Thương thầy giáo này quá. Phải thông cảm với hoàn cảnh cuộc sống khó khăn của thầy và động viên thầy. Chắc chắn sau vụ này thầy đã hiểu thêm bản chất của chế độ công an trị cũng như nền giáo dục độc đoán trị đã thối nát tận cùng như thế nào, nên khi có cơ hội thầy thấy phải hành động như thế nào. Nếu có chừng 10% dân số này có nhận thức và có chút dũng cảm thì hệ thống chính trị này sẽ không kéo dài mãi được. Đọc bài này lại nhớ tới câu "Con Cọp tha cả con lợn thì không ai dám đuổi , nhưng con Mèo tha trộm một miếng thịt nhỏ xíu thì cả bầy đàn đuổi đánh đến chết " ! Hội chứng " đám đông " ở Việt Nam thời nay thật đáng sợ ! Nhưng nếu nhận thức của họ thay đổi thì sẽ thành sức mạnh.
Nhiều người thất vọng bảo sao thầy giáo ấy không dũng cảm chống trả lại để bảo vệ mình mà lại hèn nhát cúi đầu nhận tội. Rồi có người bảo, hèn như vậy thì nên đuổi ra khỏi ngành giáo dục chứ để tiếp tục đi dạy sẽ lây truyền cái hèn ấy qua các thế hệ học sinh… Nhiều bạn nói cho sướng miệng mà quên nhìn lại mình, quên nhìn vào bản chất của sự việc.
Nhiều người quên rằng hệ thống giáo dục này chỉ cần những thầy cô giáo, nhưng người quản lý, những công chức giáo dục hèn như vậy, chỉ biết vâng lời, cam chịu và không được nói khác những gì đảng đã dạy bảo và định hướng. Không chỉ riêng ngành giáo dục, tất tật mọi ngành, bộ máy cầm quyền này chỉ cần những công chức cam chịu và hèn hạ như thế.
Nhà báo, nhà luật, nhà giáo, nhà văn, nhà y, nhà nghiên cứu… nào dám lên tiếng nói khác đi khi còn là một con ốc trong bộ máy ấy? Bao nhiêu vị trí thức hiểu biết đó, trong hàng triệu vị, dám lên tiếng nói về những bất công đang phơi bày lồ lộ ra hiện nay?
Thầy giáo Nguyễn Năng Tỉnh ở Nghệ An chỉ dạy cho học trò hát một bài hát về quyền công dân đã phải ra tòa nhận mức án 11 năm tù. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa dám đứng lên chống lại tiêu cực thi cử đã bị vùi dập tan nát đến tận bây giờ. Cô giáo Lam làm bài thơ tự tình về hiện trạng đất nước đã gặp phải bao nhiêu khó khăn. Cô giáo Nhung ở ngay Hà Nội lên tiếng chống tiêu cực trong nhà trường đã bị “côn đồ” tông xe đứt một ngón tay rồi bị nhà trường đuổi việc, cô bị thất nghiệp nhưng xin việc ở đâu cũng bị an ninh đến hoạnh họe để nơi nhận cô phải cho cô nghỉ. Một thầy giáo ở Nha Trang tổ chức cho học sinh đi dọn rác ven biển đã bị công an mời lên làm việc và bị phạt nhiều triệu đồng…
Qua vụ đấu tố bắt thầy giáo mua khẩu trang về chia lại cho học sịnh với giá cao hơn 400 đồng (vì không có tiền lẻ thối lại), chợt làm cho tui không khỏi không liên tưởng lại những vụ đấu tố rung động đất trời của thời “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Hàng vạn người dân không có tội cũng phải quỳ mọp sát đất nhận tội.
Nếu có được một chút can đảm trước cái gọi “hệ thống chính trị” thì đã không có 1 triệu người miền Bắc bỏ quê hương chạy vào Nam, đã không có hàng triệu người, sau 75, bỏ đất nước lao ra biển để rồi gần một nửa phải bỏ xác thân trên biển.
Nhiều người đang an toàn cứ lớn tiếng bắt thầy giáo thấp cổ bé họng ở huyện vùng xa Cà Mau phải dũng cảm theo ý mình. Nếu có chừng 10% dân số này có chút dũng cảm như mong muốn thì hệ thống chính trị này không kéo dài đến tận bây giờ.
Nói như vậy không có nghĩa là đồng tình với sự hèn nhát. Nhưng để số đông thoát ra khỏi sự sợ hãi thì người hiểu biết, người dũng cảm đi trước phải biết cảm thông, biết tuyết phục, biết động viên lôi kéo mọi người, để cùng nhau bớt sợ dần…
Chia sẻ với thầy giáo bán khẩu trang
fb Huỳnh Ngọc Chênh 3-3-2020 - Cả một hệ thống chính trị xông vào đấu tố thầy ấy như một bầy thú dữ mà nhiều người tỉnh táo và an toàn đứng bên ngoài còn lên tiếng chế trách, thậm chí sỉ vả đến mức thậm tệ như qua bài viết mới đây của một vị giáo sư dũng cảm ở miền Trung.Nhiều người quên rằng hệ thống giáo dục này chỉ cần những thầy cô giáo, nhưng người quản lý, những công chức giáo dục hèn như vậy, chỉ biết vâng lời, cam chịu và không được nói khác những gì đảng đã dạy bảo và định hướng. Không chỉ riêng ngành giáo dục, tất tật mọi ngành, bộ máy cầm quyền này chỉ cần những công chức cam chịu và hèn hạ như thế.
Nhà báo, nhà luật, nhà giáo, nhà văn, nhà y, nhà nghiên cứu… nào dám lên tiếng nói khác đi khi còn là một con ốc trong bộ máy ấy? Bao nhiêu vị trí thức hiểu biết đó, trong hàng triệu vị, dám lên tiếng nói về những bất công đang phơi bày lồ lộ ra hiện nay?
Thầy giáo Nguyễn Năng Tỉnh ở Nghệ An chỉ dạy cho học trò hát một bài hát về quyền công dân đã phải ra tòa nhận mức án 11 năm tù. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa dám đứng lên chống lại tiêu cực thi cử đã bị vùi dập tan nát đến tận bây giờ. Cô giáo Lam làm bài thơ tự tình về hiện trạng đất nước đã gặp phải bao nhiêu khó khăn. Cô giáo Nhung ở ngay Hà Nội lên tiếng chống tiêu cực trong nhà trường đã bị “côn đồ” tông xe đứt một ngón tay rồi bị nhà trường đuổi việc, cô bị thất nghiệp nhưng xin việc ở đâu cũng bị an ninh đến hoạnh họe để nơi nhận cô phải cho cô nghỉ. Một thầy giáo ở Nha Trang tổ chức cho học sinh đi dọn rác ven biển đã bị công an mời lên làm việc và bị phạt nhiều triệu đồng…
Qua vụ đấu tố bắt thầy giáo mua khẩu trang về chia lại cho học sịnh với giá cao hơn 400 đồng (vì không có tiền lẻ thối lại), chợt làm cho tui không khỏi không liên tưởng lại những vụ đấu tố rung động đất trời của thời “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Hàng vạn người dân không có tội cũng phải quỳ mọp sát đất nhận tội.
Nếu có được một chút can đảm trước cái gọi “hệ thống chính trị” thì đã không có 1 triệu người miền Bắc bỏ quê hương chạy vào Nam, đã không có hàng triệu người, sau 75, bỏ đất nước lao ra biển để rồi gần một nửa phải bỏ xác thân trên biển.
Nhiều người đang an toàn cứ lớn tiếng bắt thầy giáo thấp cổ bé họng ở huyện vùng xa Cà Mau phải dũng cảm theo ý mình. Nếu có chừng 10% dân số này có chút dũng cảm như mong muốn thì hệ thống chính trị này không kéo dài đến tận bây giờ.
Nói như vậy không có nghĩa là đồng tình với sự hèn nhát. Nhưng để số đông thoát ra khỏi sự sợ hãi thì người hiểu biết, người dũng cảm đi trước phải biết cảm thông, biết tuyết phục, biết động viên lôi kéo mọi người, để cùng nhau bớt sợ dần…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét