Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Nhân loại chiến thắng đại dịch Covid-19 bằng cách nào?

Sức mạnh nào sẽ giúp nhân loại chiến thắng đại dịch Covid-19? 
Theo nhà nghiên cứu sử học lừng danh Yuval Noah Harari, các biện pháp đóng cửa biên giới hay phong tỏa đất nước chỉ là điều kiện cần để nhân loại đẩy lùi bệnh dịch. Nhưng còn điều quan trọng hơn là gì? Theo bài viết trên tờ Times, Yuval Harari chỉ ra rằng tri thức, tầm hiểu biết và niềm tin toàn cầu là những vũ khí lợi hại nhất giúp các quốc gia cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, còn phong tỏa đất nước, cách ly hay cô lập chỉ là biện pháp nhất thời, có thể gây ra hệ luỵ khôn lường cho nền kinh tế thế giới.

Covid-19 cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trên thế giới.
Bài học từ lịch sử
Không ít người đổ lỗi thảm họa Covid-19 cho toàn cầu hoá, nhưng từ khi nhân loại còn chưa kết nối chặt chẽ với nhau, đã xuất hiện những đại dịch giết chết cả trăm triệu người. Thế kỷ 14, nhân loại chưa có máy bay, tàu thuyền, nhưng dịch hạch vẫn càn quét từ Đông Á sang Tây Âu trong hơn một thập kỷ, giết chết từ 75 triệu đến 200 triệu người, hơn một phần tư dân số lục địa Á - Âu thời ấy.

Tháng 3/1520, một người nô lệ tên Francisco de Eguia cập bến Mexico và mang trong mình căn bệnh đậu mùa. Thời điểm này, các nước Trung Mỹ chưa có tàu hoả, xe bus. Dù vậy, đến tháng 12 cùng năm, bệnh đậu mùa đã lây lan rộng khắp, khiến một phần ba dân số Trung Mỹ thiệt mạng.

Năm 1918, một chủng cúm đặc biệt có độc tính mạnh lây nhiễm cho nửa tỷ người (hơn một phần tư dân số thế giới lúc đó) chỉ trong vài tháng, khiến hàng chục triệu người chết. Con số nạn nhân có thể lên tới 100 triệu chỉ trong chưa đầy 1 năm, khủng khiếp hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.


"Cái chết đen" là một trong những thảm hoạ dịch bệnh tồi tệ nhất lịch sử.

Một thế kỷ trôi qua từ sau năm 1918, con người ngày càng dễ tổn thương trước dịch bệnh, do sự kết hợp giữa dân số tăng nhanh và giao thông tốt hơn. Những đô thị hiện đại như Tokyo hay Mexico City cung cấp mầm bệnh phong phú hơn nhiều so với Florence thời trung cổ.

Mạng lưới giao thông toàn cầu ngày nay cũng nhanh hơn nhiều so với năm 1918. Một loại virus có thể di chuyển từ Paris đến Tokyo và Mexico City trong vòng chưa đầy 24 giờ. Chúng ta đang sống trong địa ngục truyền nhiễm, với tốc độ lây bệnh theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, loài người không hẳn đón toàn tin xấu. Tỷ lệ mắc và ảnh hưởng của dịch bệnh đã giảm đáng kể. Bất chấp những đợt bùng phát khủng khiếp như AIDS và Ebola, trong thế kỷ 21, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây kể từ thời kỳ đồ đá.

Điều này có được là do con người có sự bảo vệ tốt nhất để chống lại mầm bệnh, không phải bằng sự cô lập hay cách ly, mà là thông tin. Nhân loại đã thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh bởi vì trong cuộc chạy đua vũ trang giữa mầm bệnh và bác sĩ, mầm bệnh dựa vào đột biến mù trong khi các bác sĩ dựa vào phân tích khoa học về thông tin. Chúng ta có đủ dữ liệu để đón đầu và đánh bại kẻ thù.

Khi “Cái chết đen” lây lan ở thế kỷ 14, người ta không biết nguyên nhân dịch bệnh và làm gì để ngăn chặn nó. Cho đến thời kỳ hiện đại, con người thường đổ lỗi bệnh tật cho cơn giận của các vị thần, ác quỷ hay vận khí, và thậm chí không biết sự tồn tại của vi khuẩn và virus.

Người ta tin vào những thiên sứ, mà không thể tưởng tượng một giọt nước có thể chứa toàn bộ vũ khí của những kẻ săn mồi khát máu. Do đó, khi “Cái chết đen” hoặc bệnh đậu lây lan, điều tốt nhất mà chính quyền có thể nghĩ đến là tổ chức những buổi cầu nguyện, vì họ tin thần thánh gây ra đại hoạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét