Bài này có điểm tôi đồng ý, có điểm tôi chưa thực sự tán thành. Ví dụ đối với những khu cách lý có điều kiện sinh hoạt quá kém, đồ ăn thức uống quá thiếu, thì cũng nên cho phép người thân gửi một vài thứ hỗ trợ người bị cách ly. Hoặc cũng không nên vơ đũa cả nắm khi phê phán "Nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về nước với đủ mọi tầng lớp trong xã hội tự gắn cho mình cái vỏ bọc thượng đẳng, tinh hoa của quốc gia khác cộng với sự chiều chuộng vô lối của cha mẹ". Tôi không tin là "đủ mọi tầng lớp trong xã hội" đã hành xử như thế. Điều quan trọng khi nhìn dòng người xếp hàng gửi đồ cho người thân... là câu hỏi tại sao phải như thế. Câu trả lời chỉ có thể là quan hệ nhân quả. Chính sách ngu dân làm cho dân ngu; dân ngu thì họ hành xử như con lợn ích kỷ là quá đúng với lô gíc rồi. Muốn người dân cư xử có văn hóa thì phải để người dân được tự do tiếp thu các giá trị văn hóa và nhân văn của nhân loại, được tự do suy nghĩ và tự do khuyên bảo nhau cùng làm theo cái đúng...
Việc nhiều gia đình tiếp tế thực phẩm, đồ dùng cho người thân đang bị cách ly tại các khu cách ly tập trung với mong muốn người thân của họ trong đó sẽ không bị thiếu thốn thứ gì. Việc một cô gái đã bỏ trốn tại khu cách ly để bay sang một đất nước khác đang có nguy cơ vỡ trận vì covid -19 hay việc nhiều người không trung thực trong việc khai báo y tế để không phải bị cách ly đã khiến bao công sức chống dịch trong thời gian qua trở nên vô nghĩa. Những con người này, họ nghĩ rằng họ đã có tất cả nhưng họ không biết rằng thứ mà họ cần phải tiếp tế là một tâm hồn đẹp và phẩm chất văn hóa.
Nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về nước với đủ mọi tầng lớp trong xã hội tự gắn cho mình cái vỏ bọc thượng đẳng, tinh hoa của quốc gia khác cộng với sự chiều chuộng vô lối của cha mẹ đã khiến Virut ích kỷ, vô cảm gián tiếp tăng thêm sự nguy hại cho covid-19.
Nhiều phụ huynh, người thân xếp hàng dài, mang theo quạt máy, gấu bông, bánh kẹo... cho con cái, người thân trong khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, gây nhiều hệ lụy cho cơ quan chức năng.
Chủng virut này không khiến vật chủ bị nguy hại ngay lập tức mà nó khiến những người tiếp xúc gần với vật chủ bị ảnh hưởng. Giống như câu chuyện về người đàn ông phục vụ tại một khu cách ly tại Việt Nam. Cứ 3 giờ sáng hằng ngày, người đàn ông này đã phải thức giấc chuẩn bị bữa sáng cho người dân bị cách ly rồi bữa trưa, bữa tối, dọn dẹp cho tới tận 21h mới xong việc. Thế rồi, có người lại nhờ đi mua đồ hộ, mua giúp hộp sữa cho trẻ con… Cứ thế đến tận 23h mới được ngả lưng để rồi lại thức giấc vào 3h sáng ngày hôm sau.
Ấy vậy mà, vẫn bị nhận vài lời chê bai khi nấu ăn không ngon, thức ăn không hợp khẩu vị những người bị cách ly… Thậm chí, người đàn ông này và hàng ngàn con người đang làm công việc phục vụ những người bị cách ly sẽ phải bị cách ly nhiều hơn 14 ngày. Bởi lẽ, họ sẽ phải đón hết đoàn người này đến đoàn người khác tới cách ly trong nhiều ngày liên tiếp.
Hưởng ứng thông điệp từ đội ngũ nhân viên y tế Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng ta hãy cố gắng hết sức tuân thủ các biện pháp phòng dịch, tránh ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cộng đồng.
Có lẽ, virut vô cảm, ích kỷ này sẽ không cần một liều vacxin nào để phòng chống cả, bởi lẽ chỉ cần mỗi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tự ý thức được việc trung thực khi khai báo y tế đồng thời chủ động cách ly. Khi bị cách ly hãy tuyệt đối tuân thủ những quy định chung để đảm bảo sự an toàn cho chính mình và cộng đồng. Chính những điều đơn giản đó thôi chính là kháng thể để đẩy lùi virut vô cảm ích kỷ đang có dấu hiệu lan rộng khi mỗi ngày trôi qua chúng ta lại đọc được ở đâu đó một số thông tin về việc những người bị cách ly tập trung từ nước ngoài về Việt Nam đòi hỏi được ăn nho mỹ hay biết rằng mình có nguy cơ cao nhiễm covi-19 nhưng vẫn cố tình tiếp xúc với cộng đồng.
Theo nghiên cứu, một người nhiễm bệnh sau 5 ngày có thể lây cho 2,5 người và sau 30 ngày có thể lây cho 406 người.
Tuy nhiên, nếu người đó hạn chế tiếp xúc xã hội thì nguy cơ phơi nhiễm giảm đi một nửa thì sau 5 ngày chỉ có 1,25 người nhiễm bệnh và sau 30 ngày sẽ chỉ có 15 người bị lây nhiễm…
Thế nên, việc mỗi chúng ta nên làm vào lúc này là hạn chế tối đa tới chỗ đông người, nếu không có việc gì cần thiết thì nên ở nhà.
Sự nguy hiểm của Virut ích kỷ, vô cảm
27/3/2020 (PLVN) - Trong thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19 tại Việt Nam, khi mà chính quyền, quân đội, y bác sỹ, nhân dân… Khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S này đang phải căng mình ra chống dịch thì ở nhiều nơi đã và đang xuất hiện một loại virus nguy hiểm hơn khiến công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn có nguy cơ đổ sông, đổ bể đó là Virut ích kỷ, vô cảm.Việc nhiều gia đình tiếp tế thực phẩm, đồ dùng cho người thân đang bị cách ly tại các khu cách ly tập trung với mong muốn người thân của họ trong đó sẽ không bị thiếu thốn thứ gì. Việc một cô gái đã bỏ trốn tại khu cách ly để bay sang một đất nước khác đang có nguy cơ vỡ trận vì covid -19 hay việc nhiều người không trung thực trong việc khai báo y tế để không phải bị cách ly đã khiến bao công sức chống dịch trong thời gian qua trở nên vô nghĩa. Những con người này, họ nghĩ rằng họ đã có tất cả nhưng họ không biết rằng thứ mà họ cần phải tiếp tế là một tâm hồn đẹp và phẩm chất văn hóa.
Nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về nước với đủ mọi tầng lớp trong xã hội tự gắn cho mình cái vỏ bọc thượng đẳng, tinh hoa của quốc gia khác cộng với sự chiều chuộng vô lối của cha mẹ đã khiến Virut ích kỷ, vô cảm gián tiếp tăng thêm sự nguy hại cho covid-19.
Nhiều phụ huynh, người thân xếp hàng dài, mang theo quạt máy, gấu bông, bánh kẹo... cho con cái, người thân trong khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, gây nhiều hệ lụy cho cơ quan chức năng.
Chủng virut này không khiến vật chủ bị nguy hại ngay lập tức mà nó khiến những người tiếp xúc gần với vật chủ bị ảnh hưởng. Giống như câu chuyện về người đàn ông phục vụ tại một khu cách ly tại Việt Nam. Cứ 3 giờ sáng hằng ngày, người đàn ông này đã phải thức giấc chuẩn bị bữa sáng cho người dân bị cách ly rồi bữa trưa, bữa tối, dọn dẹp cho tới tận 21h mới xong việc. Thế rồi, có người lại nhờ đi mua đồ hộ, mua giúp hộp sữa cho trẻ con… Cứ thế đến tận 23h mới được ngả lưng để rồi lại thức giấc vào 3h sáng ngày hôm sau.
Ấy vậy mà, vẫn bị nhận vài lời chê bai khi nấu ăn không ngon, thức ăn không hợp khẩu vị những người bị cách ly… Thậm chí, người đàn ông này và hàng ngàn con người đang làm công việc phục vụ những người bị cách ly sẽ phải bị cách ly nhiều hơn 14 ngày. Bởi lẽ, họ sẽ phải đón hết đoàn người này đến đoàn người khác tới cách ly trong nhiều ngày liên tiếp.
Hưởng ứng thông điệp từ đội ngũ nhân viên y tế Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng ta hãy cố gắng hết sức tuân thủ các biện pháp phòng dịch, tránh ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cộng đồng.
Có lẽ, virut vô cảm, ích kỷ này sẽ không cần một liều vacxin nào để phòng chống cả, bởi lẽ chỉ cần mỗi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tự ý thức được việc trung thực khi khai báo y tế đồng thời chủ động cách ly. Khi bị cách ly hãy tuyệt đối tuân thủ những quy định chung để đảm bảo sự an toàn cho chính mình và cộng đồng. Chính những điều đơn giản đó thôi chính là kháng thể để đẩy lùi virut vô cảm ích kỷ đang có dấu hiệu lan rộng khi mỗi ngày trôi qua chúng ta lại đọc được ở đâu đó một số thông tin về việc những người bị cách ly tập trung từ nước ngoài về Việt Nam đòi hỏi được ăn nho mỹ hay biết rằng mình có nguy cơ cao nhiễm covi-19 nhưng vẫn cố tình tiếp xúc với cộng đồng.
Theo nghiên cứu, một người nhiễm bệnh sau 5 ngày có thể lây cho 2,5 người và sau 30 ngày có thể lây cho 406 người.
Tuy nhiên, nếu người đó hạn chế tiếp xúc xã hội thì nguy cơ phơi nhiễm giảm đi một nửa thì sau 5 ngày chỉ có 1,25 người nhiễm bệnh và sau 30 ngày sẽ chỉ có 15 người bị lây nhiễm…
Thế nên, việc mỗi chúng ta nên làm vào lúc này là hạn chế tối đa tới chỗ đông người, nếu không có việc gì cần thiết thì nên ở nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét