Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Tạm dừng “đề xuất tạm dừng”, Tuấn Anh làm gì vậy?

Vài giờ sau khi Tổng cục Hải quan ký công văn gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc yêu cầu tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/03/2020 thì Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh lại có kiến nghị Thủ tướng cho phép hoãn áp dụng việc dừng xuất khẩu gạo. Hiếm khi báo chí chính thống có một bài chê trách Bộ trưởng trực tiếp như thế này. Rất mong cách làm này được các báo khác học tập. Ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Phúc: “Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”.
Tạm dừng ngay “đề xuất tạm dừng”, Bộ trưởng đang làm gì vậy?
25/03/2020 - PNO - 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một quyết định nhất quán và cần thiết, dù cấp tham mưu của ông - cụ thể ở đây là Bộ Công thương, trực tiếp là công văn có chữ ký đỏ chót của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - có vẻ tiến thoái thậm thụt.
.
Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”. Ngày 23/3, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Công thương đã có đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Thủ tướng đồng ý với đề xuất này.

Ngày 24/3, Bộ Công thương ngay lập tức có văn bản kiến nghị Thủ tướng tạm dừng “đề xuất tạm dừng” của chính mình trước đó 1 ngày để có thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Bộ này cũng đề nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu.

Ngày 24/3, Tổng cục Hải quan đã có công điện hỏa tốc gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan gạo từ 0g ngày 24/3.

Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một quyết định nhất quán và cần thiết, dù cấp tham mưu của ông - cụ thể ở đây là Bộ Công thương, trực tiếp là công văn có chữ ký đỏ chót của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - có vẻ tiến thoái thậm thụt.

Cần nhớ, chỉ 5 ngày trước đó, 18/3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020", người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng hằng năm, tăng cường khả năng dự trữ. Bởi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, dịch bệnh bất thường. Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”.

Ở cấp độ chiến lược, chắc hẳn sẽ có những cú “xoay trục, đảo chiều” trong tư duy lẫn phương thức điều hành sản xuất lúa gạo, trong đó đặc biệt phải quy hoạch lại các vùng trồng lúa cũng như điều kiện, khả năng tiếp cận lương thực của người dân, tăng hàm lượng khoa học trong chế biến từ lúa sang gạo, từ gạo thành nguyên liệu chế biến của ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thay vì chỉ xuất khẩu gạo với vai trò là một nguyên liệu thô...

Ở thời điểm khẩn cấp vì dịch bệnh lan tràn như hiện nay, khả năng kiểm soát dù rất tốt nhưng vẫn đầy rẫy nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở cấp độ cao, trước mắt - là đến hết tháng 5/2020, việc tạm dừng xuất khẩu, tăng nguồn dự trữ là phép ứng phó hợp lý. Chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo toàn sức khỏe nhân dân - một phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng ngay khi bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19, nội hàm sức khỏe ấy, ngoài thể chất còn là nguồn lương thực, để nuôi dưỡng thể trạng người dân khỏe mạnh nhất có thể.

Hẳn khi xuất bản công văn đề xuất tạm dừng lần 1, Bộ Công thương đã cực kỳ trách nhiệm khi xác định “góp phần ổn định giá gạo trong nước”, đã thông tuệ khi “đảm bảo nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo”. Vậy hà cớ gì, nguyên do từ đâu, áp lực từ những ai mà chỉ 24 giờ sau, Bộ đã phủ quyết chính cái trách nhiệm cao cả của ngành mình, bộ mình.

Chưa kể, những lý do để phủ quyết ấy cũng có phần nghịch lý, nghĩa là trước khi đưa ra đề xuất, trình Thủ tướng, những tưởng Bộ đã có rà soát, thống kê, tổng hợp báo cáo về lượng tồn lúa gạo trong kho bãi, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, sản lượng thực tế vụ đông xuân...

Nhắc lại sự kiện ngày 7/3, trước hiện tượng người dân Hà Nội ùn kéo nhau gom trữ lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức chỉ đạo “mở” tất cả các nguồn cung, thậm chí ông yêu cầu các cửa hàng bán lẻ mở cửa đến 23g để bán gạo cho dân.

Là con dân, tôi yên tâm trước cách điều hành “chiến thuật” ấy trong thời dịch bệnh leo thang, cũng như tin cậy vào những cơ sở chiến lược mà Thủ tướng đã nói ở trên. Tôi, cũng như bao người có phần hoang mang, lo sợ cho hai lần tạm dừng của ông bộ trưởng, nó hệ lụy đến nguồn lương thực quốc dân ngay trong thời dịch và hậu dịch.

Vì vậy nó cần được tính toán cẩn trọng, chính xác, trách nhiệm và… nhất quán, có lộ trình.

Ái Mỹ

1 nhận xét:

  1. Mong Thủ tướng đặc biệt quan tâm tới vấn đề an ninh lương thực Quốc gia và chú ý tới thằng Tuấn Anh này vì thần kinh không bình thường của nó.

    Trả lờiXóa