Xã hội phương Tây hoạt động theo nguyên tắc hiệu quả (nguyên tắc hiệu quả cận biên), tức là từ người dân, doanh nghiệp đến chính phủ đều phải so sánh kết quả và chi phí (kết quả cận biên và chi phí cận biên); nếu kết quả lớn hơn chi phí thì mới làm; ngược lại thì không làm. Nếu cá nhân, doanh nghiệp không thực hiện đúng nguyên tắc này thì chắc chắn sẽ phá sản. Nếu quan chức chính phủ không thực hiện đúng nguyên tắc này thì chắc chắn sẽ bị mất chức vào tay phe đối lập. Trong cuộc chiến với COVID-19 cũng vậy. Người dân và chính phủ các nước phương Tây, thậm chí cả Tổ chức Y tế thế giới đều dự báo sai về khả năng lây lan rất mạnh của dịch nên đã chủ quan, không muốn tốn kém chi phí ngăn chặn ngay từ đầu. Hậu quả càng ngày càng khủng khiếp. Rõ ràng ở những nước này, thời điểm vàng để ngăn chặn dịch bùng phát đã bị bỏ qua. Ngược lại ở các nước có sự lãnh đạo độc quyền như VN, TQ, lãnh đạo không quan tâm nhiều tới hiệu quả mà chỉ quan tâm tới kết quả, bất chấp chi phí. Do đó mỗi khi có vấn đề phát sinh, như trường hợp này, họ sẵn sàng tốn kém để dập tắt ngay khi dịch còn trong giai đoạn trứng nước; nhờ đó đã sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 21/3 cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 793 ca tử vong mới do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là số ca tử vong kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong bởi virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở Italy tăng vọt lên 4.825 người, chiếm 38,3% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới do COVID-19.
Trong 24 giờ qua, tại Italy phát hiện thêm 6.557 ca bệnh mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 53.578 trường hợp. Hiện Italy có 2.857 ca phải điều trị tích cực.
Vùng tâm dịch Lombardia ở miền Bắc Italy tiếp tục hứng chịu hậu quả nặng nề do đại dịch COVID-19. Giới chức y tế vùng này thông báo số ca tử vong tại đây đã lên đến 3.095 trường hợp, tăng 546 ca so với ngày 20/3, mức tăng cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Các con số trên sẽ tiếp tục tăng khi Công đoàn Hưu trí Italy (Spi-CGIL) cảnh báo về “quả bom hẹn giờ" với hệ thống nhà dưỡng lão tại Italy khi 500.000 người cao tuổi ở nước này đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Theo Spi-CGIL, các nhân viên y tế, xã hội tại các viện dưỡng lão trên khắp Italy không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế cá nhân, do đó, 500.000 người cao tuổi trong điều kiện mong manh rất có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, người cao tuổi tại các viện dưỡng lão đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là sự cô đơn, phần lớn họ đều không còn liên lạc với gia đình và cảm thấy bị bỏ rơi.
Ngày 21/3, vùng Lombardia đã thông qua một loạt lệnh mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại vùng, trong đó có mức phạt lên đến 5.000 euro với những trường hợp không tôn trọng lệnh cấm tụ tập ở nơi công cộng.
Số ca nhiễm tại Mỹ vượt quá 24.000 người
Tại Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 cũng tăng chóng mặt. Tính tới 6h sáng 22/3, Mỹ có thêm 5.403 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm virus lên 24.786. Số ca tử vong mới là 34, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 290.
Trong tình hình đó, công ty chẩn đoán Cepheid có trụ sở tại bang California cho biết Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua biện pháp chẩn đoán nhanh virus SARS-CoV-2 đầu tiên, với thời gian phát hiện ra virus chỉ mất khoảng 45 phút.
Cepheid cho hay họ được FDA cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với phương pháp chuẩn đoán này, sẽ được ưu tiên sử dụng trong các bệnh viện và các phòng cấp cứu. Công ty dự kiến bắt đầu ứng dụng phương pháp này tại các bệnh viện ngay trong tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/3 cho biết Mỹ đã đạt được một thỏa thuận với Canada và Mexico nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tổng thống Trump cũng đề ra một biện pháp để Chính phủ Mỹ thực hiện nhằm đối phó với những hệ lụy của đại dịch COVID-19. Ông cho biết đã thảo luận với các đại diện của những doanh nghiệp nhỏ và đảm bảo sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng đang thảo luận về dự luật bổ sung nhằm cung cấp thêm các biện pháp giảm thiểu tác động cho các doanh nghiệp nhỏ và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Dịch bệnh diễn biến nhanh tại Đức và Tây Ban Nha
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tại Đức tăng thêm 2.407 ca chỉ trong một ngày, nâng tổng số ca nhiễm lên 22.255.
Tới nay Đức có tổng cộng 84 người tử vong sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này, tăng 16 ca so với một ngày trước đó.
Trong khi đó, số liệu mới được Bộ Y tế Tây Ban Nha cập nhật cũng cho thấy số ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này tăng lên tổng số 3.804 ca trong ngày 21/3, cao hơn nhiều mức 1.002 ca của một ngày trước đó. Số ca xác nhận nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha trong ngày cũng tăng lên mức 25.374 từ mức 19.980 ca ngày 20/3.
Thêm 112 ca tử vong tại Pháp
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) ngày 21/3 đã đạt thỏa thuận với các bệnh viện tư trong nước để tăng cường thêm hàng nghìn giường bệnh, máy thở và đội ngũ nhân viên y tế đi kèm để đối phó với COVID-19. Đây là lần đầu tiên một thỏa thuận “trưng dụng” kiểu này được thực hiện tại Anh, đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ năng lực của khu vực y tế tư nhân sẽ được tăng cường cho NHS.
Khoảng 8.000 giường bệnh, gần 1.200 máy thở cùng gần 20.000 nhân viên y tế thuộc các bệnh viện tư tại xứ England sẽ được bổ sung cho NHS từ đầu tuần tới, để tăng cường khả năng điều trị tích cực cho những ca bệnh nặng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tới 6h sáng 22/3, số ca tử vong tại Anh là 233 sau khi tăng thêm 56 ca mới, số ca nhiễm virus là 5.018 sau khi tăng thêm 1.035 ca mới.
Giám đốc NHS England, ông Simon Steven đánh giá thỏa thuận vừa đạt được với khu vực y tế tư nhân là hành động “khẩn trương và quyết liệt” đối phó với “mối đe dọa y tế toàn cầu chưa từng có”. Theo thỏa thuận này, chính phủ Anh sẽ chi trả chi phí hoạt động cho khu vực y tế tư nhân Anh, không có lợi nhuận, trong thời gian các bệnh viện tư nhân được “trưng dụng” trong cuộc chiến chống COVID-19, trên cơ sở giám sát về chi phí của các nhà kiểm toán độc lập.
Hiệp hội các bệnh viện tư nhân Anh cũng cam kết sẵn sàng tham gia cùng NHS trong cuộc chiến chống COVID-19 với thời gian ít nhất là 14 tuần và sẵn sàng “thường trực” bất kỳ lúc nào cần thiết.
Người dân đeo khẩu trang tại Tehran, Iran ngày 20/3. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/3, giới chức Iran thông báo số ca tử vong do COVID-19 tăng thêm 123 ca, lên 1.556 ca trong khi tổng số ca nhiễm bệnh hiện đã vượt mốc 20.000 ca.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng các biện pháp tránh tiếp xúc xã hội để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này, như hạn chế di chuyển, sẽ chỉ kéo dài thêm 2 đến 3 tuần vì ông hy vọng sau đó cuộc khủng hoảng sẽ giảm dần. Phát biểu trên truyền hình, ông Rouhani cho biết Iran sẽ làm mọi thứ cần thiết để đưa hoạt động sản xuất kinh tế trở lại nhịp độ bình thường. Hiện Iran là một trong những quốc gia châu Á bên ngoài tâm dịch Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19.
ASEAN có trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 ca tử vong
Diễn biến dịch COVID-19 tới 6h sáng 22/3: Thế giới tăng 1.600 ca tử vong một ngày
22/03/2020 Trong vòng 24 giờ qua, thế giới có thêm 1.600 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì dịch COVID-19 lên gần 13.000 người, trong đó Italy có tới 793 ca tử vong mới. Tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 là 305.145 người, trong đó có nhiều nước xuất hiện hàng nghìn ca mới.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến
Columbus tại Rome, Italy ngày 18/3. Ảnh: THX/TTXVN
Kỷ lục buồn ở Italy Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 21/3 cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 793 ca tử vong mới do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là số ca tử vong kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong bởi virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở Italy tăng vọt lên 4.825 người, chiếm 38,3% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới do COVID-19.
Trong 24 giờ qua, tại Italy phát hiện thêm 6.557 ca bệnh mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 53.578 trường hợp. Hiện Italy có 2.857 ca phải điều trị tích cực.
Vùng tâm dịch Lombardia ở miền Bắc Italy tiếp tục hứng chịu hậu quả nặng nề do đại dịch COVID-19. Giới chức y tế vùng này thông báo số ca tử vong tại đây đã lên đến 3.095 trường hợp, tăng 546 ca so với ngày 20/3, mức tăng cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Các con số trên sẽ tiếp tục tăng khi Công đoàn Hưu trí Italy (Spi-CGIL) cảnh báo về “quả bom hẹn giờ" với hệ thống nhà dưỡng lão tại Italy khi 500.000 người cao tuổi ở nước này đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Theo Spi-CGIL, các nhân viên y tế, xã hội tại các viện dưỡng lão trên khắp Italy không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế cá nhân, do đó, 500.000 người cao tuổi trong điều kiện mong manh rất có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, người cao tuổi tại các viện dưỡng lão đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là sự cô đơn, phần lớn họ đều không còn liên lạc với gia đình và cảm thấy bị bỏ rơi.
Ngày 21/3, vùng Lombardia đã thông qua một loạt lệnh mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại vùng, trong đó có mức phạt lên đến 5.000 euro với những trường hợp không tôn trọng lệnh cấm tụ tập ở nơi công cộng.
Người dân đeo khẩu trang tại New York, Mỹ ngày 16/3
Tại Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 cũng tăng chóng mặt. Tính tới 6h sáng 22/3, Mỹ có thêm 5.403 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm virus lên 24.786. Số ca tử vong mới là 34, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 290.
Trong tình hình đó, công ty chẩn đoán Cepheid có trụ sở tại bang California cho biết Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua biện pháp chẩn đoán nhanh virus SARS-CoV-2 đầu tiên, với thời gian phát hiện ra virus chỉ mất khoảng 45 phút.
Cepheid cho hay họ được FDA cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với phương pháp chuẩn đoán này, sẽ được ưu tiên sử dụng trong các bệnh viện và các phòng cấp cứu. Công ty dự kiến bắt đầu ứng dụng phương pháp này tại các bệnh viện ngay trong tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/3 cho biết Mỹ đã đạt được một thỏa thuận với Canada và Mexico nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tổng thống Trump cũng đề ra một biện pháp để Chính phủ Mỹ thực hiện nhằm đối phó với những hệ lụy của đại dịch COVID-19. Ông cho biết đã thảo luận với các đại diện của những doanh nghiệp nhỏ và đảm bảo sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng đang thảo luận về dự luật bổ sung nhằm cung cấp thêm các biện pháp giảm thiểu tác động cho các doanh nghiệp nhỏ và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Dịch bệnh diễn biến nhanh tại Đức và Tây Ban Nha
Người dân đeo khẩu trang tại Barcelona,
Tây Ban Nha, ngày 18/3. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tại Đức tăng thêm 2.407 ca chỉ trong một ngày, nâng tổng số ca nhiễm lên 22.255.
Tới nay Đức có tổng cộng 84 người tử vong sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này, tăng 16 ca so với một ngày trước đó.
Trong khi đó, số liệu mới được Bộ Y tế Tây Ban Nha cập nhật cũng cho thấy số ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này tăng lên tổng số 3.804 ca trong ngày 21/3, cao hơn nhiều mức 1.002 ca của một ngày trước đó. Số ca xác nhận nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha trong ngày cũng tăng lên mức 25.374 từ mức 19.980 ca ngày 20/3.
Thêm 112 ca tử vong tại Pháp
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân khỏi bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse, miền Đông Pháp ngày 17/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong vòng 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 112 ca tử vong do SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 562 trường hợp.
Thông cáo của bộ trên cũng xác nhận tính đến thời điểm này, tại Pháp có tổng cộng 14.459 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong số 6.172 người đang được điều trị tại các bệnh viện có 1.525 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một nửa trong số các ca bệnh nặng này là những người dưới 60 tuổi.
Quốc hội Pháp ngày 21/3 đã thông qua dự luật chống dịch bệnh, cho phép thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp. Dự luật này sẽ cho phép chính phủ hạn chế tối đa các quyền tự do công dân, thông qua lệnh phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản… và có thời hạn 2 tháng, với mục đích duy nhất là chấm dứt thảm họa y tế.
Anh bổ sung hàng nghìn giường bệnh và nhân viên y tế
Trong vòng 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 112 ca tử vong do SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 562 trường hợp.
Thông cáo của bộ trên cũng xác nhận tính đến thời điểm này, tại Pháp có tổng cộng 14.459 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong số 6.172 người đang được điều trị tại các bệnh viện có 1.525 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một nửa trong số các ca bệnh nặng này là những người dưới 60 tuổi.
Quốc hội Pháp ngày 21/3 đã thông qua dự luật chống dịch bệnh, cho phép thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp. Dự luật này sẽ cho phép chính phủ hạn chế tối đa các quyền tự do công dân, thông qua lệnh phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản… và có thời hạn 2 tháng, với mục đích duy nhất là chấm dứt thảm họa y tế.
Anh bổ sung hàng nghìn giường bệnh và nhân viên y tế
Cảnh vắng lặng trên cây cầu Westminster
ở London, Anh ngày 18/3. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) ngày 21/3 đã đạt thỏa thuận với các bệnh viện tư trong nước để tăng cường thêm hàng nghìn giường bệnh, máy thở và đội ngũ nhân viên y tế đi kèm để đối phó với COVID-19. Đây là lần đầu tiên một thỏa thuận “trưng dụng” kiểu này được thực hiện tại Anh, đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ năng lực của khu vực y tế tư nhân sẽ được tăng cường cho NHS.
Khoảng 8.000 giường bệnh, gần 1.200 máy thở cùng gần 20.000 nhân viên y tế thuộc các bệnh viện tư tại xứ England sẽ được bổ sung cho NHS từ đầu tuần tới, để tăng cường khả năng điều trị tích cực cho những ca bệnh nặng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tới 6h sáng 22/3, số ca tử vong tại Anh là 233 sau khi tăng thêm 56 ca mới, số ca nhiễm virus là 5.018 sau khi tăng thêm 1.035 ca mới.
Giám đốc NHS England, ông Simon Steven đánh giá thỏa thuận vừa đạt được với khu vực y tế tư nhân là hành động “khẩn trương và quyết liệt” đối phó với “mối đe dọa y tế toàn cầu chưa từng có”. Theo thỏa thuận này, chính phủ Anh sẽ chi trả chi phí hoạt động cho khu vực y tế tư nhân Anh, không có lợi nhuận, trong thời gian các bệnh viện tư nhân được “trưng dụng” trong cuộc chiến chống COVID-19, trên cơ sở giám sát về chi phí của các nhà kiểm toán độc lập.
Hiệp hội các bệnh viện tư nhân Anh cũng cam kết sẵn sàng tham gia cùng NHS trong cuộc chiến chống COVID-19 với thời gian ít nhất là 14 tuần và sẵn sàng “thường trực” bất kỳ lúc nào cần thiết.
Iran hy vọng dịch bệnh sẽ giảm sau vài tuần
Người dân đeo khẩu trang tại Tehran, Iran ngày 20/3. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/3, giới chức Iran thông báo số ca tử vong do COVID-19 tăng thêm 123 ca, lên 1.556 ca trong khi tổng số ca nhiễm bệnh hiện đã vượt mốc 20.000 ca.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng các biện pháp tránh tiếp xúc xã hội để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này, như hạn chế di chuyển, sẽ chỉ kéo dài thêm 2 đến 3 tuần vì ông hy vọng sau đó cuộc khủng hoảng sẽ giảm dần. Phát biểu trên truyền hình, ông Rouhani cho biết Iran sẽ làm mọi thứ cần thiết để đưa hoạt động sản xuất kinh tế trở lại nhịp độ bình thường. Hiện Iran là một trong những quốc gia châu Á bên ngoài tâm dịch Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19.
ASEAN có trên 3.000 ca mắc bệnh, 65 ca tử vong
Hành khách đeo khẩu trang trên xe buýt tại Jakarta, Indonesia, ngày 18/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính tới hết ngày 21/3, các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận trên 3.000 ca mắc COVID-19 và 65 ca tử vong.
Ngày 21/3, Malaysia có thêm 153 ca nhiễm mới, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này lên 1.183, trong đó có 37 người phải điều trị tích cực. Malaysia vẫn là nước có tình hình dịch nghiêm trọng nhất ASEAN.
Chính quyền thành phố Bangkok, Thái Lan đã ra lệnh cho tất cả các trung tâm thương mại đóng cửa trong 22 ngày từ 22/3 đến 12/4. Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết hầu hết các cửa hàng trong các trung tâm thương mại sẽ bị đóng cửa, ngoại trừ các siêu thị, hiệu thuốc, nơi bán thực phẩm để mang về hoặc giao hàng, và những dịch vụ thiết yếu khác. Tính tới hết ngày 21/3, Thái Lan có thêm 89 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người bị nhiễm tại quốc gia này lên 441. Đây là ngày có số lượng người nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất từ trước tới nay.
Bộ Y tế Indonesia xác nhận thêm 81 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 450 ca nhiễm và 38 ca tử vong vì dịch bệnh. Trước đó, chính quyền thủ đô Jakarta đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh trong hai tuần tới khi tỷ lệ tử vong tại quốc gia này leo lên mức cao nhất Đông Nam Á.
Singapore đã ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 tử vong đầu tiên do những biến chứng phức tạp của bệnh.
Tính tới hết ngày 21/3, các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận trên 3.000 ca mắc COVID-19 và 65 ca tử vong.
Ngày 21/3, Malaysia có thêm 153 ca nhiễm mới, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này lên 1.183, trong đó có 37 người phải điều trị tích cực. Malaysia vẫn là nước có tình hình dịch nghiêm trọng nhất ASEAN.
Chính quyền thành phố Bangkok, Thái Lan đã ra lệnh cho tất cả các trung tâm thương mại đóng cửa trong 22 ngày từ 22/3 đến 12/4. Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết hầu hết các cửa hàng trong các trung tâm thương mại sẽ bị đóng cửa, ngoại trừ các siêu thị, hiệu thuốc, nơi bán thực phẩm để mang về hoặc giao hàng, và những dịch vụ thiết yếu khác. Tính tới hết ngày 21/3, Thái Lan có thêm 89 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người bị nhiễm tại quốc gia này lên 441. Đây là ngày có số lượng người nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất từ trước tới nay.
Bộ Y tế Indonesia xác nhận thêm 81 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 450 ca nhiễm và 38 ca tử vong vì dịch bệnh. Trước đó, chính quyền thủ đô Jakarta đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh trong hai tuần tới khi tỷ lệ tử vong tại quốc gia này leo lên mức cao nhất Đông Nam Á.
Singapore đã ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 tử vong đầu tiên do những biến chứng phức tạp của bệnh.
Thùy Dương/Báo Tin tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét