BÀI 5. HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG
Bạn nghĩ gì về quản lý giá dịch vụ giữ xe tại nhà chung cư ?
1. Bối cảnh Xe máy là phương tiện đi lại và vận tải hành khách chủ yếu tại thủ đô Hà Nội. Do số lượng xe máy trên địa bàn Hà Nội hiện nay rất lớn, xấp xỉ 6 triệu xe. Một trong những vấn đề liên quan đến xe máy làm người dân bức xúc là giá gửi xe tại nhiều nơi rất cao, nhất là tại các điểm trung tâm hay tại các tòa nhà chung cư.
Ngày 15/12/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND quy định về dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018.
Bảng giá của Hà Nội cho các địa điểm được đầu tư vốn ngân sách. Với các địa điểm ngoài vốn ngân sách thì bảng giá này là bảng giá trần. Cụ thể như sau.
(i) Tại sao Nhà nước không để cung cầu tự quyết định tại mức giá cân bằng?
- Trước hết câu hỏi đặt ra là tại sao Nhà nước không để cung cầu tự quyết định tại mức giá cân bằng? Cụ thể giá gửi xe hãy để cho bên có chỗ gửi xe và người có nhu cầu gửi xe tự quyết.
Hãy tưởng tượng tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo của trông giữ xe. Giả định xung quanh Hồ Hoàn Kiếm có vô số bãi trông xe, trong con mắt người gửi xe thì các bãi trông xe này là như nhau, họ gửi đâu cũng được. Cũng giả định rằng số người có nhu cầu gửi xe ít hơn nhiều so với tổng dung lượng của các bãi gửi xe. Bãi trông xe sẽ quyết định mức giá bao nhiêu? Họ sẽ phải giảm giá để cạnh tranh với nhau; khi bãi trông giữ A để mức giá 3000 đ thì sẽ có bãi B để giá 2000đ, sau đó bãi C sẽ để mức giá 1000đ.
Các bãi trông xe chi phí cao sẽ phá sản, chuyển sang kinh doanh thứ khác ví dụ như rửa xe, quán lẩu nướng, quán cafe, xây văn phòng cho thuê,….Dần dần về dài hạn, mức giá gửi xe dừng tại mức mà không ai có thể giảm giá thêm được nữa, chỉ còn tồn tại các bãi gửi xe quản lý chi phí tốt nhất có thể tồn tại.
Trên thực tế ở Hà Nội, nếu bạn vào bất cứ bệnh viện nào của nhà nước thì làm gì có giá 3000đ cho ban ngày và 5000đ ngày đêm, hay vào các chung cư làm gì có giá gửi xe 120.000 đồng cho một tháng. Bạn cũng không thể gửi xe với giá 5000 đồng ở quanh Hồ Hoàn Kiếm hay các điểm du lịch hay các sân vận động, nhất là vào các dịp nghỉ lễ.
Điều xảy ra bình thường là người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận những mức giá cao hơn, ví dụ 10.000đ hay 150.000 đồng do người trông xe đưa ra.
Nguyên nhân do đâu ? Đó là do chủ các điểm trông xe có vị thế của nhà độc quyền.
Ví dụ giá gửi xe tại chung cư, người dân buộc phải gửi xe dưới hầm vì chỗ gửi xe gần nhất đối với họ cũng rất xa. Cư dân không có lựa chọn khác ngoài việc gửi xe nên việc áp giá trần của chính quyền lại rất quan trọng. Tương tự, phí dịch vụ nhà chung cư có thang máy cao nhất là 16.500đ được Hà Nội đặt ra tại QĐ 243 ngày 12/1/2017, trước khi có quy định này thì chung cư thu tiền phí rất cao vì người dân không có lựa chọn nào khác. Bạn mà không chấp nhận thì người ta sẽ cắt điện cắt nước, không có sự lựa chọn nào khác.
Ở bãi gửi xe hồ Hoàn kiếm, bạn trả 10.000đ trong khi vé là 5000đ mà không phàn nàn mấy vì xác định đây không phải là hoạt động thường xuyên. Còn ở chung cư nếu tòa nhà thu cao hơn bạn sẽ tố ngay vì vậy mức độ nghiêm túc áp dụng của chung cư cao hơn nhiều so với bãi gửi xe. Lúc này chung cư có thể lựa chọn phương án tiêu cực là chuyển đổi không gian giữ xe sang cho thuê làm cửa hàng cafe để thu được nhiều tiền hơn nhưng vì quy định của nhà nước về mục đích sử dụng bất động sản khá rõ ràng nên không dễ làm điều đó. Tầng hầm mục đích là để giữ xe, không thể chuyển nó thành quán cafe.
Chính quyền áp giá trần cho những hàng hóa/dịch vụ mà ở đó có xuất hiện sự độc quyền nhằm giảm lòng tham của bên bán, có ích cho đời sống dân cư là rất quan trọng. Miễn Chính quyền không áp giá trần thấp hơn cả chi phí là được. Bên bán không lựa chọn được bên mua khác mà bên mua cũng không chọn được bên bán khác. Do đó khi có sự can thiệp của Chính quyền, tất cả đều vui, xã hội đồng thuận.
- Nhưng câu hỏi tiếp theo được đặt ra là nếu như UBND TP Hà Nội áp đặt giá trần thấp hơn giá trông giữ xe cân bằng thì điều gì sẽ xảy ra? Phúc lợi chung của xã hội sẽ có lợi hay bị thiệt hại ?
- Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta sẽ phân tích dựa trên hàm cầu và cung về phí gửi xe hàng tháng tại nhà chung cư như sau:
Theo điều tra cung cầu, cơ quan chính quyền Hà Nội đã lập được hàm cầu gửi xe tại các tòa chung cư là
QD = - 4P+640,
Và hàm cung là
QS= 2P – 80
2. Phân tích tình huống được thực hiện theo các nhóm.
Mỗi nhóm sẽ thực hành một số việc và trả lời các câu hỏi sau:
(i) Xác định giá và lượng trông giữ xe cân bằng tại các tòa chung cư
Đây là việc đầu tiên phải là vì chúng ta cần so sánh tác động của chính sách giá trần của UBND TPHN bằng cách so sánh phúc lợi của người gửi xe HN có được giữa thực hiện chính sách này với trường hợp để giá cân bằng do thị trường quyết định.
Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay
QS = QD
2P – 80= - 4P + 640 suy ra 6P = 720
Do đó P = 120, thay vào phương trình đường cung hoặc đường cầu chúng ta có Q =160
Vậy thị trường trông giữ xe tại các tòa chung cư cân bằng tại mức giá P=120 nghìn đồng và lượng xe cần gửi và chủ các hầm xe chấp nhận là 160 nghìn xe.
Với giá và lượng cân bằng như vậy, doanh thu của người trông xe và chi phí của người gửi xe là 120 x 160 = 19,2 tỷ đồng.
(ii) Giả sử UBND TPHN định ra mức giá trần bằng 100 (nghìn đồng/tháng), hãy xác định mức mất cân đốicung cầu giữ xe tại các tòa nhà
Khi UBND TPHN định ra mức giá trần là 100, thấp hơn giá cân bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này, lượng cung là
Qs = 2*100 – 80 = 120 (thay P=100 vào phương trình đường cung)
Lượng cầu là
QD = - 4*100 + 640 =240 (thay P=100 vào phương trình đường cầu)
Lượng thiếu hụt: ∆Q = QD – QS = 240 – 120 = 120 nghìn xe.
Vậy tại mức giá quy định thị trường thiếu hụt 120 nghìn xe, một số rất lớn so với lượng cân bằng là 160 nghìn xe tính ở trên.
Trong trường hợp này, doanh thu của người trông xe chỉ là 100 x 120 = 12 tỷ đồng, giảm 37,5% so với khi không có giá trần.
Mặt khác, lượng xe gửi cũng giảm 40 nghìn xe so với khi không có giá trần, tức giảm 25%.
(iii) Chính sách giá trần làm thay đổi thặng dư người sản xuất (PS) và thặng dư người tiêu dùng (CS) như thế nào?
- Tác động của giá trần vào thặng dư của người sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.
Trong trường hợp không có giá trần: PS0 = Sdef (ô e+d+f)
Trong trường hợp có giá trần: PS1 = Sf
Do vậy, giá trần làm giảm PS một lượng bằng Sde (∆PS)
∆PS = Sde = (160+120)*20/2 = 2800 triệu đồng = 2,8 tỷ đồng
(Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé)*chiều cao/2)
Vậy, giá trần làm giảm thặng dư người sản xuất 1 lượng là 2,8 tỷ đồng
- Tác động của giá trần vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)
Thặng dư tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Trong trường hợp không có giá trần: CS0 = Sabc
Trong trường hợp có giá trần: CS1 = Sabe (không có Scd vì Q = 120)
Do vậy, giá trần làm thay đổi CS một lượng bằng Se - Sc (∆CS)
∆CS = Se - Sc = (120*20) – (10*40/2) = 2200
Vậy, giá trần làm tăng thặng dư người sản xuất 1 lượng là 2,2 tỷ đồng
Như vậy chính sách giá trần của UBND TPHN làm thặng dư của người trông xe giảm 2,8 tỷ đồng, tương đương giảm 44% so với trường hợp để thị trường tự điều tiết và làm thặng dư của người gửi xe giảm 2,2 tỷ đồng, tương đương giảm cũng 44% so với trường hợp để thị trường tự điều tiết.
(iv) Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu?
- Chính sách giá trần khiến lượng hàng hóa trên thị trường giảm từ 160 xuống còn 120, do vậy chính sách này gây tổn thất vô ích (DWL) một lượng bằng diện tích hình c và d.
DWL = Scd = (130-100)*(160-120)/2 = 0,6 tỷ đồng
Vậy, giá trần gây ra một khoản tổn thất vô ích là 0,6 tỷ đồng
- Cách khác, suy luận từ ∆PS và ∆CS
Giá trần làm mất thặng dư người sản xuất 2,8 tỷ đồng, người tiêu dùng chỉ nhận thêm 2,2 tỷ đồng => mất không 0,6 tỷ đồng (không ai được phần này)
(v) Chính sách giá trần với giá gửi xe hàng ngày
Xét trường hợp giá cân bằng trông giữ xe ở Hồ Hoàn Kiếm là 20.000 đ và UBND TP Hà Nội áp giá trần là 5000đ thì điều gì sẽ xảy ra?
Khi để cung cầu tự quyết ở mức giá 20.000đ; cả bên cung và bên cầu đều có khả năng và đồng ý chi trả. Một lượng người sẽ không đồng ý vì họ không có khả năng chi trả hoặc họ thấy rằng 20.000đ là quá vô lý vì vậy tìm phương án khác ví dụ như đi xe bus, grab, đi bộ tới đó hoặc đơn giản là không lên hồ gươm.
Tại mức giá cân bằng thì tổng số lượt gửi xe là C. Lấy C nhân với 20.000 đ ra tổng doanh thu của tất cả bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm.
Khi chính phủ áp giá trần 5000 đ thì số người có khả năng và sẵn sàng chi trả ở mức này tăng lên tới tận H nhưng một số bãi xe đã không cung nữa ( chuyển sang bán cafe lãi hơn) làm giảm lượng cung xuống. Lượng cung di chuyển trên đường cung từ B về F, kết quả là số lượng xe gửi được giảm từ C về G.
Thiệt hại ở đây là:
- Rất nhiều người gửi sẵn sàng mức giá cân bằng theo cơ chế thị trường là 20.000đ đã không thể gửi được xe, họ cảm thấy rất buồn thảm.
- Nhà nước thất thu thuế vì tổng doanh thu gửi xe đã giảm từ hình vuông ABCD về EFGD.
- Những bãi gửi xe không chịu được mức giá 5000đ phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác.
- Tính chung tổng thể là cả xã hội đều thiệt.
(vi) Nếu không áp dụng giá trên, UBND TPHN có cách nào giảm giá trông xe tại Hồ Hoàn Kiếm ?
Thay vì áp giá trần Hà Nội có thể tự mở thêm bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm và định mức giá thống nhất 5000đ.
Điều này Hà Nội làm được vì họ là chính quyền nên họ có quyền ngăn một phần đường, một phần vỉa hè để phục vụ cho tối thứ 6 tới hết chủ nhật làm chỗ gửi xe. Hà Nội có thể thành lập các doanh nghiệp công làm dịch vụ hoặc thuê các đơn vị tư nhân đứng ra làm dịch vụ trông xe. Nếu số điểm mở ra quá nhiều, các bãi giữ xetừ nhân không phải do UBND Hà Nội quản lý (ví dụ như một hộ gia đình nào đó đang kinh doanh dịch vụ này), sẽ buộc phải giảm giá về 5000đ vì nếu không sẽ không có ai tới gửi xe.
Giải pháp trên có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tế là ảo tưởng vì khi chính quyền làm kinh tế thì sẽ phát sinh vô số yếu kém. Mọi thứ có thể ok cho vài tuần đầu, sau đó thì chất lượng kinh doanh, thái độ cửa quyền của nhân viên Hà Nội yếu kém, số điểm mở ra không đủ vì không thể ngăn đường và lấy hết vỉa hè làm nơi trông xe… Kết quả người gửi xesẽ phải trả 10.000đ để gửi tại các điểm tư nhân (dù trên vé ghi là 5000đ nhưng thực phải trả là 10.000đ), cứ thế rồi lên 20.000. Thực tế hiện nay là vậy.
(vii) Trường hợp gửi xe ở nhà chung cư thì sao ?
Trong tình huống gửi xe ở nhà chung cư mà bên gửi buộc phải dùng thì lại khác. Ví dụ giá gửi xe tại chung cư, người dân buộc phải gửi xe dưới hầm vì chỗ gửi xe gần nhất đối với họ cũng rất xa. Cư dân không có lựa chọn khác ngoài việc gửi xe nên việc áp giá trần của chính quyền lại rất quan trọng. Tương tự, phí dịch vụ nhà chung cư có thang máy cao nhất là 16.500đ được Hà Nội đặt ra tại QĐ 243 ngày 12/1/2017, trước khi có quy định này thì chung cư thu tiền phí rất cao vì người dân không có lựa chọn nào khác. Bạn mà không chấp nhận thì người ta sẽ cắt điện cắt nước, không có sự lựa chọn nào khác.
Ở bãi gửi xe hồ Hoàn kiếm, bạn trả 10.000đ trong khi vé là 5000đ mà không phàn nàn mấy vì xác định đây không phải là hoạt động thường xuyên, thỉnh thoảng bị áp đặt giá cắt cổ thì vẫn có thể chịu đựng được. Còn ở chung cư nếu tòa nhà thu phí gửi xe cao thì bạn sẽ không có cách nào để thoát được.
Do đó, chính phủ áp giá trần cho những hàng hóa/dịch vụ mà ở đó có xuất hiện sự độc quyền nhằm giảm lòng tham của bên bán, có ích cho đời sống dân cư là rất quan trọng. Miễn CP không áp giá trần thấp hơn cả chi phí là được. Đây là trường hợp bên bán không lựa chọn được bên mua khác mà bên mua cũng không chọn được bên bán khác; nên sự can thiệp của chính quyền sẽ làm cả hai bên đều vui.
(viii) Trường hợp nào không nên áp dụng giá trần ?
Đối với tình huống bên bán có lựa chọn khác và bên mua cũng có lựa chọn khác thì sẽ xuất hiện sự mất không về phúc lợi xã hội như ví dụ ở trên. Ví dụ chính phủ áp trần giá điện, giá xăng thì rất ok vì bên bán và bên mua không có lựa chọn khác là phải mua bán với nhau.
Nhưng chính phủ áp dụng trần khuyến mại 20% cho thẻ nạp trả trước thì lại khác, người dùng điện thoại thay vì dùng dịch vụ thoại thì chuyển sang dùng zalo, viber,… nên tổng lợi ích của bên mua và bán đều giảm hơn so với trước khi áp.
Tương tự, nếu chính phủ áp giá trần cho mỗi cân thịt lợn, mỗi mớ rau thì sẽ đều gây thiệt hại về mặt tổng thể.
(ix) Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư có đặc điểm gì ?
Gửi xe chung cư là một tình huống có đường cầu thẳng đứng. Về lý thuyết giá bao nhiêu thì người dân cũng phải chấp nhận; tất nhiên trong trường hợp không có bất cứ chỗ gửi xe nào khác và nạn ăn cắp xe thì vô đối khiến họ không dám vứt xe ngoài đường mà không có người trông. Khi đường cầu thằng đứng thì hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 0.
Nếu chủ hầm xe lợi dụng vị thế độc quyền cứ tiếp tục tăng giá thì tới mức giá nào đó, người dân sẽ bán xe đi và đi bộ hoặc sử dụng phương tiên giao thông công cộng. Do đó, tình huống cầu thẳng đứng không diễn ra thường xuyên.
Đường cầu nằm ngang là sản lượng tăng mà không ảnh hưởng tới giá. Đây cũng là tình huống rất đặc biệt và thường nhìn dưới góc độ nhà sản xuất hơn. Một nhà sản xuất cung ra một lượng hàng hóa vào thị trường, về lý thuyết thì cung lượng càng nhiều thì giá càng phải giảm. Nhưng ở đây nếu NSX rất nhỏ trong thị trường có rất nhiều NSX như anh ta thì việc anh ta cung bao nhiêu cũng không ảnh hưởng tới giá. Ví dụ như trong một cái chợ có 100 bà bán rau với tổng sản lượng cung ra là 5000 mớ rau/ngày. Nếu một bà A tăng cung từ 10 mớ lên 20 mớ thì giá cũng vẫn vậy. Bà A không phải lo tới chuyện mình tăng số mớ rau lên sẽ phải giảm giá; nhưng bà cũng chỉ được tăng tới mức nào đó thôi chứ mình bà tăng lên 1000 mớ thì giá sẽ phải giảm rồi.
Nếu như hầm gửi xe có chỗ chứa cho 1 triệu xe thì cho dù số xe cần gửi có tăng tới thế nào thì giá cũng vẫn vậy. Nhưng vì tại các chung cư chỗ chứa thường ít hơn số xe cần gửi nên giá có xu hướng tăng nếu không bị nhà nước kiểm soát bằng giá trần.
Tại nhiều chung cư, còn có hiện tượng giá gửi xe chợ đen, tức là người có suất gửi xe bán lại với giá cao cho những người có nhu cầu gửi, nhất là những gia đình có nhiều xe, trong khi chung cư có định mức mỗi gia đình chỉ được phép gửi tối đa 2 hoặc 3 xe.
Giá chợ đen này được xem là giá cân bằng cung cầu còn giá niêm yết của chủ hầm xe là giá ấn định không phụ thuộc vào cung cầu mà phụ thuộc vào chính sách quản lý giá của chính quyền.
(x) Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư phụ thuộc vào điều gì ?
Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư phụ thuộc vào
- Tính chất thay thế của hàng hóa:
Nếu như ngay cạnh chung cư đó có chỗ gửi xe thì chung cư tăng giá sẽ làm một lượng người dịch chuyển sang chỗ bên ngoài (Cầu co giãn). Nhưng nếu quanh đó không có chỗ gửi xe nào khác thì khi tăng giá, lượng gửi xe gần như không đổi (Cầu không co giãn).
- Thời gian
Thời gian càng dài thì cầu càng co giãn. Khi chung cư tăng giá xe, trong vòng 1 tháng số lượng gửi xe sẽ không đổi (không co giãn trong ngắn hạn). Nhưng song song với chấp nhận trong ngắn hạn, cư dân sẽ tìm phương án thay thế khác, họ lùng xục xung quanh, họ bán bớt xe,…. Trong vài tháng tiếp theo lượng gửi xe sẽ giảm dần; thậm chí có thể tới mức mà doanh số gửi xe giảm hơn so với giá cũ (cầu trở nên co giãn hơn khi có nhiều thời gian hơn).
- Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập người tiêu dùng
Tỷ trọng giá hàng hóa/dịch vụ so với thu nhập người tiêu dùng càng thấp thì cầu càng co giãn. Nếu dân của chung cư đó toàn những người có thu nhập tháng trăm triệu thì việc tăng giá gửi xe từ 300N lên 600N/tháng thì cũng không nhằm nhò gì. Nhưng nếu dân chung cư đó có thu nhập hàng tháng chỉ 5-6 triệu thì họ sẽ kêu la thảm thiết hơn nhiều.
- Mức độ thiết yếu của hàng hóa
Hàng hóa càng thiết yếu, bắt buộc phải sử dụng khi cần thì cầu càng kém co giãn. Khi ốm thì phải đi khám bệnh mua thuốc; đó là bắt buộc nên cầu không co giãn. Và trong thực tế đúng là các hiệu thuốc thường tăng giá vô tội vạ, buộc chính quyền phải can thiệp. Điều này cũng chính là trường hợp gửi xe tại nhà chung cư.
- Trước hết câu hỏi đặt ra là tại sao Nhà nước không để cung cầu tự quyết định tại mức giá cân bằng? Cụ thể giá gửi xe hãy để cho bên có chỗ gửi xe và người có nhu cầu gửi xe tự quyết.
Hãy tưởng tượng tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo của trông giữ xe. Giả định xung quanh Hồ Hoàn Kiếm có vô số bãi trông xe, trong con mắt người gửi xe thì các bãi trông xe này là như nhau, họ gửi đâu cũng được. Cũng giả định rằng số người có nhu cầu gửi xe ít hơn nhiều so với tổng dung lượng của các bãi gửi xe. Bãi trông xe sẽ quyết định mức giá bao nhiêu? Họ sẽ phải giảm giá để cạnh tranh với nhau; khi bãi trông giữ A để mức giá 3000 đ thì sẽ có bãi B để giá 2000đ, sau đó bãi C sẽ để mức giá 1000đ.
Các bãi trông xe chi phí cao sẽ phá sản, chuyển sang kinh doanh thứ khác ví dụ như rửa xe, quán lẩu nướng, quán cafe, xây văn phòng cho thuê,….Dần dần về dài hạn, mức giá gửi xe dừng tại mức mà không ai có thể giảm giá thêm được nữa, chỉ còn tồn tại các bãi gửi xe quản lý chi phí tốt nhất có thể tồn tại.
Trên thực tế ở Hà Nội, nếu bạn vào bất cứ bệnh viện nào của nhà nước thì làm gì có giá 3000đ cho ban ngày và 5000đ ngày đêm, hay vào các chung cư làm gì có giá gửi xe 120.000 đồng cho một tháng. Bạn cũng không thể gửi xe với giá 5000 đồng ở quanh Hồ Hoàn Kiếm hay các điểm du lịch hay các sân vận động, nhất là vào các dịp nghỉ lễ.
Điều xảy ra bình thường là người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận những mức giá cao hơn, ví dụ 10.000đ hay 150.000 đồng do người trông xe đưa ra.
Nguyên nhân do đâu ? Đó là do chủ các điểm trông xe có vị thế của nhà độc quyền.
Ví dụ giá gửi xe tại chung cư, người dân buộc phải gửi xe dưới hầm vì chỗ gửi xe gần nhất đối với họ cũng rất xa. Cư dân không có lựa chọn khác ngoài việc gửi xe nên việc áp giá trần của chính quyền lại rất quan trọng. Tương tự, phí dịch vụ nhà chung cư có thang máy cao nhất là 16.500đ được Hà Nội đặt ra tại QĐ 243 ngày 12/1/2017, trước khi có quy định này thì chung cư thu tiền phí rất cao vì người dân không có lựa chọn nào khác. Bạn mà không chấp nhận thì người ta sẽ cắt điện cắt nước, không có sự lựa chọn nào khác.
Ở bãi gửi xe hồ Hoàn kiếm, bạn trả 10.000đ trong khi vé là 5000đ mà không phàn nàn mấy vì xác định đây không phải là hoạt động thường xuyên. Còn ở chung cư nếu tòa nhà thu cao hơn bạn sẽ tố ngay vì vậy mức độ nghiêm túc áp dụng của chung cư cao hơn nhiều so với bãi gửi xe. Lúc này chung cư có thể lựa chọn phương án tiêu cực là chuyển đổi không gian giữ xe sang cho thuê làm cửa hàng cafe để thu được nhiều tiền hơn nhưng vì quy định của nhà nước về mục đích sử dụng bất động sản khá rõ ràng nên không dễ làm điều đó. Tầng hầm mục đích là để giữ xe, không thể chuyển nó thành quán cafe.
Chính quyền áp giá trần cho những hàng hóa/dịch vụ mà ở đó có xuất hiện sự độc quyền nhằm giảm lòng tham của bên bán, có ích cho đời sống dân cư là rất quan trọng. Miễn Chính quyền không áp giá trần thấp hơn cả chi phí là được. Bên bán không lựa chọn được bên mua khác mà bên mua cũng không chọn được bên bán khác. Do đó khi có sự can thiệp của Chính quyền, tất cả đều vui, xã hội đồng thuận.
- Nhưng câu hỏi tiếp theo được đặt ra là nếu như UBND TP Hà Nội áp đặt giá trần thấp hơn giá trông giữ xe cân bằng thì điều gì sẽ xảy ra? Phúc lợi chung của xã hội sẽ có lợi hay bị thiệt hại ?
- Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta sẽ phân tích dựa trên hàm cầu và cung về phí gửi xe hàng tháng tại nhà chung cư như sau:
Theo điều tra cung cầu, cơ quan chính quyền Hà Nội đã lập được hàm cầu gửi xe tại các tòa chung cư là
QD = - 4P+640,
Và hàm cung là
QS= 2P – 80
2. Phân tích tình huống được thực hiện theo các nhóm.
Mỗi nhóm sẽ thực hành một số việc và trả lời các câu hỏi sau:
(i) Xác định giá và lượng trông giữ xe cân bằng tại các tòa chung cư
Đây là việc đầu tiên phải là vì chúng ta cần so sánh tác động của chính sách giá trần của UBND TPHN bằng cách so sánh phúc lợi của người gửi xe HN có được giữa thực hiện chính sách này với trường hợp để giá cân bằng do thị trường quyết định.
Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay
QS = QD
2P – 80= - 4P + 640 suy ra 6P = 720
Do đó P = 120, thay vào phương trình đường cung hoặc đường cầu chúng ta có Q =160
Vậy thị trường trông giữ xe tại các tòa chung cư cân bằng tại mức giá P=120 nghìn đồng và lượng xe cần gửi và chủ các hầm xe chấp nhận là 160 nghìn xe.
Với giá và lượng cân bằng như vậy, doanh thu của người trông xe và chi phí của người gửi xe là 120 x 160 = 19,2 tỷ đồng.
(ii) Giả sử UBND TPHN định ra mức giá trần bằng 100 (nghìn đồng/tháng), hãy xác định mức mất cân đốicung cầu giữ xe tại các tòa nhà
Khi UBND TPHN định ra mức giá trần là 100, thấp hơn giá cân bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này, lượng cung là
Qs = 2*100 – 80 = 120 (thay P=100 vào phương trình đường cung)
Lượng cầu là
QD = - 4*100 + 640 =240 (thay P=100 vào phương trình đường cầu)
Lượng thiếu hụt: ∆Q = QD – QS = 240 – 120 = 120 nghìn xe.
Vậy tại mức giá quy định thị trường thiếu hụt 120 nghìn xe, một số rất lớn so với lượng cân bằng là 160 nghìn xe tính ở trên.
Trong trường hợp này, doanh thu của người trông xe chỉ là 100 x 120 = 12 tỷ đồng, giảm 37,5% so với khi không có giá trần.
Mặt khác, lượng xe gửi cũng giảm 40 nghìn xe so với khi không có giá trần, tức giảm 25%.
(iii) Chính sách giá trần làm thay đổi thặng dư người sản xuất (PS) và thặng dư người tiêu dùng (CS) như thế nào?
- Tác động của giá trần vào thặng dư của người sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.
Trong trường hợp không có giá trần: PS0 = Sdef (ô e+d+f)
Trong trường hợp có giá trần: PS1 = Sf
Do vậy, giá trần làm giảm PS một lượng bằng Sde (∆PS)
∆PS = Sde = (160+120)*20/2 = 2800 triệu đồng = 2,8 tỷ đồng
(Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé)*chiều cao/2)
Vậy, giá trần làm giảm thặng dư người sản xuất 1 lượng là 2,8 tỷ đồng
- Tác động của giá trần vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)
Thặng dư tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Trong trường hợp không có giá trần: CS0 = Sabc
Trong trường hợp có giá trần: CS1 = Sabe (không có Scd vì Q = 120)
Do vậy, giá trần làm thay đổi CS một lượng bằng Se - Sc (∆CS)
∆CS = Se - Sc = (120*20) – (10*40/2) = 2200
Vậy, giá trần làm tăng thặng dư người sản xuất 1 lượng là 2,2 tỷ đồng
Như vậy chính sách giá trần của UBND TPHN làm thặng dư của người trông xe giảm 2,8 tỷ đồng, tương đương giảm 44% so với trường hợp để thị trường tự điều tiết và làm thặng dư của người gửi xe giảm 2,2 tỷ đồng, tương đương giảm cũng 44% so với trường hợp để thị trường tự điều tiết.
(iv) Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu?
- Chính sách giá trần khiến lượng hàng hóa trên thị trường giảm từ 160 xuống còn 120, do vậy chính sách này gây tổn thất vô ích (DWL) một lượng bằng diện tích hình c và d.
DWL = Scd = (130-100)*(160-120)/2 = 0,6 tỷ đồng
Vậy, giá trần gây ra một khoản tổn thất vô ích là 0,6 tỷ đồng
- Cách khác, suy luận từ ∆PS và ∆CS
Giá trần làm mất thặng dư người sản xuất 2,8 tỷ đồng, người tiêu dùng chỉ nhận thêm 2,2 tỷ đồng => mất không 0,6 tỷ đồng (không ai được phần này)
(v) Chính sách giá trần với giá gửi xe hàng ngày
Xét trường hợp giá cân bằng trông giữ xe ở Hồ Hoàn Kiếm là 20.000 đ và UBND TP Hà Nội áp giá trần là 5000đ thì điều gì sẽ xảy ra?
Khi để cung cầu tự quyết ở mức giá 20.000đ; cả bên cung và bên cầu đều có khả năng và đồng ý chi trả. Một lượng người sẽ không đồng ý vì họ không có khả năng chi trả hoặc họ thấy rằng 20.000đ là quá vô lý vì vậy tìm phương án khác ví dụ như đi xe bus, grab, đi bộ tới đó hoặc đơn giản là không lên hồ gươm.
Tại mức giá cân bằng thì tổng số lượt gửi xe là C. Lấy C nhân với 20.000 đ ra tổng doanh thu của tất cả bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm.
Khi chính phủ áp giá trần 5000 đ thì số người có khả năng và sẵn sàng chi trả ở mức này tăng lên tới tận H nhưng một số bãi xe đã không cung nữa ( chuyển sang bán cafe lãi hơn) làm giảm lượng cung xuống. Lượng cung di chuyển trên đường cung từ B về F, kết quả là số lượng xe gửi được giảm từ C về G.
Thiệt hại ở đây là:
- Rất nhiều người gửi sẵn sàng mức giá cân bằng theo cơ chế thị trường là 20.000đ đã không thể gửi được xe, họ cảm thấy rất buồn thảm.
- Nhà nước thất thu thuế vì tổng doanh thu gửi xe đã giảm từ hình vuông ABCD về EFGD.
- Những bãi gửi xe không chịu được mức giá 5000đ phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác.
- Tính chung tổng thể là cả xã hội đều thiệt.
(vi) Nếu không áp dụng giá trên, UBND TPHN có cách nào giảm giá trông xe tại Hồ Hoàn Kiếm ?
Thay vì áp giá trần Hà Nội có thể tự mở thêm bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm và định mức giá thống nhất 5000đ.
Điều này Hà Nội làm được vì họ là chính quyền nên họ có quyền ngăn một phần đường, một phần vỉa hè để phục vụ cho tối thứ 6 tới hết chủ nhật làm chỗ gửi xe. Hà Nội có thể thành lập các doanh nghiệp công làm dịch vụ hoặc thuê các đơn vị tư nhân đứng ra làm dịch vụ trông xe. Nếu số điểm mở ra quá nhiều, các bãi giữ xetừ nhân không phải do UBND Hà Nội quản lý (ví dụ như một hộ gia đình nào đó đang kinh doanh dịch vụ này), sẽ buộc phải giảm giá về 5000đ vì nếu không sẽ không có ai tới gửi xe.
Giải pháp trên có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tế là ảo tưởng vì khi chính quyền làm kinh tế thì sẽ phát sinh vô số yếu kém. Mọi thứ có thể ok cho vài tuần đầu, sau đó thì chất lượng kinh doanh, thái độ cửa quyền của nhân viên Hà Nội yếu kém, số điểm mở ra không đủ vì không thể ngăn đường và lấy hết vỉa hè làm nơi trông xe… Kết quả người gửi xesẽ phải trả 10.000đ để gửi tại các điểm tư nhân (dù trên vé ghi là 5000đ nhưng thực phải trả là 10.000đ), cứ thế rồi lên 20.000. Thực tế hiện nay là vậy.
(vii) Trường hợp gửi xe ở nhà chung cư thì sao ?
Trong tình huống gửi xe ở nhà chung cư mà bên gửi buộc phải dùng thì lại khác. Ví dụ giá gửi xe tại chung cư, người dân buộc phải gửi xe dưới hầm vì chỗ gửi xe gần nhất đối với họ cũng rất xa. Cư dân không có lựa chọn khác ngoài việc gửi xe nên việc áp giá trần của chính quyền lại rất quan trọng. Tương tự, phí dịch vụ nhà chung cư có thang máy cao nhất là 16.500đ được Hà Nội đặt ra tại QĐ 243 ngày 12/1/2017, trước khi có quy định này thì chung cư thu tiền phí rất cao vì người dân không có lựa chọn nào khác. Bạn mà không chấp nhận thì người ta sẽ cắt điện cắt nước, không có sự lựa chọn nào khác.
Ở bãi gửi xe hồ Hoàn kiếm, bạn trả 10.000đ trong khi vé là 5000đ mà không phàn nàn mấy vì xác định đây không phải là hoạt động thường xuyên, thỉnh thoảng bị áp đặt giá cắt cổ thì vẫn có thể chịu đựng được. Còn ở chung cư nếu tòa nhà thu phí gửi xe cao thì bạn sẽ không có cách nào để thoát được.
Do đó, chính phủ áp giá trần cho những hàng hóa/dịch vụ mà ở đó có xuất hiện sự độc quyền nhằm giảm lòng tham của bên bán, có ích cho đời sống dân cư là rất quan trọng. Miễn CP không áp giá trần thấp hơn cả chi phí là được. Đây là trường hợp bên bán không lựa chọn được bên mua khác mà bên mua cũng không chọn được bên bán khác; nên sự can thiệp của chính quyền sẽ làm cả hai bên đều vui.
(viii) Trường hợp nào không nên áp dụng giá trần ?
Đối với tình huống bên bán có lựa chọn khác và bên mua cũng có lựa chọn khác thì sẽ xuất hiện sự mất không về phúc lợi xã hội như ví dụ ở trên. Ví dụ chính phủ áp trần giá điện, giá xăng thì rất ok vì bên bán và bên mua không có lựa chọn khác là phải mua bán với nhau.
Nhưng chính phủ áp dụng trần khuyến mại 20% cho thẻ nạp trả trước thì lại khác, người dùng điện thoại thay vì dùng dịch vụ thoại thì chuyển sang dùng zalo, viber,… nên tổng lợi ích của bên mua và bán đều giảm hơn so với trước khi áp.
Tương tự, nếu chính phủ áp giá trần cho mỗi cân thịt lợn, mỗi mớ rau thì sẽ đều gây thiệt hại về mặt tổng thể.
(ix) Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư có đặc điểm gì ?
Gửi xe chung cư là một tình huống có đường cầu thẳng đứng. Về lý thuyết giá bao nhiêu thì người dân cũng phải chấp nhận; tất nhiên trong trường hợp không có bất cứ chỗ gửi xe nào khác và nạn ăn cắp xe thì vô đối khiến họ không dám vứt xe ngoài đường mà không có người trông. Khi đường cầu thằng đứng thì hệ số co giãn của cầu theo giá bằng 0.
Nếu chủ hầm xe lợi dụng vị thế độc quyền cứ tiếp tục tăng giá thì tới mức giá nào đó, người dân sẽ bán xe đi và đi bộ hoặc sử dụng phương tiên giao thông công cộng. Do đó, tình huống cầu thẳng đứng không diễn ra thường xuyên.
Đường cầu nằm ngang là sản lượng tăng mà không ảnh hưởng tới giá. Đây cũng là tình huống rất đặc biệt và thường nhìn dưới góc độ nhà sản xuất hơn. Một nhà sản xuất cung ra một lượng hàng hóa vào thị trường, về lý thuyết thì cung lượng càng nhiều thì giá càng phải giảm. Nhưng ở đây nếu NSX rất nhỏ trong thị trường có rất nhiều NSX như anh ta thì việc anh ta cung bao nhiêu cũng không ảnh hưởng tới giá. Ví dụ như trong một cái chợ có 100 bà bán rau với tổng sản lượng cung ra là 5000 mớ rau/ngày. Nếu một bà A tăng cung từ 10 mớ lên 20 mớ thì giá cũng vẫn vậy. Bà A không phải lo tới chuyện mình tăng số mớ rau lên sẽ phải giảm giá; nhưng bà cũng chỉ được tăng tới mức nào đó thôi chứ mình bà tăng lên 1000 mớ thì giá sẽ phải giảm rồi.
Nếu như hầm gửi xe có chỗ chứa cho 1 triệu xe thì cho dù số xe cần gửi có tăng tới thế nào thì giá cũng vẫn vậy. Nhưng vì tại các chung cư chỗ chứa thường ít hơn số xe cần gửi nên giá có xu hướng tăng nếu không bị nhà nước kiểm soát bằng giá trần.
Tại nhiều chung cư, còn có hiện tượng giá gửi xe chợ đen, tức là người có suất gửi xe bán lại với giá cao cho những người có nhu cầu gửi, nhất là những gia đình có nhiều xe, trong khi chung cư có định mức mỗi gia đình chỉ được phép gửi tối đa 2 hoặc 3 xe.
Giá chợ đen này được xem là giá cân bằng cung cầu còn giá niêm yết của chủ hầm xe là giá ấn định không phụ thuộc vào cung cầu mà phụ thuộc vào chính sách quản lý giá của chính quyền.
(x) Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư phụ thuộc vào điều gì ?
Hệ số co giãn giá gửi xe tại nhà chung cư phụ thuộc vào
- Tính chất thay thế của hàng hóa:
Nếu như ngay cạnh chung cư đó có chỗ gửi xe thì chung cư tăng giá sẽ làm một lượng người dịch chuyển sang chỗ bên ngoài (Cầu co giãn). Nhưng nếu quanh đó không có chỗ gửi xe nào khác thì khi tăng giá, lượng gửi xe gần như không đổi (Cầu không co giãn).
- Thời gian
Thời gian càng dài thì cầu càng co giãn. Khi chung cư tăng giá xe, trong vòng 1 tháng số lượng gửi xe sẽ không đổi (không co giãn trong ngắn hạn). Nhưng song song với chấp nhận trong ngắn hạn, cư dân sẽ tìm phương án thay thế khác, họ lùng xục xung quanh, họ bán bớt xe,…. Trong vài tháng tiếp theo lượng gửi xe sẽ giảm dần; thậm chí có thể tới mức mà doanh số gửi xe giảm hơn so với giá cũ (cầu trở nên co giãn hơn khi có nhiều thời gian hơn).
- Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập người tiêu dùng
Tỷ trọng giá hàng hóa/dịch vụ so với thu nhập người tiêu dùng càng thấp thì cầu càng co giãn. Nếu dân của chung cư đó toàn những người có thu nhập tháng trăm triệu thì việc tăng giá gửi xe từ 300N lên 600N/tháng thì cũng không nhằm nhò gì. Nhưng nếu dân chung cư đó có thu nhập hàng tháng chỉ 5-6 triệu thì họ sẽ kêu la thảm thiết hơn nhiều.
- Mức độ thiết yếu của hàng hóa
Hàng hóa càng thiết yếu, bắt buộc phải sử dụng khi cần thì cầu càng kém co giãn. Khi ốm thì phải đi khám bệnh mua thuốc; đó là bắt buộc nên cầu không co giãn. Và trong thực tế đúng là các hiệu thuốc thường tăng giá vô tội vạ, buộc chính quyền phải can thiệp. Điều này cũng chính là trường hợp gửi xe tại nhà chung cư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét