Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nước mắt trên đồng lúa cháy
02/03/2020 Trên cánh đồng lúa chết khô, nền đất nứt nẻ, nhiều người dân vùng nhiễm mặn ở Đồng Bằng sông Cửu Long vô cùng tuyệt vọng trước cảnh mùa màng thất thu nghiêm trọng. Tại tỉnh Sóc Trăng, đi qua nhiều cánh đồng nắng gắt như đổ lửa ở huyện Long Phú, phóng viên ghi nhận, nhiều diện tích lúa nơi đây đã khô cháy. Thiệt hại nghiêm trọng có thể kể đến là anh Lê Công Minh ( ấp Tân Lập, xã Tân Hưng) với 40ha bị mất trắng.Anh Lê Công Minh đứng trên đồng ruộng của mình cho biết, từ tháng tháng 1 đến nay, nước mặn xâm nhập, ngành chức năng đóng cống không cho nước vào kênh bên trong nội đồng nên lúa chết khô.
Anh Minh buồn rầu kể rằng, bản thân không muốn gieo sạ vụ này vì ngành chức năng địa phương khuyến cáo có nước mặn đến sớm. Cớ sự là do nhiều bà con ở gần đã gieo sạ hết, sẵn có lúa giống để trong nhà, anh đã đem ngâm, rồi xuống giống sau đó.
Nhìn cây lúa chết khô, anh Minh nói rằng, bản thân có bệnh nên không thể đi lên TP.HCM hay Bình Dương làm thuê như nhiều thanh niên khác ở địa phương. Buồn trước sự việc trên, mặc dù có ở nhà nhưng gia đình anh thường đóng cửa.
Với 40ha gieo sạ mùa này, anh Minh thiệt hại gần đến 20 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú, đến nay, toàn huyện đã có hơn 1.500 ha bị ảnh hưởng nặng, dự báo thời gian tới diện tích này sẽ tiếp tục tăng, thậm chí là mất trắng toàn diện tích trên.
Ngoài huyện Long Phú, rất nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng cũng gặp tình trạng tương tự. Theo thống kế, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1.000ha lúa vụ 3 gieo sạ không theo khuyến cáo bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập. Rất may, hàng chục nghìn ha lúa nằm trong kế hoạch xuống giống không bị thiệt hại (năng suất bình quân 6,3 tấn/ha).
Tại Bến Tre, về những vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), phóng viên ghi nhận, nhiều ruộng đã bỏ hoang, mặc cho cây lúa chuyển màu lá và chết dần.
Người dân ngao ngán lắc đầu, nản lòng trước cảnh mùa màng mất trắng.
Chị Đoàn Thị Kim Thoa ở ấp 3, xã Bình Thành đau lòng, ngồi cắt lúa non đem về cho 7 con bò ở nhà ăn. "Vụ đông xuân này, tôi gieo sạ 1.300m2 đất trồng lúa. Do nước mặn xâm nhập nên không thể lấy nước vào. Vì vậy mà nền đất bị khô cạn, nứt nẻ, còn cây lúa không thể phát triển được.
Theo chị Thoa, ngành chức năng địa phương có khuyến cáo không xuống giống để né mặn nhưng chị cảm thấy mùa này cây lúa có thể vượt qua như những năm trước nên đã mạnh tay "xé rào" và dẫn đến thiệt hại.
Nhiều hộ dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng bị thiệt hại lúa đông xuân. Trải lòng với phóng viên, người dân cho biết, trước khi quyết định xuống giống, chính quyền địa phương đã có khuyến cáo không được gieo sạ nhưng vì đây là vụ chính - vụ lúa mang lại lợi nhuận nhất trong năm nên nhiều người quyết định làm liều.
UBND huyện Ba Tri cho biết, mặc dù ngành chức năng khuyến cáo không sản xuất lúa nhưng bà con vẫn xuống giống đến trên 4.400ha và đều bị thiệt hại cho mặn xâm nhập.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho hay, ngoài huyện Ba Tri, đến thời điểm này, huyện Giồng Trôm cũng có 631ha lúa bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Tổng số diện tích lúa bị thiệt hại là khoảng 5.059ha, trong đó, thiệt hại từ 30-70% là 28ha, thiệt hại trên 70% là là khoảng 5.31ha.
Đến 2 tỉnh giáp biển là Bạc Liêu và Cà Mau vào thời gian này, rất nhiều cánh đồng lúa chết khô với màu vàng úa, đất mặt ruộng nứt nẻ và khô khốc, bên cạnh đó các con sông, con kênh cạn trơ đáy vì thiếu nước.
Khác với các địa phương, nhiều người ở những địa phương này đa phần không làm lúa vụ 3, mà thay vào đó là sản xuất theo mô hình lúa – tôm. Tuy nhiên, do chọn lúa dài ngày sản xuất thay vì thay các giống lúa ngắn ngày (dưới 100 ngày), lúa đặc sản như: ST24, OM2517 theo khuyến cáo đã dẫn đến bị thiệt hại lớn. Trong ảnh, nông dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau "đau đầu" vì diện tích lúa bị thiệt hại (lép hạt, giảm 50% năng suất) do nước mặn gây ra. Ảnh: Chúc Ly
Các con sông, con kênh ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cạn trơ đáy vì thiếu nước ngọt. Ảnh: Chúc Ly
Trên các con sông dẫn nước vào nội đồng, các phương tiện lưu thông chở hàng hoá huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đều không thể lưu thông được do nguồn nước cạn kiệt.
Huỳnh Tây
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1.510.000 ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700 ha (lúa mùa 16.000 ha, lúa đông xuân 13.700 ha).
Còn số thiệt hại bằng 7,3% so với tổng cộng thiệt hại năm 2015-2016 (tổng diện tích lúa thiệt hại trong mùa khô năm 2015-2016 là 405.000 ha). Riêng về cây ăn quả chưa bị thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Tại Bến Tre, về những vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), phóng viên ghi nhận, nhiều ruộng đã bỏ hoang, mặc cho cây lúa chuyển màu lá và chết dần.
Người dân ngao ngán lắc đầu, nản lòng trước cảnh mùa màng mất trắng.
Chị Đoàn Thị Kim Thoa ở ấp 3, xã Bình Thành đau lòng, ngồi cắt lúa non đem về cho 7 con bò ở nhà ăn. "Vụ đông xuân này, tôi gieo sạ 1.300m2 đất trồng lúa. Do nước mặn xâm nhập nên không thể lấy nước vào. Vì vậy mà nền đất bị khô cạn, nứt nẻ, còn cây lúa không thể phát triển được.
Theo chị Thoa, ngành chức năng địa phương có khuyến cáo không xuống giống để né mặn nhưng chị cảm thấy mùa này cây lúa có thể vượt qua như những năm trước nên đã mạnh tay "xé rào" và dẫn đến thiệt hại.
Nhiều hộ dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng bị thiệt hại lúa đông xuân. Trải lòng với phóng viên, người dân cho biết, trước khi quyết định xuống giống, chính quyền địa phương đã có khuyến cáo không được gieo sạ nhưng vì đây là vụ chính - vụ lúa mang lại lợi nhuận nhất trong năm nên nhiều người quyết định làm liều.
UBND huyện Ba Tri cho biết, mặc dù ngành chức năng khuyến cáo không sản xuất lúa nhưng bà con vẫn xuống giống đến trên 4.400ha và đều bị thiệt hại cho mặn xâm nhập.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho hay, ngoài huyện Ba Tri, đến thời điểm này, huyện Giồng Trôm cũng có 631ha lúa bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Tổng số diện tích lúa bị thiệt hại là khoảng 5.059ha, trong đó, thiệt hại từ 30-70% là 28ha, thiệt hại trên 70% là là khoảng 5.31ha.
Đến 2 tỉnh giáp biển là Bạc Liêu và Cà Mau vào thời gian này, rất nhiều cánh đồng lúa chết khô với màu vàng úa, đất mặt ruộng nứt nẻ và khô khốc, bên cạnh đó các con sông, con kênh cạn trơ đáy vì thiếu nước.
Khác với các địa phương, nhiều người ở những địa phương này đa phần không làm lúa vụ 3, mà thay vào đó là sản xuất theo mô hình lúa – tôm. Tuy nhiên, do chọn lúa dài ngày sản xuất thay vì thay các giống lúa ngắn ngày (dưới 100 ngày), lúa đặc sản như: ST24, OM2517 theo khuyến cáo đã dẫn đến bị thiệt hại lớn. Trong ảnh, nông dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau "đau đầu" vì diện tích lúa bị thiệt hại (lép hạt, giảm 50% năng suất) do nước mặn gây ra. Ảnh: Chúc Ly
Các con sông, con kênh ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cạn trơ đáy vì thiếu nước ngọt. Ảnh: Chúc Ly
Trên các con sông dẫn nước vào nội đồng, các phương tiện lưu thông chở hàng hoá huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đều không thể lưu thông được do nguồn nước cạn kiệt.
Huỳnh Tây
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1.510.000 ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700 ha (lúa mùa 16.000 ha, lúa đông xuân 13.700 ha).
Còn số thiệt hại bằng 7,3% so với tổng cộng thiệt hại năm 2015-2016 (tổng diện tích lúa thiệt hại trong mùa khô năm 2015-2016 là 405.000 ha). Riêng về cây ăn quả chưa bị thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét