Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Vũ Kim Hạnh và Bọn buôn gạo, Bọn buôn chữ...

Ủng hộ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo lương thực cho nhân dân.
Bọn buôn gạo, bọn buôn chữ và nông dân miền Tây Nam Bộ, ai khóc ai cười hôm nay?!
fb Đàm Ngọc Tuyên - Trong những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề CÓ CẦN VÀ CÓ NÊN HAY "KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG NÊN DỪNG XUẤT KHẨU GẠO". Câu chuyện xuất phát từ việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổng cục Hải quan ngưng xuất khẩu gạo, để đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi mà đại dịch Viêm phổi cấp Wuhan đang diễn biến phức tạp, tại VN. Bên cạnh đó, thảm họa khô hạn, nhiễm mặn diện rộng tại ĐBSCL bởi thượng nguồn sông Mê Kông bị Trung Quốc ngăn đập giữ nước. Ngoài ra, cùng thời điểm, người Trung Quốc gia tăng thu mua lúa, gạo với giá tăng vọt bất thường.
Dư luận càng nóng lên, bởi chính Bộ Công Thương là Bộ đề xuất cho TT Phúc đưa ra quyết sách trên, vào chiều ngày 23/3, thì đến ngày 24/3, Bộ này lại hỏa tốc thông báo cho VPCP là tiếp tục xuất khẩu gạo, rồi cũng chính Bộ này, chiều ngày 25/3, lại bảo "nếu tiếp tục xuất khẩu gạo thì VN sẽ thiếu gạo". Tuy nhiên, bài viết này, không đi sâu vào chuyện thay đổi xoèn xoẹt của ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương).

Mà bài viết chỉ nói lên thực tế ai sẽ có lợi nếu tiếp tục xuất khẩu gạo trong tình hình giá cả biến động như hiện nay? Có thật sự "KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG NÊN DỪNG XUẤT KHẨU GẠO", như bà Vũ Kim Hạnh và nhiều nhà báo sạch đưa ra ý kiến này. Bởi vì họ cho rằng: "Đừng để cảm xúc lấn át", "Nghe dừng là giá lúa rớt liền và nước mắt nông dân rớt theo vì họ biết, rồi đây vụ hè-thu, giá lúa càng sẵn trớn rớt tiếp". Hay vì, "Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới; lúa được giá, không thiếu gạo, và vụ hè thu chỉ 100 ngày nữa đã có lúa mới, sao đột nhiên dừng xuất khẩu gạo?".

Có phải là, mới nghe qua, chúng ta tưởng như những nhà báo như bà Vũ Kim Hạnh và bọn con buôn gạo xuất khẩu đang lo lắng, thương lắm cho người dân miền Tây Nam Bộ: Được giá lúa bán ra thì không cho bán. Nợ nần của người nông dân sao đây, chắc nhảy sông Tiền, sông Hậu, sông Hàm Luông chứ sống sao nổi. Nói chung là, tôi gọi đây là bọn vừa có đạo đức vừa biết viết văn chương.

Còn có mặt dày và đê tiện hay không khi nhân danh vì người nông dân miền Tây Nam Bộ để che đậy sự bất lương, mà thời khắc này, không vỏ bọc nào tốt hơn nếu nhân danh những điều như thế? Tôi không tự tiện trả lời câu hỏi này, mà tôi chỉ đưa ra những hiển hiện thực tế của người nông dân miền Tây Nam Bộ.

"Bán lúa non", cụm từ này, trong chúng ta nếu ai chưa từng nghe qua, thì đừng nói chuyện thương xót nhà nông hôm nay. Nghĩa là, rất khó thống kê cụ thể tỉ lệ, nhưng rất nhiều nhà nông bán lúa cho bọn con buôn, khi mới vừa gieo sạ. Nhà nào kinh tế ổn hơn, thì vừa gặt vừa bán cho thương lái. Hiếm lắm, mới có hộ "tích trữ lúa". Vậy thì, giá lúa tăng hiện nay, bọn quần chúng nông dân hay bọn con buôn có lợi? Nếu tôi là con buôn lúa gạo, mà mở miệng ra bảo bọn quần chúng nông dân có lợi, thà rằng tôi chửi mười tám đời dòng họ nhà tôi, bởi tôi thấy tôi chó má dữ lắm! Còn nếu tôi buôn chữ kết hợp cùng bọn buôn lúa gạo, thì sự chó má đó, tăng gấp nhiều lần so với giá lúa tăng.

Bởi tôi đang ở quê nhà Quảng Ngãi, nên tôi không thể phỏng vấn trực tiếp người nông dân miền Tây Nam Bộ. Nhưng sắp tới tôi sẽ đi để tận chứng rồi viết về thảm họa hạn và nhiễm mặn nơi đây. Tuy nhiên, trước khi viết bài này, tôi đã gọi điện thoại cho những người tôi quen, là những gia đình trồng lúa nhiều đời, ở 2 cánh đồng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL: Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Gọi điện để được nghe họ nói về vụ mùa vừa thu hoạch, về năng suất, về sự lo lắng có gieo sạ thành công hay không cho vụ Hè - Thu sắp tới. Để nghe họ nói về sự khốn nạn của bọn thương lái, tự bấy lâu nay. Thành thử, giá gạo xuất khẩu có tăng thì người nông dân vẫn khóc như thường, bởi cái nghề nông ở xứ sở này, có mấy khi nở nỗi nụ cười. Còn nếu như ai đó, cần số liệu cụ thể tính toán, dễ ẹt. ĐBSCL có 1,5 triệu hecta trồng lúa, bình thường năng suất 9-10 tấn/hecta. Mặn đang xâm nhập sâu vào đất liền cả 100km, hạn hán nhiều nơi lúa cháy sạch, nhiều nơi năng suất giảm còn 4-5 tấn/hecta, có khu vực cả 100.000 hecta phải bỏ hoang (hoặc chuyển đổi cây trồng). Tính toán ra ngay, nhưng tuyệt đối không có kết quả "Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2019-2020 tuy thiệt hại nhưng tổng thể vẫn thu được nhiều lúa.". Cái kết quả trong ngoặc kép này, là của bọn buôn chữ không trung thực.

(Tôi rỗi hơi một chút, khi có ý kiến cho rằng, hợp đồng xuất khẩu gạo ký kết rồi thì làm sao hủy? Tôi không chắc, nhưng tôi nhớ là, trong những hợp đồng kinh tế lớn, có quyền đơn phương hủy trong những trường hợp thiên tai, dịch bệnh,..., Còn hỏa hoạn thì không, nếu như chúng ta biết vì sao có thương hiệu điện thoại Sony-Ericsson. Hoặc có ý kiến cho rằng, dừng xuất khẩu gạo là vi phạm nhân quyền, vi phạm Công ước quốc tế? Người Trung Quốc có thể làm giả nhiều thứ, nhưng tuyệt đối đến hôm nay, không tài nào làm giả được con chip của Tập đoàn Intel (cũng như con chip của một Tập đoàn khác cũng của Mỹ), dù rằng Tập đoàn Intel có nhà máy sản xuất chip tại Thành Đô (Chindu - Trung Quốc). Bởi vì Mỹ có điều luật quy định cho bất kỳ Tập đoàn nào của Mỹ, thì vĩnh viễn không được quyền mang ra khỏi nước Mỹ "chất xám" thuộc sở hữu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu như điều đó ảnh hưởng đến "an ninh quốc gia", cho dù đặt nhà máy sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Chuyện này, hồi đó tôi đi làm cu-li cho họ, người ta cho biết như vậy. Còn xuất khẩu gạo nếu ngừng chỉ là tạm thời ngắn hạn mà thôi.)

Trở lại câu chuyện những nhà báo sạch như bà Vũ Kim Hạnh khóc cho người dân miền Tây Nam Bộ bởi nếu "dừng xuất khẩu gạo". Tôi thật trân trọng những tấm lòng vàng này, khi họ luôn bảo vệ "người cô thế". Điều đó, khiến tôi liên tưởng và nhớ lại, ai đã bảo vệ kẻ cô thế là tập đoàn Ma-san.

Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta còn nhớ, nước mắm truyền thống đã chết tức tưởi. Những hộ gia đình làm nghề mắm truyền thống này xấc bấc xang bang, khi nước mặn giống như là nước mắm có tên Nam Ngư độc chiếm thị phần ở VN. Công lớn giúp cho tập đoàn Masan có thể thành công đưa hóa chất vào tận bếp ăn từng gia đình, không thể không nhắc đến bà Vũ Kim Hạnh.

Thế bà Hạnh là CEO tài giỏi của tập đoàn Ma-san chăng? Thưa rằng không! Bà là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. Ma-san có bao nhiêu danh hiệu HVNCLC để quảng bá và khẳng định "chất lượng", đều nhờ bà Hạnh ban phát cho. Những ai làm chủ công ty, doanh nghiệp sản xuất sẽ hiểu vì sao tôi gọi là ban phát. Bởi ông trùm xã hội đen Năm Cam lúc sinh thời nói: "Cái gì mua không được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", (ở VN).

Với vỏ bọc chất lượng được cụ thể hóa bằng danh hiệu HVNCLC, đã triệt để giúp cho nước mặn hóa chất "thơm ngon đến giọt cuối cùng" chiếm lấy sự ưa chuộng của đại đa bà Mẹ Việt. Giúp cho ông chủ Ma-san thành tỷ phú thế giới. Giúp cho trên bàn thờ gia tiên người Việt, trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, nước mặn hóa chất chẫm chệ ngồi ngang hàng với ông bà chúng ta, nếu quý vị còn nhớ hình ảnh quảng cáo của tập đoàn này.

Cũng cần nhắc nhớ lại chức vụ đã từng của bà Hạnh: Tổng biên tập tờ Tuổi trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, bà Hạnh là bậc thầy của định hướng, lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền Việt Nam, khi bà đương nhiệm TBT. Hẳn nhiên, cái nghiệp này (có bất lương hay không tôi không biết), sẽ theo bà khi trên cương vị Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, để giúp cho những doanh nghiệp "ăn nên làm ra", mà tập đoàn Ma-san là ví dụ.

Tất nhiên, tôi luôn tin bà là những nhà báo sạch. Còn sạch như thế nào, tùy hệ quy chiếu của từng người. Giả tỷ như tôi, tôi xem chất thải là rất sạch, nên tôi vẫn dùng tay rửa đít mỗi khi đi đại tiện. Tôi dân Quảng, cũng viết không ít bài báo, nên sống cù bơ cù bấc, lại nói giọng Nam, chắc không gạt đồng bào đâu.

Mới đây, bà Hạnh có câu hỏi "Tính trung thực giờ bán được bao nhiêu?", trong một bài báo mà bà là tác giả. Tiện thể, tôi xin được trả lời rằng: "Tùy ạ! Nhưng phải có thì mới bán, thưa Bà!". Tôi đọc ở đâu đó, một triết gia nói đại khái, với bọn con buôn thì chúng làm gì có khái niệm Tổ Quốc, hay Đồng Bào. Tôi nghĩ là, người triết gia ấy, đã trừ bọn buôn chữ, buôn mồ hôi của nông dân miền Tây Nam Bộ, và bọn buôn gạo xuất khẩu ở Việt Nam, hôm nay.

Cư sỹ Thích Đà Bàn, viết từ những cánh đồng lúa khô cằn miền Trung, mà người nông dân nghèo chỉ mong đủ ăn giáp hạt.
_____________________________

Xem thêm bài: Giá của trung thực của nhà báo Vũ Kim Hạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét