì theođúng quy luật “Người có hệ số co giãn ít thì nhận trợ cấp nhiều và ngược lại”; điều này ngược với thuế.
Thực vậy, có thể tính hệ số co giãn tại điểm cân bằng (150, 120) như sau:
QD = - 3P+570, QS= P –30
Es = a.P/Q = 1.150/120=1,25
Ed = a.P/Q = -3.150/120=-3,75
è Người sản xuất nhận trợ cấp nhiều hơn vì giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn thấp hơn.
(vi) Chính sách trợ cấp làm tặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội thay đổi ra sao?
- Tác động của chính sách trợ cấp đối với thặng dư của người sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và nằm trên đường cung.
Trong trường hợp không trợ cấp: PS0 = (150-30)*120/2 = 7200 tỷ đồng
Trong trường hợp có trợ cấp: PS1 = (186-30)*156/2 =12168
∆PS = 12168 – 7200 = 4968
Vậy, chính sách trợ cấp làm PS tăng 4968 tỷ đồng
- Tác động của chính sách trợ cấp vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)
Thặng dư người tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Trong trường hợp không trợ cấp: CS0 = (190-150)*120/2 = 2400
Trong trường hợp có trợ cấp: CS1 = (190-138)*156/2 = 4056
∆CS= 4056-2400 = 1656
Vậy, chính sách trợ cấp làm CS tăng 1656 tỷ đồng.
- Phần mất không:
Tổng thặng dư toàn xã hội là 4968 + 1656 = 6624
Nhà nước đã chi ra: 7488 è DWL = 7488-6624=864.
(viii) Đánh giá chung: Chính sách trợ giá thịt heo có hiệu quả không ?
- Trợ giá dẫn tới bất công giống như chính sách giá trần, giá sàn (xem lại các bất công đó)
- Tuy nhiên Chính phủ vẫn phải làm. Vì sao ?
- Trợ giá (price support) cho người tiêu dùng là phương thức hỗ trợ thu nhập cho người tiêu dùng bằng cách sử dụng các biện pháp hành chính và tài chính để duy trì giá lẻ bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng thấp hơn mức giá thị trường.
Trợ giá thường được thực hiện qua chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, tức là giữ giá ổn định và thấp hơn giá thị trường. Việc lựa chọn hàng hóa đưa vào danh mục bình ổn giá được xem xét, đánh giá tổng thể từ phía cơ quan quản lý lẫn các nhà sản xuất và tiêu chí lựa chọn phải là những hàng hóa thiết yếu, được tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình.
Giá của các mặt hàng bình ổn được xây dựng luôn thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 10% đến 15% nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, nhất là người có thu nhập thấp.
Chính phủ dùng ngân sách hỗ trợ các DN bán hàng bình ổn nhiều ưu đãi về vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, giảm thuế và các chi phí vận chuyển...
- Thực tế
Mục tiêu là vậy, song theo phản ánh của người tiêu dùng, kết quả thực hiện cácchương trình bình ổn thị trường ở nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều điểm bán hàng bình ổn trong các siêu thị vẫn niêm yết giá bán nhiều mặt hàng cao hơn giá thị trường
Số lượng điểm bán hàng bình ổn chưa nhiều, các điểm bán hàng bình ổn trong khu dân cư hầu như không có. Do các điểm bán hàng bình ổn giá đều tập trung tại các siêu thị, trong khi phần lớn người dân có thói quen đi chợ, cho nên không tiếp cận được với những mặt hàng này. Ðây cũng chính là hạn chế, ảnh hưởng đến nhóm đối tượng được thụ hưởng từ chương trình.
Bên cạnh đó, các mặt hàng bình ổn còn kém phong phú về mẫu mã, chủng loại, chỉ tập trung một số nhóm mặt hàng: Gạo tẻ, thịt lợn, thịt gà, vịt, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá, thủy hải sản tươi, đông lạnh, dầu ăn, đường ăn, rau củ tươi, giấy vở học sinh... cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của người tiêu dùng.
- Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu bậc nhất của người tiêu dùng VN nên chắc chắn Chính phủ phải đưa vào danh mục các hàng hóa được trợ giá.
Thế nào là mặt hàng thiết yếu bậc nhất của người tiêu dùng VN ?
(iii) Chính sách trợ cấp của chính phủ ảnh hưởng tới cung cầu và giá thịt heo như thế nào ?
- Chính sách
Để hỗ trợ đời sống người dân, chính phủ quyết định mức giá người dân phải trả khi mua thịt phải ngang bằng với mức giá tại thời điểm cao nhất năm trước, tức là giảm khoảng 10-15%so với giá thực tế, tương đươngvới giảm 15-20 nghìn đồng 1 kg.
Căn cứ hệ số co giãn của cung và cầu theo giá trên thị trường thịt heo, căn cứ khả năng cân đối ngân sách…, chính phủ quyết định trợ cấp 48 nghìn đồng cho mỗi kg thịt được bán trên thị trường.
Hãy xác định lượng cung cầu cân bằng, mức giá người sản xuất nhận được và mức giá người tiêu dùng phải trả là bao nhiêu?
- Cân bằng mới trên thị trường
Từ phương trình đường cung và đường cầu ban đầu, có thể viết lại hàm cung và cầu theo dạng P=f(Q) như sau:
PD = - 1/3*Q+190 và PS = Q +30 (chuyển vế 2 phương trình Q=f(P))
Trong đó PD là giá người tiêu dùng phải trả ; PS là giá người sản xuất nhận được.
Khi chính phủ trợ cấp 48 nghìn đồng/kg thịt, số tiền này chính là chênh lệch giữa giá người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả.
Do đó PS – PD = 48 (lưu ý: vì trợ cấp nên PS>PD)
tức (Q +30) – (-1/3*Q+190) = 48
è 4/3*Q = 208
è Q = 208*3/4 = 156
Tại mức sản lượng Q =156, thì PS = 186 và PD = 138
PD = -156/3+190 = -52+190=138 và PS = 156+30=186
Vậy khi chính phủ trợ cấp48 nghìn đồng/kg thịt, lượng thịt cân bằng sau trợ cấp là 156 nghìn tấn, giá người tiêu dùng phải trả là 138 nghìn đồng/kg và giá người sản xuất nhận là 186 nghìn đồng/kg. Như vậy so với mức giá hiện tại là 150 nghìn đồng/kg, người tiêu dùngchỉ giảm được 12 nghìn đồng khi mua mỗi kg thịt, chưa đạt yêu cầu giảm 10%.
- Câu hỏi được đặt ra là để người tiêu dùng được mua thịt heo rẻ khoảng 20 nghìn đồng / kg so với giá thực tế, chính phủ cần trợ cấp bao nhiêu tiền cho mỗi kg ?
Câu này các nhóm tự làm.
(iv) Chính phủ đã mất bao nhiêu tiền trợ cấp? Ai là người nhận trợ cấp nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu?
Số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp được tính bằng mức trợ cấp cho mỗi kg sản lượng
S = s*Q
= 48*156 = 7488 tỷ đồng
Giá trị trợ cấp người sản xuất nhận được = (giá bán – giá sẵn sang bán).Q
SS = ss*Q
= (186-150)*156 = 5616
Giá trị trợ cấp người tiêu dùng nhận được= (giá sẵn sàng thanh toán – giá mua).Q
SD = sd*Q
= (150-138)*156 = 1872 tỷ đồng
Vậy số tiền chính phủ bỏ ra trợ cấp là 7488 tỷ đồng, trong đó người sản xuất nhận được 5616 tỷ đồngvà người tiêu dùng nhận 1872 tỷ đồng.
(v) Tại sao Chính phủ trợ giá cho người tiêu dùng nhưng người sản xuất được nhận trợ cấp nhiều hơn ?
Vì theođúng quy luật “Người có hệ số co giãn ít thì nhận trợ cấp nhiều và ngược lại”; điều này ngược với thuế.
Thực vậy, có thể tính hệ số co giãn tại điểm cân bằng (150, 120) như sau:
QD = - 3P+570, QS= P –30
Es = a.P/Q = 1.150/120=1,25
Ed = a.P/Q = -3.150/120=-3,75
è Người sản xuất nhận trợ cấp nhiều hơn vì giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn thấp hơn.
(vi) Chính sách trợ cấp làm tặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội thay đổi ra sao?
- Tác động của chính sách trợ cấp đối với thặng dư của người sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và nằm trên đường cung.
Trong trường hợp không trợ cấp: PS0 = (150-30)*120/2 = 7200 tỷ đồng
Trong trường hợp có trợ cấp: PS1 = (186-30)*156/2 =12168
∆PS = 12168 – 7200 = 4968
Vậy, chính sách trợ cấp làm PS tăng 4968 tỷ đồng
- Tác động của chính sách trợ cấp vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)
Thặng dư người tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Trong trường hợp không trợ cấp: CS0 = (190-150)*120/2 = 2400
Trong trường hợp có trợ cấp: CS1 = (190-138)*156/2 = 4056
∆CS= 4056-2400 = 1656
Vậy, chính sách trợ cấp làm CS tăng 1656 tỷ đồng.
- Phần mất không:
Tổng thặng dư toàn xã hội là 4968 + 1656 = 6624
Nhà nước đã chi ra: 7488 è DWL = 7488-6624=864.
(viii) Đánh giá chung: Chính sách trợ giá thịt heo có hiệu quả không ?
- Trợ giá dẫn tới bất công giống như chính sách giá trần, giá sàn (xem lại các bất công đó)
- Tuy nhiên Chính phủ vẫn phải làm. Vì sao ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét