Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Đúng, em là virus “ĐCSTQ”, quê em ở Vũ Hán

Đúng, em là virus “ĐCSTQ”, quê em ở Vũ Hán
Có một điều chúng tôi chắc chắn: chúng tôi muốn minh bạch. Cộng đồng quốc tế có đủ thẩm quyền và sức mạnh để yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ràng với toàn thế giới về điều gì đã xảy ra ở các trung tâm nghiên cứu Vũ Hán, cách họ xử lý các virus và thử nghiệm trên động vật, và họ làm gì với chúng. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, và bệnh tật đang cho chúng ta thấy sức nặng của từ này. Chúng ta không cáo buộc Trung Quốc về bất kỳ âm mưu nào. Nhưng chúng ta cần phải biết sự thật. Mọi người trên thế giới muốn biết, và những người bị kìm nén ở Trung Quốc cũng muốn biết. 
Vũ Hán (ảnh: 云中君 / wikimedia).
Tác giả người Ý Marco Respinti viết trên Bitter Winter ngày 17/3 kể về 2 học giả Trung Quốc từng có nhận định rằng virus viêm phổi Vũ Hán xuất phát từ những con dơi được nhốt trong hai trung tâm nghiên cứu của Vũ Hán. Bài của 2 học giả Trung Quốc lập tức bị kiểm duyệt. Marco Respinti cho rằng ĐCSTQ cần phải giải thích với thế giới về những gì chính xác đã xảy ra ở đó…
Nhận định trái ngược về “chợ hải sản Vũ Hán” dành cho độc giả Ý (ảnh: bitterwinter.org).

Cả một đất nước Ý đang bị cách ly. Các quốc gia khác lần lượt theo sau. Điều này chưa từng xảy ra trước đây.

Virus corona đang đe dọa cuộc sống của chúng ta ở khắp mọi nơi, và con số sinh mệnh bị đe dọa ở Ý, đất nước tôi, đang lớn lên từng giờ…

Nhưng chúng ta thực sự đã biết gì về loại virus gây chết người mới này, đặc biệt là về nguồn gốc của nó? Rất ít, và mọi người chìm đắm lẫn lộn vì tất cả các phương tiện truyền thông dường như quá thường xuyên phục vụ chủ nghĩa giật gân hơn là thông tin trung thực.

Nếu một người Ý gõ Google “mercato pesce Vũ Hán”, tức là “chợ hải sản Vũ Hán”, thì những gì anh ấy hoặc cô ấy nhận được là một ví dụ khá ấn tượng về sự mâu thuẫn rõ rệt. Như mọi người có thể nhìn thấy từ ảnh chụp màn hình ở trên, Corriere della Sera, tờ nhật báo lớn nhất của Ý, khẳng định rằng virus corona không có nguồn gốc ở chợ hải sản Vũ Hán, như nhiều lần lặp lại trong những tuần qua. Nhưng hồ sơ thứ hai của Google, từ National Geographic, lại nói ngược lại: virus đến từ chợ hải sản Vũ Hán. Cả hai bài viết đều có cùng ngày: 20 tháng 1 năm 2020 và chúng là hai bài báo đầu tiên xuất hiện trong mục tìm kiếm Google của tôi vào ngày 9 tháng 3 năm 2020.

Vào ngày 15 tháng 2, tạp chí y học uy tín của Anh The Lancet đã bác bỏ một cách khoa học về nguồn gốc của virus corona từ chợ hải sản Vũ Hán. Trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên ở Trung Quốc trên thực tế là ghi nhận ngày 1 tháng 12 năm 2019 và không thể thiết lập được mối liên hệ nào với chợ hải sản Vũ Hán. Ngoài ra, 13 trường hợp trong số 41 (một tỷ lệ khá cao trong thống kê) cũng không có liên hệ gì với chợ hải sản Vũ Hán. Truyền thông trên thế giới đã khởi chạy lại tin tức này.

Vậy là hồ sơ khép lại? Không. Trong khi các nhà nghiên cứu học thuật nghiêm túc và một số ít hơn những nhà nghiên cứu nghiệp dư đang suy đoán về nguồn gốc của virus, thì vào giữa tháng hai, hai nhà nghiên cứu Trung Quốc, thay mặt cho Đại học Công nghệ Nam Trung tại Quảng Châu, Tiến sĩ Botao Xiao và Tiến sĩ Lei Xiao, đã nhận ra dơi mới là nguồn gốc thực sự của lây nhiễm.

Điều thú vị là, bài báo đã biến mất khỏi Cổng Nghiên Cứu dữ liệu học thuật quốc tế, đây không phải là sự cố đầu tiên đối với các tài liệu nghiên cứu từ Trung Quốc mà ĐCSTQ không thích, tuy vậy, chúng vẫn còn được lưu lại thông qua Wayback Machine, một công cụ phục hồi tài liệu Internet đã bị xóa mà Trung Quốc tới đó là không thể kiểm soát được nữa.Bài báo của 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc trước khi bị biến mất trên cổng nghiên cứu dữ liệu quốc tế ResearchGate (ảnh: bitterwinter.org).

Bài báo không phải nói là về loài dơi hoang dã, vì không có loài động vật đó sinh sống trong khu vực xuất hiện corona virus. Nơi gần nhất có dơi hoang dã nằm cách Vũ Hán hơn 900 km, khiến cho chúng không thể bay suốt quãng đường đó mà không lây nhiễm cho bất kỳ ai trên đường. Những con dơi đó, do vậy, theo hai chuyên gia Trung Quốc, có thể đến từ hai trung tâm nghiên cứu ở Vũ Hán hoặc gần đó. Một là Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Vũ Hán, nằm cách chợ hải sản Vũ Hán chưa đầy 300 mét, và bên kia là Viện Virus học Vũ Hán, do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc quản lý, cách chợ khoảng 12 km. Bài báo của hai nhà nghiên cứu Trung Quốc báo cáo rằng các thí nghiệm về virus được tổ chức tại các trung tâm đó, kết luận rằng “điều tra viên chính đã tham gia vào một dự án, dự án đó đã tạo ra virus tinh tinh, sử dụng hệ thống di truyền ngược SARS-CoV, và đã báo cáo về khả năng xuất hiện ở người. Một suy đoán trực tiếp là chủng SARS-CoV đó hoặc phái sinh của nó có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm”.

Dơi quả thực chịu trách nhiệm về coronavirus. Chúng lây nhiễm cho con người. Một câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi về nguồn gốc coronavirus, là có một điều gì đó đã vượt khỏi tầm kiểm soát của hai trung tâm nghiên cứu, và dịch bệnh đã lan rộng. Điều mà hai nhà nghiên cứu Trung Quốc rõ ràng không nói trong bài báo của họ là loại virus chết người đang hoành hành trên thế giới kia đã được tạo ra và cho lây nhiễm có chủ đích.

Tạp chí phương Tây đầu tiên công bố tin tức về hai bài báo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc là tờ Daily Mail của Anh, đã soi tỏ vào trung tâm nghiên cứu thứ hai của khu vực, được thành lập vào năm 2015 và mở vào tháng 1 năm 2018 để nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola. Lo sợ rằng một loại virus có thể thoát khỏi đó, ngay từ năm 2017, các chuyên gia an toàn sinh học Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại, bởi vào năm 2004, một loại virus SARS đã trốn thoát khỏi một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh.

Hiện nay, không ai ở Bitter Winter chúng tôi nghiên cứu về virus hoặc về bệnh truyền nhiễm, và do đó chúng tôi để lại toàn bộ vấn đề cho các chuyên gia thực sự nghiên cứu. Chúng tôi thậm chí không ở trong điều kiện có thể đánh giá liệu lý thuyết của các Tiến sĩ Botao Xiao và Lei Xiao có đáng tin cậy hay không. Nhưng có một điều chúng tôi chắc chắn: chúng tôi muốn minh bạch. Cộng đồng quốc tế có đủ thẩm quyền và sức mạnh để yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ràng với toàn thế giới về điều gì đã xảy ra ở các trung tâm nghiên cứu Vũ Hán, cách họ xử lý các virus và thử nghiệm trên động vật, và họ làm gì với chúng.

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, và bệnh tật đang cho chúng ta thấy sức nặng của từ này. Chúng ta không cáo buộc Trung Quốc về bất kỳ âm mưu nào. Nhưng chúng ta cần phải biết sự thật. Mọi người trên thế giới muốn biết, và những người bị kìm nén ở Trung Quốc cũng muốn biết. 

Và điều khiến chúng ta bối rối nhất, trong cơn bão thông tin, nhận định, ý kiến, nghiên cứu… dù là thực tế hay giả định, không một ai hỏi Trung Quốc, một quốc gia có hồ sơ khủng khiếp về vi phạm quyền và dối trá thông tin, để giải thích rõ ràng những gì xảy ra tại những trung tâm nghiên cứu đó, một ở cách chợ hải sản Vũ Hán chưa đến 300 mét và cái kia chỉ cách 12 km. Không ai trong chúng ta đang buộc tội Trung Quốc với một cái tâm sáng tỏ. 

Chúng ta đang đặt câu hỏi, và chúng ta muốn câu trả lời. Và tại sao thế giới cũng không hỏi?

Lời người dịch: Câu trả lời có lẽ là, chúng ta không cần phải hỏi, bởi vì nếu có hỏi thì những gì chúng ta nhận được sẽ chỉ là những lời dối trá bài bản. Không chỉ vậy, hiện tại chính quyền ĐCSTQ còn đang sử dụng phương pháp “gắp lửa bỏ tay người” khi gắng sức định hướng dư luận thế giới, đánh lạc hướng công chúng, bằng cách “tặng” con virus chết người cho “kẻ thù” của họ, Mỹ, bằng cách gọi tên chủng virus chết người mới là “virus Mỹ”…

Marco Respinti là một nhà báo, nhà tiểu luận, dịch giả và giảng viên chuyên nghiệp người Ý. Ông đã và đang đóng góp cho nhiều báo và tạp chí, cả báo in và trực tuyến, cả ở Ý và nước ngoài. Một trong những cuốn sách của ông, được xuất bản năm 2008, liên quan đến quyền con người ở Trung Quốc. Ông cũng là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Văn hóa Russell Kirk, một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, phi đảng phái của Hoa Kỳ có trụ sở tại Mecosta, Michigan, ông cũng là thành viên sáng lập cũng như thành viên Hội đồng của Trung tâm Đổi mới Châu Âu, một tổ chức giáo dục phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi đảng phái châu Âu có trụ sở tại The Hague, Hà Lan. Ông cũng làGiám đốc phụ trách của Tạp chí CESNUR và Bitter Winter, đồng thời là Tổng biên tập của Tin tức gia đình quốc tế.

Theo Bitter Winter
Thuần Chân dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tra-lai-ten-cho-em-dung-em-la-virus-dcstq-que-em-o-vu-han.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét