Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Hun Sen 'dũng cảm' khi cho du thuyền cập cảng ?

Báo mạng cho biết có tin đồn Thủ tướng Hun Sen lây nhiễm Covid-19 (nCoV) từ một cụ bà Mỹ nhiễm bệnh trên tàu du lịch mà Campuchia cho cập cảng. "Người dùng tài khoản Facebook có tên Neang Sokhun đăng tải thông tin nói rằng một quan chức của Đảng nhân dân Campuchia cho biết ông Hun Sen bị nhiễm virus sau khi chào hỏi cụ bà Mỹ được xác nhận dương tính với virus nCoV theo xác nhận của Malaysia. Đây là tin giả, Chúng tôi đã yêu cầu cảnh sát tư pháp có hành động pháp lý với người này", người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết trong cuộc họp báo hôm 17/2. Thủ tướng Hun Sen cho tới nay chưa đưa ra bình luận sau khi Malaysia công bố kết quả xét nghiệm dương tính 2 lần. Cũng không rõ cụ bà Mỹ có nằm trong nhóm khách được vinh dự bắt tay và trao quà cho ông Hun Sen khi nhà lãnh đạo Campuchia tới bến cảng Sihanoukville sáng 14/2. Theo mình thì Hun Sen chủ quan khi cho tàu này cập cảng. Một là vì Campuchia chưa đủ khả năng kỹ thuật và tài chính để xét nghiệm và cách lý... hơn 2 nghìn người này. Hai là vì chính Hun Sen chủ quan khi tiếp xúc với du khách mà không có phương tiện bảo vệ mình. Thái Lan sau đó đón tiếp 2 tầu với 4000 người nhưng người Thái có khả năng kỹ thuật và tài chính để làm việc này.
Tranh cãi việc Hun Sen 'dũng cảm' cho du thuyền cập cảng
Tờ Khmer Times đăng bài viết cai ngợi Thủ tướng Hun Sen đã có "hành động dũng cảm" khi cho du thuyền Westerdam cập cảng. "Nỗi sợ quá mức về virus corona đã biến du thuyền sang trọng Westerdam thành một con tàu chết chóc lang thang vô định, đi hết cảng này đến cảng khác để xin cập bờ", Khmer Times, tờ báo tiếng Anh có trụ sở ở Phnom Penh, Campuchia, hôm nay đăng bài bình luận của Eng Kokthay, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình và Phát triển Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu khi tới chào đón du khách tại cảng Sihanoukville hôm 14/2. Ảnh: Khmer Times. 
Ông Eng điểm lại rằng du thuyền MS Westerdam đã lần lượt bị Nhật Bản, đảo Guam, Philippines, đảo Đài Loan và Thái Lan từ chối cho cập cảng vì lo ngại dịch viêm phổi corona (Covid-19), trước khi được Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho phép cập bờ ở Sihanoukville hôm 13/2.


Một ngày sau đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tới cảng Sihanoukvillera tiếp đón, bắt tay và tặng hoa cho hành khách khi họ xuống tàu để chuẩn bị lên xe buýt ra sân bay về nước. "Vấn đề thực sự đối với Campuchia không phải là tin tức về sự bùng phát của virus corona, hiện được gọi là dịch Covid-19, mà là bệnh sợ hãi", Thủ tướng Hun Sen nói.

"Hành động dũng cảm của Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi cho phép du thyền Westerdam với 2.257 hành khách và thủy thủ đoàn cập cảng Sihanoukville đã nhận được sự khen ngợi trên khắp thế giới, bao gồm cộng đồng ngoại giao phương Tây ở Phnom Penh, những người thường chỉ trích việc xử lý các vấn đề trong nước của Campuchia", Eng viết.

Eng dẫn chứng rằng Đại sứ Mỹ tại Campuchia đăng Twitter "giới chức Campuchia đã cho phép Westerdam chở các hành khách, bao gồm công dân Mỹ, cập cảng Sihanoukville. Chúng tôi đánh giá rất cao sự giúp đỡ của Campuchia".

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ca ngợi hành động của Campuchia biểu hiện cho tinh thần đoàn kết "tại thời điểm thế giới đang nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 và tránh kỳ thị, sợ hãi". Phái đoàn châu Âu tại Campuchia cũng cảm ơn chính quyền Campuchia đã cho phép du thuyền Westerdam cập cảng và bày tỏ sự thông cảm với các hành khách, thuyền viên của tàu, hy vọng họ sớm được hồi hương an toàn.

"Thông điệp này được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban châu Âu đề xuất mức thuế 20% đối với hàng nhập khẩu của Campuchia theo thỏa thuận thương mại All but Arms (EBA). Dù vậy, Campuchia vẫn hành động để cứu 260 hành khách từ 20 quốc gia châu Âu trên tàu", chuyên gia này cho hay.

Nhiều hành khách trên du thuyền đã lên mạng xã hội để cảm ơn Campuchia. Thái Lan sau đó cũng cho phép du thuyền Seabourn ovation và Quantum of the Seas chở 4.000 hành khách và thủy thủ đoàn cập cảng tại Phuket. "Hành động của Campuchia rõ ràng đã truyền cảm hứng cho các quốc gia khác hành động trong thời điểm sợ hãi dịch bệnh này", theo Eng.


Hành khách rời du thuyền Westerdam tại cảng Sihanoukville của Campuchia hôm 14/2. Ảnh: Khmer Times.

Chuyên gia này lý giải lòng tốt của Campuchia không chỉ đến từ sự hào phóng của đất nước mà còn từ lịch sử là nạn nhân của chiến tranh và diệt chủng. Sau cuộc đảo chính quân sự của tướng Lon Nol tháng 3/1970, Campuchia lâm vào nội chiến khiến hàng triệu người rời bỏ quê hương.

Khi Khmer Đỏ nắm quyền và tiến hành các vụ diệt chủng trên diện rộng, nhiều người bắt đầu trốn thoát trên đất liền và bằng đường biển, lênh đênh trên biển bằng những chiếc thuyền đánh cá nhỏ.

Nhiều thuyền đã bị chìm, một số chiếc bị cướp biển tấn công, những người còn lại đã được các tàu tuần tra nhân đạo của các nước cứu sống.

Trong bài viết, Eng cho rằng Campuchia là một quốc gia nhỏ nhưng có trái tim lớn và không do dự khi đối mặt với khủng hoảng nhân đạo. "Campuchia đã hành động nhanh chóng để cứu hành khách trên Westerdam để họ có thể về nhà và hy vọng cuối cùng được đoàn tụ với những người thân yêu", chuyên gia kết luận.

Malaysia cho biết 145 hành khách MS Westerdam sau khi rời du thuyền cập cảng ở Campuchia đã bay đến Malaysia để tiếp tục hành trình trở về nhà. Tuy nhiên, 8 người trong số đó đã bị giữ lại để xét nghiệm nCoV, trong đó một cụ bà 83 tuổi cho kết quả dương tính với virus.

Thông báo của giới chức Malaysia hôm nay làm dấy lên lo ngại rằng 137 hành khách đã rời Kuala Lumpur để về nước có thể đã bị nhiễm nCoV. Thái Lan cũng đã tuyên bố siết chặt kiểm soát với các chuyến bay từ Campuchia tới nước này sau khi Malaysia thông báo du khách trên tàu Westerdam nhiễm nCoV.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét