Lưu bài này vì viết về bố anh bạn thân của mình.
Trung tướng Phạm Hồng Cư: Bình tĩnh và kiên định
17/03/2020 - Trung tướng Phạm Hồng Cư có mười năm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1986-1995). Mười năm ấy, tôi chưa về Tổng cục, mới vào lính và đương nhiên không thể biết nhiều về ông. Vậy mà chỉ vài năm sau, cho đến bây giờ, đã hơn hai mươi năm, lại có được may mắn nhiều lần làm việc với ông, hỏi chuyện ông, viết về ông. Thật là có duyên với vị tướng mà tôi hằng kính trọng.
Trung tướng Phạm Hồng Cư.
Tôi thường gọi ông là bác. Từ cuộc trò chuyện, phỏng vấn đầu tiên cuối năm 1997 cho một phim tài liệu về Điện Biên Phủ khi tôi còn ở Truyền hình Quân đội nhân dân đã rất ấn tượng về ông. Chúng tôi chuẩn bị câu hỏi và có dự kiến phần trả lời. Thật ngạc nhiên, vị tướng xem xét rồi quyết định thay đổi cả phần câu hỏi. Còn phần trả lời đương nhiên rất sâu sắc vì ông từng làm Phó Chính ủy Trung đoàn Bắc Bắc, Đại đoàn 308 tham gia các chiến dịch Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Vậy là cậu lính tò te được học cách phỏng vấn từ vị tướng vốn là thủ trưởng của các thủ trưởng của tôi. Tôi vốn mê sách từ tấm bé và mắt đã sáng rực lên khi nhìn vào dãy tủ sách và bàn làm việc đầy sách báo, tài liệu của ông. Sau này tôi mới biết ông sinh năm 1926, là một trong những học sinh giỏi của Trường Bưởi từ năm 1940 đến năm 1944, sau đó tham gia phong trào yêu nước tại nhà trường và bị thực dân Pháp bắt, giam tại xà lim tỉnh Thanh Hóa. Ngày 9/3/1945, ông trốn ra, lập tức tham gia hoạt động cách mạng ở Hà Nội tại Tiểu đội Phạm Hồng Thái. Trong cách mạng tháng Tám đến tháng 9 năm 1946, ông giữ chức Trung đội trưởng Tự vệ cứu quốc thành Hoàng Diệu thuộc Thành bộ Việt Minh Hà Nội.
Ở các cuộc làm việc sau với ông, nhất là khi chúng tôi mời ông làm nhân vật của các cuộc giao lưu trên sóng truyền hình đều là những buổi mà tôi học hỏi được rất nhiều từ vị tướng. Tôi còn nhớ khi đến làm việc với ông về Lễ Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đã nói: “Đối với tôi, ấn tượng sâu sắc nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên đến tận bây giờ, đó là: Nếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có một quyết định khó khăn, tức câu chuyện “Kéo pháo vào, kéo pháo ra”, thì thế hệ chúng tôi đã nằm lại tại cánh đồng Mường Thanh, chứ không thể có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.
Chỉ một câu nói ngắn mà hàm chứa biết bao điều. Thế hệ các ông chưa bao giờ nghĩ chuyện gì cho riêng mình, bao gồm cả máu xương của chính mình cũng phải dè sẻn chi li để dành cho Tổ quốc. Cũng những ngày tháng ấy, nhiều lần tôi hỏi ông về danh xưng Bộ đội Cụ Hồ ai là người nói đầu tiên. Bác Cư nói ngay: “Nhân dân! Chính là nhân dân phong tặng. Bộ đội ta là máu thịt của nhân dân. Hồ Chủ tịch cũng được sinh từ nhân dân, từ dân tộc. Nhân dân nói như vậy để người chiến sĩ trưởng thành hơn, cũng là tỏ lòng kính trọng Bác Hồ”. Bác Cư còn nói, đại ý rằng, trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã để chiến sĩ sâu sát với nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân hiểu. Ở đây nhiệm vụ chính trị là trung tâm, chính trị trọng hơn quân sự, “nhiệm vụ chính trị quyết định nhiệm vụ quân sự, bất luận trong hoàn cảnh nào nhiệm vụ quân sự cũng phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”, đó chính là sự trọng thị với nhân dân. Anh không thể đem súng đạn ra đặt lên phía trước mà phải đem nghĩa tình thơm thảo ra ứng xử với đồng đội, với nhân dân, thậm chí với cả kẻ thù. Cái đêm những người chiến sĩ đầu tiên nhẩm học lời thề danh dự bên những đốm lửa hồng mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nhóm lên giữa núi rừng Việt Bắc chính là lúc mà nhân dân đã bắt đầu suy nghĩ và tin tưởng nhắc đến danh xưng Bộ đội Cụ Hồ.
Tôi ngồi bên bác Cư mà lòng dạ bâng khuâng. Tôi không dám hỏi bác về một câu chuyện riêng. Đó là người anh ruột của bác Cư, liệt sĩ Lê Đỗ Khôi hi sinh tại Điện Biên Phủ chỉ trước vài giờ khi lá cờ chiến thắng cắm trên nóc hầm Đờ Cát. Khi ấy, Lê Đỗ Khôi là chính trị viên Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 hi sinh tại điểm cao 506 phía bắc hầm Đờ Cát. Trước khi hi sinh vài ngày, đơn vị của Phó Chính ủy Trung đoàn 36 Phạm Hồng Cư (tên thật của ông là Lê Đỗ Nguyên) vây đánh địch ở phía tây Điện Biên Phủ, hai anh em còn hẹn sẽ gặp nhau tại hầm Đờ Cát giờ chiến thắng. Đúng hẹn, ông cùng các đồng đội vào hầm viên bại tướng chờ cả đêm không thấy anh. Hôm sau đi tìm mới biết Lê Đỗ Khôi đã hi sinh.
Có lẽ rất nhiều người thuộc bài thơ “Màu tím hoa sim” nhưng không phải ai cũng biết tường tận về những nhân vật trong thi phẩm đó. “Nàng có ba người anh đi bộ đội/ Những em nàng/ Có em chưa biết nói/ Khi tóc nàng xanh xanh…” Vậy ba người anh ấy là ai? Xin thưa, một trong ba người đó chính là Phạm Hồng Cư. Khi ấy, ông cùng các anh đi bộ đội ở chiến trường Đông Bắc, đang đêm ngày quần nhau với giặc nào biết được em mình đã có chồng, chồng lại là một nhà thơ? Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hữu Loan lên đường đánh giặc. Nhiều năm sau, nhà thơ trở về kết duyên với Lê Đỗ Thị Ninh, ở với nhau được vài ngày rồi lại hành quân. Ba tháng sau, vợ Hữu Loan mất. Việc em Ninh mất cũng phải đến một năm sau, trong một hội nghị về công tác chính trị, khi gặp Võ Trí Sơn, bạn của nhà thơ Hữu Loan kể cho ông mới biết. Khi Võ Trí Sơn nói nhỏ: “Em Ninh mất rồi!”, Phạm Hồng Cư lặng người đi rất lâu. Đến lúc ấy ông mới biết em mình đã lấy nhà thơ Hữu Loan.
Sự khốc liệt của chiến tranh, dẫu đã qua gần ba phần tư thế kỷ vẫn đớn đau đến nhói lòng.
Tôi luôn thấy bác Cư là một trí thức từ buổi đầu cách mạng. Quay trở về lịch sử, chúng ta thấy từ khi cách mạng còn trứng nước, trong những lúc cam go nhất, Hồ Chủ tịch luôn trân trọng và đặt rất cao vai trò của đội ngũ trí thức với công cuộc cách mạng, nhất là những trí thức có thể phục vụ hữu ích cho quân đội, cho các cuộc kháng chiến. Cũng ở buổi đầu trứng nước ấy, Hồ Chủ tịch đã mời gọi được nhiều trí thức tài đức vẹn toàn ra đảm đương việc nước như Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Hoàng Minh Giám… để công cuộc cách mạng vượt qua được những bước ngoặt lịch sử hết sức cam go. Bàn về vấn đề này, bác Cư nói với chúng tôi: “Tấm lòng của Bác Hồ với đội ngũ trí thức ở buổi đầu cách mạng là vô cùng sâu sắc. Tiêu biểu nhất phải kể đến kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Người mời từ Pháp về năm 1946. Lời mời chân thành khẩn thiết trong lúc đất nước dầu sôi lửa bỏng. Chàng thanh niên trí thức Phạm Quang Lễ khi ấy đang là kỹ sư hàng đầu của một hãng chế tạo máy bay với mức lương rất cao đã lập tức nhận lời mời của Hồ Chủ tịch với một câu nói chân thành chất chứa tự đáy lòng: “Kính thưa Cụ, nguyện vọng cao nhất của tôi là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần của mình”. Người kỹ sư trẻ được Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ đứng đầu ngành quân giới, được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa với lời căn dặn: “Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc. Việc của chú là việc đại nghĩa, vì thế kể từ nay, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa. Đấy là họ của Trần Hưng Đạo, chú hãy nhớ để làm tốt việc của mình với nhân dân”. Kể từ đó, tri thức và niềm tin của người trí thức được Bác Hồ đặt tên đã luôn tỏa sáng, nhiều loại vũ khí được ngành quân giới mà đứng đầu là kỹ sư Trần Đại Nghĩa chế tạo thành công đã ra chiến trường, tới tay người chiến sĩ, góp phần tạo nên những chiến thắng lịch sử, tạo nên sự trưởng thành vẻ vang của quân đội ta. Cho đến tận hơi thở cuối cùng, tri thức và niềm tin của người kỹ sư mang hai dòng họ Phạm -Trần vẫn luôn hướng về nhân dân và Tổ quốc như Bác Hồ căn dặn”.
Bác Phạm Hồng Cư là người rất dễ gần. Đã hơn hai mươi năm về nghỉ hưu nhưng dường như tôi thấy vị tướng không có nhiều thời gian dành cho sự ngơi nghỉ. Đâu cũng mời ông đi. Việc gì cũng hỏi đến ông. Cánh báo chí phóng viên mỗi kỳ cuộc thường tìm đến ông như một cứu cánh khi hỏi về các sự kiện lịch sử. Ngay như các thủ trưởng cấp cao lớp kế cận trong mỗi công việc cần biết rõ thêm điều gì đều hỏi ông, cần ông thẩm định và cho ý kiến. Trong khi có không ít phát biểu của một số vị tướng thuộc lớp đàn em, thế hệ đi sau đã dường như có sự chệch choạc, thiếu thực tế, thiếu kín kẽ và đặc biệt là thiếu sự nhân văn cần thiết của bậc tướng thì ông, như một nhà nho uyên thâm, một vị giáo sư khả kính, mặc dầu đã ở tuổi 95 vẫn bình tĩnh, hóm hỉnh, sâu sắc và vô cùng nhân văn trong mỗi phát biểu, bài viết của mình. Tôi luôn khâm phục ông không chỉ ở trí nhớ vững bền của một người hiền luôn biết đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên tất thảy, mà còn thấy học được ở ông sự khiêm tốn đến tận cùng, sức lao động bền bỉ và đặc biệt là sự kiên cường trước những vần vũ ở xung quanh.
Bác Phạm Hồng Cư, thế hệ chúng tôi thật may mắn có nhiều tấm gương để mình tự soi vào. Nếu không có thế hệ ông, những người như ông, hẳn chúng ta sẽ khó khăn gấp bội trong việc xác lập nền tảng để hướng về phía trước, sẽ lúng túng và loay hoay, thậm chí là khó đứng vững trước cơn lốc vật chất đang rắp tâm xóa đi những giá trị nhân văn cốt lõi của một dân tộc anh hùng.
Phùng Văn Khai
Ở các cuộc làm việc sau với ông, nhất là khi chúng tôi mời ông làm nhân vật của các cuộc giao lưu trên sóng truyền hình đều là những buổi mà tôi học hỏi được rất nhiều từ vị tướng. Tôi còn nhớ khi đến làm việc với ông về Lễ Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đã nói: “Đối với tôi, ấn tượng sâu sắc nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên đến tận bây giờ, đó là: Nếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có một quyết định khó khăn, tức câu chuyện “Kéo pháo vào, kéo pháo ra”, thì thế hệ chúng tôi đã nằm lại tại cánh đồng Mường Thanh, chứ không thể có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.
Chỉ một câu nói ngắn mà hàm chứa biết bao điều. Thế hệ các ông chưa bao giờ nghĩ chuyện gì cho riêng mình, bao gồm cả máu xương của chính mình cũng phải dè sẻn chi li để dành cho Tổ quốc. Cũng những ngày tháng ấy, nhiều lần tôi hỏi ông về danh xưng Bộ đội Cụ Hồ ai là người nói đầu tiên. Bác Cư nói ngay: “Nhân dân! Chính là nhân dân phong tặng. Bộ đội ta là máu thịt của nhân dân. Hồ Chủ tịch cũng được sinh từ nhân dân, từ dân tộc. Nhân dân nói như vậy để người chiến sĩ trưởng thành hơn, cũng là tỏ lòng kính trọng Bác Hồ”. Bác Cư còn nói, đại ý rằng, trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã để chiến sĩ sâu sát với nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân hiểu. Ở đây nhiệm vụ chính trị là trung tâm, chính trị trọng hơn quân sự, “nhiệm vụ chính trị quyết định nhiệm vụ quân sự, bất luận trong hoàn cảnh nào nhiệm vụ quân sự cũng phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”, đó chính là sự trọng thị với nhân dân. Anh không thể đem súng đạn ra đặt lên phía trước mà phải đem nghĩa tình thơm thảo ra ứng xử với đồng đội, với nhân dân, thậm chí với cả kẻ thù. Cái đêm những người chiến sĩ đầu tiên nhẩm học lời thề danh dự bên những đốm lửa hồng mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nhóm lên giữa núi rừng Việt Bắc chính là lúc mà nhân dân đã bắt đầu suy nghĩ và tin tưởng nhắc đến danh xưng Bộ đội Cụ Hồ.
Tôi ngồi bên bác Cư mà lòng dạ bâng khuâng. Tôi không dám hỏi bác về một câu chuyện riêng. Đó là người anh ruột của bác Cư, liệt sĩ Lê Đỗ Khôi hi sinh tại Điện Biên Phủ chỉ trước vài giờ khi lá cờ chiến thắng cắm trên nóc hầm Đờ Cát. Khi ấy, Lê Đỗ Khôi là chính trị viên Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 hi sinh tại điểm cao 506 phía bắc hầm Đờ Cát. Trước khi hi sinh vài ngày, đơn vị của Phó Chính ủy Trung đoàn 36 Phạm Hồng Cư (tên thật của ông là Lê Đỗ Nguyên) vây đánh địch ở phía tây Điện Biên Phủ, hai anh em còn hẹn sẽ gặp nhau tại hầm Đờ Cát giờ chiến thắng. Đúng hẹn, ông cùng các đồng đội vào hầm viên bại tướng chờ cả đêm không thấy anh. Hôm sau đi tìm mới biết Lê Đỗ Khôi đã hi sinh.
Có lẽ rất nhiều người thuộc bài thơ “Màu tím hoa sim” nhưng không phải ai cũng biết tường tận về những nhân vật trong thi phẩm đó. “Nàng có ba người anh đi bộ đội/ Những em nàng/ Có em chưa biết nói/ Khi tóc nàng xanh xanh…” Vậy ba người anh ấy là ai? Xin thưa, một trong ba người đó chính là Phạm Hồng Cư. Khi ấy, ông cùng các anh đi bộ đội ở chiến trường Đông Bắc, đang đêm ngày quần nhau với giặc nào biết được em mình đã có chồng, chồng lại là một nhà thơ? Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hữu Loan lên đường đánh giặc. Nhiều năm sau, nhà thơ trở về kết duyên với Lê Đỗ Thị Ninh, ở với nhau được vài ngày rồi lại hành quân. Ba tháng sau, vợ Hữu Loan mất. Việc em Ninh mất cũng phải đến một năm sau, trong một hội nghị về công tác chính trị, khi gặp Võ Trí Sơn, bạn của nhà thơ Hữu Loan kể cho ông mới biết. Khi Võ Trí Sơn nói nhỏ: “Em Ninh mất rồi!”, Phạm Hồng Cư lặng người đi rất lâu. Đến lúc ấy ông mới biết em mình đã lấy nhà thơ Hữu Loan.
Sự khốc liệt của chiến tranh, dẫu đã qua gần ba phần tư thế kỷ vẫn đớn đau đến nhói lòng.
Tôi luôn thấy bác Cư là một trí thức từ buổi đầu cách mạng. Quay trở về lịch sử, chúng ta thấy từ khi cách mạng còn trứng nước, trong những lúc cam go nhất, Hồ Chủ tịch luôn trân trọng và đặt rất cao vai trò của đội ngũ trí thức với công cuộc cách mạng, nhất là những trí thức có thể phục vụ hữu ích cho quân đội, cho các cuộc kháng chiến. Cũng ở buổi đầu trứng nước ấy, Hồ Chủ tịch đã mời gọi được nhiều trí thức tài đức vẹn toàn ra đảm đương việc nước như Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Hoàng Minh Giám… để công cuộc cách mạng vượt qua được những bước ngoặt lịch sử hết sức cam go. Bàn về vấn đề này, bác Cư nói với chúng tôi: “Tấm lòng của Bác Hồ với đội ngũ trí thức ở buổi đầu cách mạng là vô cùng sâu sắc. Tiêu biểu nhất phải kể đến kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Người mời từ Pháp về năm 1946. Lời mời chân thành khẩn thiết trong lúc đất nước dầu sôi lửa bỏng. Chàng thanh niên trí thức Phạm Quang Lễ khi ấy đang là kỹ sư hàng đầu của một hãng chế tạo máy bay với mức lương rất cao đã lập tức nhận lời mời của Hồ Chủ tịch với một câu nói chân thành chất chứa tự đáy lòng: “Kính thưa Cụ, nguyện vọng cao nhất của tôi là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần của mình”. Người kỹ sư trẻ được Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ đứng đầu ngành quân giới, được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa với lời căn dặn: “Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc. Việc của chú là việc đại nghĩa, vì thế kể từ nay, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa. Đấy là họ của Trần Hưng Đạo, chú hãy nhớ để làm tốt việc của mình với nhân dân”. Kể từ đó, tri thức và niềm tin của người trí thức được Bác Hồ đặt tên đã luôn tỏa sáng, nhiều loại vũ khí được ngành quân giới mà đứng đầu là kỹ sư Trần Đại Nghĩa chế tạo thành công đã ra chiến trường, tới tay người chiến sĩ, góp phần tạo nên những chiến thắng lịch sử, tạo nên sự trưởng thành vẻ vang của quân đội ta. Cho đến tận hơi thở cuối cùng, tri thức và niềm tin của người kỹ sư mang hai dòng họ Phạm -Trần vẫn luôn hướng về nhân dân và Tổ quốc như Bác Hồ căn dặn”.
Bác Phạm Hồng Cư là người rất dễ gần. Đã hơn hai mươi năm về nghỉ hưu nhưng dường như tôi thấy vị tướng không có nhiều thời gian dành cho sự ngơi nghỉ. Đâu cũng mời ông đi. Việc gì cũng hỏi đến ông. Cánh báo chí phóng viên mỗi kỳ cuộc thường tìm đến ông như một cứu cánh khi hỏi về các sự kiện lịch sử. Ngay như các thủ trưởng cấp cao lớp kế cận trong mỗi công việc cần biết rõ thêm điều gì đều hỏi ông, cần ông thẩm định và cho ý kiến. Trong khi có không ít phát biểu của một số vị tướng thuộc lớp đàn em, thế hệ đi sau đã dường như có sự chệch choạc, thiếu thực tế, thiếu kín kẽ và đặc biệt là thiếu sự nhân văn cần thiết của bậc tướng thì ông, như một nhà nho uyên thâm, một vị giáo sư khả kính, mặc dầu đã ở tuổi 95 vẫn bình tĩnh, hóm hỉnh, sâu sắc và vô cùng nhân văn trong mỗi phát biểu, bài viết của mình. Tôi luôn khâm phục ông không chỉ ở trí nhớ vững bền của một người hiền luôn biết đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên tất thảy, mà còn thấy học được ở ông sự khiêm tốn đến tận cùng, sức lao động bền bỉ và đặc biệt là sự kiên cường trước những vần vũ ở xung quanh.
Bác Phạm Hồng Cư, thế hệ chúng tôi thật may mắn có nhiều tấm gương để mình tự soi vào. Nếu không có thế hệ ông, những người như ông, hẳn chúng ta sẽ khó khăn gấp bội trong việc xác lập nền tảng để hướng về phía trước, sẽ lúng túng và loay hoay, thậm chí là khó đứng vững trước cơn lốc vật chất đang rắp tâm xóa đi những giá trị nhân văn cốt lõi của một dân tộc anh hùng.
Phùng Văn Khai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét