Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Tại sao Thể đổi tên trạm thu phí thành trạm thu tiền ?

Nguyễn Văn Thể là Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, người chủ trì đề xuất trăm mưu nghìn kế cho các tập đoàn lợi ích hút máu nhân dân thông qua các hoạt động giao thông, nổi bật nhất là các BOT bẩn.
Tại sao Thể muốn đổi tên trạm thu phí thành trạm thu tiền ? 
Jessica Nguyễn - Nếu gọi cái khoản phải trả khi qua trạm BOT là "thu phí" thì phải chịu điều chỉnh của luật " PHÍ và LỆ PHÍ". Khi ấy doanh nghiệp BOT không được phép định ra mức thu, mà phải thông qua HĐND cấp tỉnh quyết định. 
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời
Đây chính là lý do trước đây Bộ GTVT muốn đổi tên thành "TRẠM THU GIÁ" để doanh nghiệp BOT có thể tự do đưa ra mức thu mà ko phải thông qua HĐND. Tuy nhiên dư luận đã phản đối và mạng xã hội chửi té tát thì Bộ GTVT rút lại.
Sau 1 thời gian án binh , tập trung trí não, nay họ đã tìm ra được tên gọi mới là " TRẠM THU TIỀN" kakaka. "THU TIỀN" cũng là 1 chiêu để né chữ " THU PHÍ" để ko BỊ RÀNG BUỘC LUẬT PHÍ, LỆ PHÍ để từ đó được tự do định giá, mà thường là TĂNG giá... mà không phải ràng buộc bởi "Luật Phí và Lệ phí" và không bị ràng buộc bởi HDND ở địa phương thật đáng sợ.

Dân bị các Tiến sĩ báo chí xúc phạm trầm trọng!

Nhân dân đã bị các Tiến sĩ báo chí này xúc phạm trầm trọng!
FB Vũ Hoàng Nguyên 9-5-2019 - Tính đến thời điểm này, nhà báo rởm lái taxi đã tung ra các dạng bằng cấp gồm Bằng Diploma về kinh tế tại Séc, một bằng Thạc sĩ Luật ở Việt Nam thêm vài mớ giấy lộn lum nhum khác. Cứ từ từ nhé. Bằng Thạc sĩ Luật sẽ có xác minh sau. Có khi xác minh xong là đi cả chùm chứ chả đùa. Còn bằng “quốc tế” chỉ là chứng chỉ thôi. Chứng chỉ ở nước ngoài, nó không được lấy làm cơ sở để xét cho các học vị cao hơn nên Tuấn khai rằng Tuấn có các học vị cao ở nước ngoài chính là lừa đảo.
 “Nhà báo Quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn 
nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh trên mạng
Và cái bằng Diploma của Tuấn, nó chỉ là một khoá học ngắn hạn, do các cơ sở đào tạo cấp. Bằng dạng này nhiều nhan nhản và nó sẽ không bao giờ là cơ sở để gọi là “bằng cấp chính thống” để có thể rước Tuấn vào giày Học viện báo chí như cách mà Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng đã làm. Không lẽ, bà Hằng không phân biệt được sự khác nhau giữa bằng cấp (Degree) và Chứng chỉ (Diploma)?

EVN: Quả đấm thép đấm vào mặt nhân dân

Độc quyền và Kinh tế nhà nước sinh ra từ cái đuôi định hướng XHCN, từ chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, từ chức năng kinh tế của nhà nước theo học thuyết Mác Lenin. Đến thời điểm hiện nay, VN có 10 tập đoàn kinh tế nhà nước trong đó có EVN. Người ta gọi những tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ là những quả đấm thép đấm thẳng vào mặt nhân dân. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương kiểm tra lại giá điện, trong khi chính Bộ Công thương quyết định tăng giá điện. Nay Bộ lại kiểm tra việc này, rõ ràng đây là chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương lại “khẳng định trước khi có quyết định tăng giá điện, Bộ Công thương đã trình Chính phủ phê duyệt thì Bộ mới ban hành quyết định". Việc này chưa rõ thực hư thế nào; chẳng lẽ Thủ tướng quên chính mình là người duyệt tăng giá điện ? Có thể sau khi kiểm tra, Bộ công thương sẽ điều chỉnh giá điện theo hướng giảm xuống. Nếu vậy, số tiền đã móc túi của người tiêu dùng sẽ được giải quyết ra sao, lỡ lấy rồi thì lấy luôn ?.
EVN: Quả đấm thép đấm vào mặt nhân dân
Nguyễn Tường Thụy 2019-05-08 - Từ 20/3/2019, giá điện tăng đã làm cho người tiêu dùng lao đao và tất cả đều nhao lên mạng ta thán, rên rỉ. Quan chức của ngành nội thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVE) tìm đủ mọi lời giải thích nhưng xem chừng khó thuyết phục được ai. Vì muốn nói thế nào thì choáng váng là cảm giác rất rõ khi người tiêu dùng phải móc hầu bao ra thanh toán tiền điện cho tháng 4. Mà chần chừ không nộp thì bị cắt điện ngay lập tức, “không nói nhiều”. Thắc mắc, đơn từ không ai cấm nhưng hậu xét. Một số tờ báo chỉ ra, tiền điện không phải tăng quanh con số 8,3% mà thực tế tăng từ 35 đến 75%.
Thủ phạm là nắng nóng?
Về việc tiền điện tăng, EVN nhanh nhẹn đổ ngay cho sử dụng tăng, sau đó yếu tố tăng giá chỉ là phụ: Việc tăng giá bán lẻ điện “cũng làm tăng hóa đơn tiền điện”. Chữ “cũng” cho thấy, EVN không thừa nhận tăng giá là thủ phạm chính mà chỉ là thứ yếu. Thủ phạm là do tiêu thụ nhiều điện kia. Tiêu thụ nhiều là bởi nắng nóng. Đồng ý nắng nóng là một yếu tố làm tăng lượng điện sử dụng. Tuy nhiên, thời tiết nóng lên hay lạnh xuống nó sẽ diễn ra từ từ. Không thể tự nhiên thời tiết đang tháng Chạp mà nhảy phắt lên tháng Sáu, nên cái nóng của tháng 4 so với tháng 3 không thể làm nhu cầu điện nhảy phắt lên trên dưới 50 % hoặc hơn được.

Tướng 104 tuổi lên tiếng về dự án cao tốc Bắc Nam

Người dân thường nói: "Từ đứa trẻ con đến người trên trăm tuổi đều biết nguy cơ mất nước nếu giao cho tàu khựa làm đường cao tốc Bắc Nam, chỉ có lãnh đạo Việt Nam là không biết và cứ cúc cung tận tụy với Tàu ! Vậy lãnh đạo Việt Nam mù, câm, điếc hay thiểu năng trí tuệ hết rồi sao?". Tôi đã đem câu hỏi này trao đổi với một vài bác lãnh đạo cao cấp. Rất may các bác trả lời (dù tôi không tin): Các lãnh đạo tối cao thế hệ hiện tại biết hết, hiện đang cố gắng tìm cách giải quyết cho thỏa đáng mối quan hệ phụ thuộc "truyền thống lâu đời" với Tàu. Trước mắt, các lãnh đạo tối cao không chấp nhận cho bất cứ doanh nghiệp Tàu nào làm đường bộ cao tốc Bắc Nam, cũng không tích cực hợp tác với Tàu trong các dự án quốc tế quan trọng nhất của Tàu như "Một vành đai một con đường"... Biểu hiện cụ thể là Thủ tướng Phúc vừa sang Tầu dự hội nghị đã phát biểu rất chung chung, không ra mặt ủng hộ Tàu, cũng không ký bất cứ dự án nào với Tàu. Ngược lại lần đầu tiên Thủ tướng đã phàn nàn với Tập Cận Bình về đường sắt Cát Linh - Hà Đông và một số dự án khác của Trung Quốc thực hiện ở VN bị người dân VN nguyền rủa... Nói vui, chưa biết âm mưu, tham vọng của Tàu ra sao nhưng chắc chắn dọc chiều dài những con đường bộ và sắt cao tốc Bắc Nam đi qua sẽ có rất nhiều những đứa trẻ " tầu lai" ra đời. Nếu con đường này làm vài chục năm mới xong thì chắc dọc chiều dài đất nước VN sẽ có những làng xã, chùa chiền Tàu. Đàn ông Tàu không mất tiền mua phụ nữ Việt làm vợ, làm nô lệ nữa, mà chính nhiều người phụ nữ Việt tham lam, văn hóa thấp, sẽ tự nguyện làm nô lệ cho họ ngay trên quê hương mình.
LÃO TƯỚNG 104 TUỔI LÊN TIẾNG VỀ DỰ ÁN CAO TỐC BẮC NAM
Nguyễn Xuân Diện - Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh 104 tuổi lên tiếng về Dự án Đường Cao tốc Bắc - Nam. Ông kêu gọi các tướng lĩnh trận mạc hãy quan tâm trước nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng nếu Chính phủ Việt Nam giao cho Trung Quốc thực hiện dự án này. Nay đường cao tốc Bắc – Nam dài hàng ngàn cây số mà lại định cho Trung Quốc làm thì nguy cơ còn lớn gấp trăm lần. So sánh với chục cây số đường săt trên cao ở Hà Nội thì càng rõ. Vay tiền của Trung Quốc và để Trung Quốc vào làm đường cao tốc Bắc – Nam thì đại đa số người dân không đồng tình, do đó phải suy nghĩ lại. Thời gian kéo dài, sử dụng một lượng nhân lực lớn rải khắp mặt tiền của nước ta, vậy nghĩa là gì? Sẽ có biết bao nhiêu người Trung Quốc cả có phép lẫn không phép, cả dân sự lẫn quân đội trà trộn vào?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
“Năm nay tôi đã 104 tuổi. Theo quy luật thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng kém. Tuy vậy, có những việc hễ nhắc đến là cái đầu óc đã bắt đầu lẫn cẫn của tôi lại nhạy bén, tỉnh táo lên ngay. Hôm nay, mấy anh chị em đến chơi, có nói cho tôi biết tin về đại dự án đường cao tốc Bắc – Nam, là một đại dự án có liên quan đến vận mệnh quốc gia và tiêu tốn đến con số chục tỷ đô la Mỹ. Lại nghe nói có nguy cơ rơi vào tay một tập đoàn lớn của Trung Quốc, tôi rất bức xúc.

Thư gửi TBT phản đối Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Thư gửi TBT phản đối Tổng công ty xây dựng Hà Nội
FB Duc Trung Nguyen (tức Lai Tran Mai), đăng trong trang FB "Ngoại giao đoàn - Hà Nội" - Để cung cấp thêm thông tin cho cư dân, tôi đăng lại thư kiến nghị của tôi gửi Tổng bí thư (TBT), Thủ tướng Chính phủ và khoảng 10 vị lãnh đạo Trung ương, tp Hà Nội và Tổng công ty xây dựng Hà Nội cách đây 2 năm. Trước đó tôi cũng đã gửi một số thư nhưng thường chỉ có giấy báo đã nhận và chuyển về cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Ví dụ báo Văn phòng TBT đã nhận được, đã chuyển về Văn phòng thành ủy, UBND tp HN yêu cầu giải quyết, báo cáo kết quả cho Văn phòng TBT. Dĩ nhiên, họ đóng kịch chuyền nhau cho vui chứ sau đó không thấy ai giải quyết gì.

Chúng ta cũng đã nhiều lần gửi đơn kiện ra tòa. Nhưng tòa không nhận đơn vì những lý do vô cùng ất ơ... Chẳng lẽ quân ta lại xử đơn của dân kiện quân mình ???
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục phải gửi thư kiến nghị.
Nhắc lại: Không ai giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi của chúng ta đâu ngoài chính chúng ta phải đứng lên bảo vệ.

Dân biểu tình...

Lòng dân sóng biển. Tức nước thì vỡ bờ. Dân chả có gì ngoài hai bàn tay trắng, nhưng đã làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng 8/1945 và Chiến thắng trong ba cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Đảng và Nhà nước nên dựa vào dân; chỉ có dựa vào dân mới được dân ủng hộ, đất nước mới phát triển. Đừng để một tầng lớp rất đông các quan chức của Đảng dựa vào các doanh nghiệp lắm tiền nhiều của. Bọn chúng chỉ giở vờ hô hào học tập nghị quyết này, tấm gương nọ của Đảng nhưng thực chất không đoái hoài tới nồi cơm, manh áo và các lợi ích khác của dân. Dựa vào chúng chắc chắn Đảng sẽ thất bại, Nhà nước sẽ mất chính quyền. Ai cũng thấy từ Thủ Thiêm, Đồng Tâm, EVN, xăng dầu đến các BOT và các khu đô thị mới, đám lợi ích đang thi nhau hút máu dân. Đảng phải hành động nhanh lên.
Dân biểu tình...
FB Lưu Trọng Văn - Gã từ Hoà Bình về, xe ứ cả cây số tại BOT Hoà Lạc - Hoà Bình. Các tài xế nhao nhao: Dân biểu tình. Gã xuống xe đi bộ hóng hớt.
Hàng chục lái xe địa phương cho các loại xe tải bít hết các cổng của "trạm thu giá " nói theo Thể bộ trưởng GT và "trạm thu tiền "nói theo Thọ thứ trưởng GT để lủi cái bản chất là "trạm thu phí " vì quá lố ăn gian Dân cái tội "phí chồng phí."
Trong hình ảnh có thể có: ô tô và ngoài trời
Gã gặp một loạt sĩ quan CSGT đang ngồi tán gẫu với nhau: các đồng chí phải làm gì đi chứ? Một trung tá bảo: quyết định xả trạm là của nhà đầu tư.
Gã lôi đại diện nhà đầu tư đang trả lời pv của đài TV nào đó xoay quanh các thông tư, nghị định mà ông ta tuân thủ ra chỗ CSGT.
Mọi người ùn ùn theo gã.
Mẹ kiếp không có thông tư nghị định nào bằng Lòng Dân sất!

HÃY KHÓC

HÃY KHÓC
Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi. So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến. Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi của tôi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 đối với một nửa kia chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi.
Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối.
Image result for Ông nội  yêu thương,
Bởi ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, ông chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.
Thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng, mẹ đã có thiện cảm với ông ấy bởi tài nghệ nấu nướng của ông.
Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: "Bà Hồng này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!".

Bài viết thuê: 'Liều thuốc' trị cư dân chung cư ?

Thằng chủ đầu tư hay nhóm lợi ích nào thuê nhà báo viết bài dưới đây thì lên tiếng đi cho dân biết.
'Liều thuốc' nào trị tranh chấp chung cư?
6/5/2019, Các chuyên gia cho rằng, việc căng băng rôn không thể là “liều thuốc” giải quyết tranh chấp tại các chung cư, mà nên thông qua toà án. Tranh chấp chung cư, trong đó trọng tâm là phần về phí bảo trì, "nóng" tới mức, trở thành nội dung Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà phải giải trình trước Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội mới đây. Nhiều cuộc hội thảo về chủ đề này cũng liên tiếp được tổ chức trong vòng năm qua. Tuy nhiên, "liều thuốc" đề điều trị tranh chấp ở chung cư vẫn bế tắc.

Cư dân một dự án tại Hà Nội căng băng rôn 
phản đối chủ đầu tư. Ảnh: Cư dân cung cấp
Đại diện chủ đầu tư lớn tại Hà Nội thừa nhận, việc một dự án mà cư dân liên tục căng băng rôn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của chủ đầu tư. Đồng thời dưới góc độ thị trường, những căn hộ tại dự án đó cũng nguy cơ giảm giá hoặc khó tìm khách thuê. Ông cho rằng, người thuê nhà sẽ không mặn mà với những không gian sống như vậy, đặc biệt là ở những dự án cao cấp, nhiều khách thuê là người nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng căng băng rôn tại các dự án vẫn diễn ra như một phong trào.

Dân Quảng Ngãi chặn xe vào khu CN phản đối ô nhiễm

Dân Quảng Ngãi chặn xe vào khu công nghiệp phản đối ô nhiễm
(RFA) Người dân phản đối ô nhiễm, đã dùng cành cây, băng rôn chắn đường không cho xe ra vào Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi. Chính quyền phường Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi xác định thông tin vừa nói với truyền thông trong nước hôm 8/5. Cụ thể vào tối ngày 7/5/2019, Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Quảng Phú trong quá trình xử lý đã gây ra mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân các tổ dân phố 23 và 24, nên hàng trăm người dân đã tập trung, chặn đường Lê Thánh Tông để phản đối. Việc chặn đường kéo dài nhiều giờ cho đến khi lực lượng chức năng có mặt.

Dân Quảng Ngãi chặn xe để phản đối ô nhiễm
Tin cho biết, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 42 tỷ đồng xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp này và đưa vào hoạt động năm 2012. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động, Trạm xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Quảng Phú đã “quá tải”, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Người dân cho biết ngoài ô nhiễm mùi hôi, họ còn ngửi phải mùi thuốc khử của Trạm xử lý nước thải. Dân chúng yêu cầu đưa trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Đây là vụ mới nhất người dân phải tập trung biểu tình phản đối nhà máy xử lý rác và nước thải gây ô nhiễm cho cư dân địa phương.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Vì sao thế hệ cán bộ sau ít người tài hơn trước?

Vì sao thế hệ cán bộ sau ít người tài hơn trước?
08/05/2019 - Số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo nhưng vì sao có người nói ‘thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’. Tuần Việt Nam/ Báo VietNamNet mới đây đăng bài viết ‘Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’ của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông cho rằng: “Người ta cứ nói xã hội nhiều khủng hoảng nhưng với tôi khủng hoảng lớn nhất là con người. Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước...” Ý kiến này rất đáng suy ngẫm chỉ trên khía cạnh chất lượng cán bộ trong năm, sáu thập kỷ qua.
Phải nói rằng người tài thuộc nhiều lĩnh vực là rất nhiều. Vấn đề là số lãnh đạo yếu kém, vô cảm trước những người dân gặp khốn khó thì không ít và phẩm chất, lý tưởng cách mạng nơi họ không còn như thế hệ cán bộ ngày xưa. Ngày trước, đã là người lãnh đạo thì lý tưởng cách mạng, khát vọng phấn đấu, mong muốn được cống hiến luôn được đặt lên trên hết. 

Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?

Những ai sẽ vào ‘tứ trụ’ tại Đại hội Đảng 2021?

Tác giả: FB Trương Xuân Danh
Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức Năm năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực “trình làng” một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý “đổi mới”. Kể từ những ngày đầu năm trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Có thể còn quá sớm để đưa ra các nhận định hay dự đoán về giàn lãnh đạo chủ chốt mới tại Đại hội Đảng XIII, (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể dựa trên các dữ liệu “cứng” như các quy định “thành văn” được Đảng ban hành về lựa chọn nhân sự, cấu trúc hệ thống lựa chọn từ trên xuống theo truyền thống vẫn còn ổn định, và cuối cùng là các quy ước “bất thành văn” để đưa ra những phân tích, phán đoán cơ bản.

"Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng 'sẽ sớm quay lại'"

Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng 'sẽ sớm quay lại'
7 tháng 5 2019 Bí thư Thành ủy TP.HCM trả lời cử tri về sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Buổi tiếp xúc cử tri quận 3 Tp HCM diễn ra trước kỳ họp quốc hội vào cuối tháng này. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một cử tri nói rằng "Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào. "Đó là lòng mong mỏi của người dân, chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được".
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân được báo này dẫn lời nói rằng sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng tốt lên. "Chúng ta cũng biết về sức khỏe thì mỗi người có một mức độ khác nhau, chúng ta không thể tự đưa ra một thời hạn nhất định nào được. Nhưng tôi tin rằng cử tri sẽ sớm thấy đồng chí Tổng bí thư xuất hiện làm việc."

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Lại thêm một phát ngôn ngang ngược của quan chức

Ông Phong phát ngôn vung mạng mà không thấy ngượng mồm hay ngu xuẩn thì cũng lạ. Báo chí là công cụ hướng dẫn, tuyên truyền đắc lực nhất của chính quyền, làm sao có chuyện không giới hạn chủ đề, không có vùng cấm với báo chí. Ở nước mình đụng đâu cũng toàn chủ đề nhạy cảm, bị cấm hay bị giới hạn. Chỉ có các chủ đề cướp, giết, hiếp, ăn chơi, hội hè nhảy múa là không...
Ông Nguyễn Thành Phong: Không giới hạn chủ đề, không có vùng cấm với báo chí
Vy Anh - 05/05/2019 Ông Nguyễn Thành Phong cam kết tạo điều kiện tốt nhất để các nhà báo có thể tiếp cận thông tin chính xác, nhanh chóng; không giới hạn chủ đề, không có vùng cấm. 
Người làm báo chân chính phải được bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình“Công an TP, các quận, huyện, cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm trên mọi hình thức đối với nhà báo trong thực thi nhiệm vụ. Nhà báo, người làm báo chân chính phải được bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, ông Phong nói.

Trung tâm báo chí TP.HCM (tầng 5-6 cao ốc 255 Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, Q.1) vừa được đưa vào sử dụng từ chiều 5.5. ẢNH: VY ANH. Chiều 5.5, tại buổi lễ khánh thành Trung tâm báo chí TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP cho biết, đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện thực hiện tốt quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; chung tay chia sẻ khó khăn với các cơ quan báo chí, cộng đồng nhà báo, người làm báo; tạo mọi thuận lợi để báo chí làm tốt hơn nhiệm vụ...

Tuần hành phản đối Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

Tuần hành phản đối Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn của UBND TP. Hà Nội số 2905/QĐ-QHKT ngày 22/5/2017, nhiều khu đất vốn để xây dựng công trình công cộng cao 7 tầng tại dự án này đã được điều chỉnh thành cao ốc 12-27 tầng... Cảm thấy như bị lừa, cực chẳng đã cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã chăng băng rôn xuống đường tuần hành phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch làm tăng mật độ xây dựng, làm mất các công trình phúc lợi chung...

Thanh tra toàn diện số tiền thu phí tại BOT BTL-NB

Chuyên đề: Phản Đối Trạm Thu Phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
THANH TRA TOÀN DIỆN TÌNH HÌNH THU PHÍ TẠI BOT BTL-NB 
1) Thực trạng thu phí khủng tại các dự án BOT
Theo phản ánh của dư luận, mặc dù BOT là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước song do cách quản lý không phù hợp, nên hiệu quả xã hội của các dự án BOT ở nước ta rất thấp. Bản chất đầu tư BOT là huy động các nguồn vốn tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu là hạ tầng giao thông, cụ thể là các tuyến đường cao tốc, vì nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp. Tuy nhiên, các dự án BOT hiện nay đã bị sai bản chất ngay từ bước huy động tài chính ban đầu.

Lái xe trực trạm tại BOT BTL-NB
Tuy nhiên tư nhân không phải là mọi tư nhân, mà phải là tư nhân có tiền và phải tham gia đấu thầu công khai để chọn nhà đầu tư đem lại lợi ích cho người dân. Hiện nay, hầu hết các BOT của chúng ta đang làm sai, vì vốn sở hữu của doanh nghiệp chỉ chiếm 10 – 20%, còn lại là vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng thương mại quốc doanh, tức là vốn nhà nước, vi phạm Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, vì Nghị định quy định “vốn chủ sở hữu là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư”. Nếu vốn chủ sở hữu chỉ 10-20% thì nhà nước cần gì phải huy động các nhà đầu tư nhân, chỉ cần huy động một công ty xây dựng nhà nước vay tiền ngân hàng là có thể thực hiện được rồi.

Tình hình, giải pháp cho khu Đoàn Ngoại Giao (ĐNG)

Vì các trang FB cá nhân của tôi thường xuyên bị phá mất nên tôi sẽ lưu một số bài viết trên đó trong Blog này.
TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO KHU ĐOÀN NGOẠI GIAO (ĐNG)
Chào các ace cư dân. Tôi là Lê Việt Đức, Trưởng ban quản trị tòa nhà N03T8. Trước đây tên FB của tôi là Trần Lai Mai, Le Viet Duc…, nhưng chúng đều đã mất rồi nên bây giờ dùng tên Duc Trung Nguyen. Đã lâu tôi không viết lên trang này, nay có một số việc thấy cần thông tin cho ace cư dân biết nên viết bài này.
cover photo, Image may contain: one or more people and outdoor
I. Tình hình chung
1) Bệnh viện ung bướu chuyển thành bệnh viện đa khoa.
Bệnh viện ung bướu đặt tại cực Tây của khu ĐNG của chúng ta, nằm đúng ô đất ĐMKT (đầu mối kỹ thuật) 4801 m2 quy hoạch đặt trạm biến thế chung của gần 40 tòa nhà cao tầng, hàng trăm biệt thự và hàng chục Đại sứ quán. Nó được khởi công từ tháng 3/2017 khi chưa được đưa vào quy hoạch trong dự án khu ĐNG. Điều này trái với quy định của pháp luật.  Để hợp pháp hóa Bệnh viện ung bướu và xây dựng thêm nhiều tòa nhà chung cư nữa tại các ô đất công cộng, ngày 22/5/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định số 2905/QĐ-QHKT phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu ĐNG để đưa vào bệnh viện này.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Phiếm: ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH BẰNG SEX và LÁ NGÓN

Kiến nghị quá khôi hài. Không chỉ quan chức mà cả các cử tri chuyên nghiệp cũng toàn phát ngôn ra những câu không người bình thường nào có thể nghĩ ra. Tử hình bằng lá ngón thôi ? Lá ngón ở đâu mà nhiều thế ? Sao không bảo Trung Quốc biếu cho ít thuốc chuột có phải đơn giản hơn không? Từ lá ngón đến sex chắc không xa. Thế nên mới có chuyện phiếm dưới đây. Xin lỗi các nữ công an, đây chỉ là chuyện phiếm, đọc giải trí.
ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH BẰNG SEX
Cử tri kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón cho tiết kiệm
Thuy Trang Nguyen - Để tránh tốn kém, lão cử tri Trần Ngọc Toán(Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để nghị tử hình tội phạm bằng sex! Dưới đây là câu hỏi và trả lời.
Phóng viên: Ông đề nghị tử hình bằng sex thì làm như thế nào?
Trần Ngọc Toán: Có nghĩa là cho tội phạm làm tình cho tới chết - đây là hình thức nhân đạo vì tử tù sẽ được chết sung sướng!
Image may contain: 4 people, people sitting
Phóng viên: Xin ông nói thêm về phương cách?
Trần Ngọc Toán: Ở mỗi trại giam tử tù chờ hành quyết thì quy định thêm ngành Hộ Lý Trại Giam, tức là tuyển các nữ công an đẹp nhất đưa về làm cán bộ quản giáo đặc cách chuyên môn về tử hình.
Tới ngày xử tử thì bắt tử tù phải làm tình liên tục với 10 nữ công an này - cán bộ quản giáo đặc cách sẽ thay phiên nhau quản lý tử tù, không để khoảng trống thời gian - đã vào cuộc là không được nghỉ ngơi, phải dứt điểm nhanh chóng tội phạm.

EVN chuẩn bị lên thớt: Ai bảo kê cho EVN?

Các bác lãnh đạo ơi. Hãy đọc xem có đúng vậy không. 
Nếu đúng phải xử lý nghiêm cho dân nhờ và lấy lại niềm tin của nhân dân.
EVN CHUẨN BỊ LÊN THỚT - LÃNH ĐẠO NÀO BẢO KÊ CHO EVN?
FB Thuy Trang Nguyen (*) Xin quý anh chị cùng hợp tác với Thùy Trang về vấn đề nghiêm trọng này vì bọn tham ô EVN đã tăng điện lấy tiền bỏ túi - thiệt hại tới quyền lợi 90 triệu người dân - gây nguy hại cho nền kinh tế nước nhà - Thùy Trang sẽ trình bày chi tiết, đường đi của bọn lợi ích nhóm này trong nhiều bài viết - Xin quý anh chị phụ một tay share mạnh thông tin ...
Image may contain: one or more people, people standing and text
- EVN không chi trả tiền cho năng lượng để phát điện mà tất cả điện do Thủy điện và Solar cung cấp - EVN không trả tiền nhiên liệu để chạy điện. EVN chỉ phụ trách đường giây, máy biến điện để đưa về cho dân sử dụng - rất nhiều dụng cụ EVN mua về - chi hằng chục tỷ như dây điện, biến điện để nằm không ngoài trời không sử dụng nhưng luôn đòi mua thiết bị, dụng cụ mới.

Đang ở ngã 4, VN nên chọn mô hình nào để đi ?

Mô hình nào để VN phát triển?
Trương Nhân Tuấn 6-5-2019 - VN muốn tiếp tục theo mô hình TQ hay mô hình Nhật (như ý muốn một số đông trí thức VN) ? Nếu đặt đúng mục tiêu phục vụ, VN theo mô hình TQ sẽ mất từ 60 năm đến 80 năm để phát triển tương tự như TQ bây giờ. Trong đó 20 năm phải mất để đào tạo các thế hệ hạt nhân lãnh đạo trong sạch, có thực tài. Còn nếu theo mô hình của Nhật, với một bản hiến pháp theo đúng mô hình xây dựng quốc gia trên nền tảng các hệ thống luật lệ (Etat de Droit – nhà nước pháp trị); quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm. Quan chức bình đẳng với dân chúng trước pháp luật, thì VN sẽ mất từ 15 đến 20 năm để phát triển (như Nam Hàn hay Đài loan bây giờ). Còn nếu tiếp tục như hôm nay, thì cán bộ tiếp tục lạm dụng quyền lực để làm giàu. Dân cả nước sẽ sa vào vòng nô lệ, làm công cho tài phiệt nước ngoài.
Kinh tế Trung Quốc Ä‘ang lâm vào vết xe đổ cá»§a Nhật Bản?
VN theo mô hình TQ hay mô hình Nhật ???
VN muốn phát triển như Nhật thì phải có một bản Hiến pháp “do người Mỹ” viết và một “Samurai da trắng” lãnh đạo. Còn muốn phát triển như TQ thì phải tức khắc từ bỏ tâm thức “lấy đất nước và dân tộc để xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Thật vậy, VN và Nhật giống nhau ở điểm là “tôn thờ bạo lực”. Lịch sử VN và lịch sử Nhật tương đồng ở chỗ nội chiến liên miên. Hai bên cùng có thói quen tôn thờ những vị tướng lẫy lừng nơi trận mạc.

EVN: điển hình của ngạo mạn quốc doanh

EVN: điển hình của ngạo mạn quốc doanh
Mặc Lâm - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gọi tắt là EVN, có lẽ là cơ quan quốc doanh được người dân biết đến nhiều nhất mặc dù Việt Nam hiện nay có không ít tập đoàn kinh tế nhà nước. EVN được dư luận quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của mọi công dân trên lãnh thổ này vì lý do duy nhất: giá điện. Câu hỏi mà người không rành về kinh tế nhất cũng có thể đặt ra: Tại sao EVN lại đầu tư vào lĩnh vực mà nó không chuyên môn là điện? Và rất nhiều người biết lý do: vì nó là công ty quốc doanh, mà quốc doanh thì không ai trách nhiệm cho sự thành bại của chính nó.

Kinh tế tăng trưởng làm tăng nhu cầu điện; 
và điện tăng giá nhưng không giải thích được.
Nếu nói EVN là tập đoàn tai tiếng nhất cũng không sai vì từ nhiều năm qua báo chí không ngớt đưa những tin tức bất lợi chống lại tập đoàn này từ việc đầu tư ngoài ngành cho đến những nham nhúa trong việc đem cả những chi phí xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập hay song lập, chung cư cao tầng có tiện nghi cao cấp như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với giá trị gần 600 tỷ đồng rồi tính vào khoản lỗ để làm lý do tăng giá điện.

ĐNG: Điều chỉnh quy hoạch không lấy ý kiến dân


KĐT Ngoại giao đoàn: Dân bức xúc vì điều chỉnh quy hoạch không được lấy ý kiến
Tại cuộc gặp mặt giữa Chủ đầu tư và cư dân tại KĐT Ngoại giao đoàn, đại diện cho các hộ dân tại đây đã bày tỏ sự bức xúc về việc quy hoạch tại đây đã được điều chỉnh nhưng chưa ai được lấy ý kiến. Giải thích về việc này, phía Chủ đầu tư cho rằng, việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch đã được làm đúng quy trình...

Ông Lê Việt Đức phát biểu ý kiến trước 
đông đảo cư dân và đại diện Chủ đầu tư
Image result for "lê Việt Đức" Khu đô thị Ngoại giao đoàn
Không đúng như những cam kết ban đầu
Trong cuộc gặp mặt diễn ra vào sáng ngày 14/10/2017 tại Ban quản lý KĐT Ngoại giao đoàn, lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) và đông đảo cư dân, các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch đã được đưa ra bàn luận rất căng thẳng. Ông Lê Việt Đức (NO3 –T8), đại diện cho các cư dân cùng tòa nhà bày tỏ: “Có thể nhìn thấy rõ nguy cơ hiện hữu về sự gia tăng mật độ xây dựng, kéo theo mật độ dân cư, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị, các công trình tiện ích xã hội như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, có nguy cơ phát sinh nhiều hệ lụy rất khó có khả năng khắc phục như ở Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm”.

Dân ĐNG bức xúc vì đất công cộng 'biến' thành cao ốc

Đang đàm phán với chủ đầu tư nên đăng lại một số bài trên báo làm tư liệu.
Cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn bức xúc vì đất công cộng 'biến' thành cao ốc
Thu Phương - TheLEADER - Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn của UBND TP. Hà Nội mới đây, nhiều khu đất vốn để xây dựng công trình công cộng cao 7 tầng tại dự án này đã được điều chỉnh thành cao ốc 12-27 tầng. Cảm thấy như bị lừa, cực chẳng đã cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã chăng băng rôn phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch làm tăng mật độ xây dựng. Theo ông Lê Việt Đức, cư dân sinh sống tại Tòa N03 T8 cho biết: “Trước khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư Hancorp và TP. Hà Nội không hề hỏi ý kiến người dân trong khu đô thị. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước quyết định của thành phố, trong khi đó chúng tôi mới là người sống trực tiếp tại đây, chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi quy hoạch này.
Ông Lê Việt Đức chỉ cho PV khu đất công cộng hiện đã
được thay đổi quy hoạch dùng để xây dựng chung cư.
Cư dân khu đô thị Đoàn Ngoại giao đã căng 
băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch.
"Hô biến" đất công cộng
Dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 62,8ha, nằm ở vị trí phía Tây Hồ Tây, thuộc địa bàn xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội. Với tổng vốn đầu tư lên đến 1.300 tỷ đồng, dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội.

Cư dân ĐNG bức xúc vì tăng mật độ xây dựng

Bùi Quang Duy ơi, trong bài này có đoạn: "ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Hancorp, cho biết bệnh viện khởi công là do TP.Hà Nội chứ Hancorp không tổ chức. Đây là khu đất trước đây được quy hoạch làm trạm biến áp nhưng sau này, Hancorp phải trả lại thành phố Hà Nội", tức là UBND tp HN đã lấy lại khu đất bệnh viện; nó không còn nằm trong khu ĐNG nữa, đúng như bà Chủ tịch UBND phường khẳng định với mình (có văn bản về việc lấy lại này).
Cư dân Khu Đoàn ngoại giao bức xúc vì điều chỉnh quy hoạch tăng mật độ xây dựng
Lê Quân - Dù đại diện Hancorp cho rằng đề xuất điều chỉnh quy hoạch “đúng quy trình”, nhưng nhiều cư dân Khu Đoàn ngoại giao vẫn bức xúc cho rằng đã không được tham vấn khi thành phố Hà Nội điều chỉnh quy hoạch. “Có thể nhìn thấy rõ nguy cơ hiện hữu về sự gia tăng mật độ xây dựng, kéo theo mật độ dân cư, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị quá tải gây tắc đường, thiếu hụt nghiêm trọng các công trình tiện ích xã hội như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, có nguy cơ phát sinh nhiều hệ lụy và thiệt hại xã hội mà rất khó có khả năng khắc phục như ở Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm”, ông Đức nói.

Ông Lê Việt Đức lo lắng nếu quyết định điều chỉnh quy hoạch Khu Đoàn ngoại giao được thực hiện sẽ khiến khu này bị quá tải. ẢNH LÊ QUÂN

Cư dân Khu Đoàn ngoại giao không đồng tình với điều chỉnh quy hoạch tăng mật độ xây dựng. ẢNH LÊ QUÂN. Hôm nay (14.10) đã diễn ra cuộc đối thoại giữa cư dân Khu Đoàn ngoại giao thuộc phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty Cổ phần (Hancorp), đại diện UBND phường Xuân Tảo, UBND quận Bắc Từ Liêm, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội... Trước đó, các cư dân đã không ít lần gửi đơn thư khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng..., thậm chí căng băng rôn thể hiện bức xúc về quyết định điều chỉnh tăng tầng cao, mật độ xây dựng tại Khu Đoàn ngoại giao.

Cư dân Khu ĐNG tiếp tục phản đối chủ đầu tư

Cư dân Khu đô thị Ngoại giao đoàn phản đối chủ đầu tư điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch
24/03/2019 Nhiều cư dân sinh sống tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phản đối về việc chủ đầu tư điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch. Trao đổi với báo chí, ông Cao Xuân Tùng - Trưởng Ban Quản trị tòa N03T2 cho biết, suốt thời gian dài hơn một năm qua, cư dân khu Đoàn Ngoại giao đã gửi đơn thư đến các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, ngày 6/3/2019, Sở Quy hoạch – Kiến trúc mới có giấy mời họp tới đại diện cư dân và các cấp chính quyền, cùng chủ đầu tư để trao đổi các nội dung liên quan đến việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500 khu Đoàn ngoại giao. “Cư dân tham gia cuộc họp đều có ý kiến đúng như đơn kiến nghị đã gửi tới lãnh đạo thành phố, trong đó tinh thần giữ nguyên quy hoạch cũ đã duyệt theo quyết định 368/QĐ-UBND ngày 22/2/2010 của UBND TP Hà Nội. Ngoài ra, cư dân còn đặt câu hỏi đề nghị chủ đầu tư trả lời lý do tại sao chưa triển khai xây dựng các công trình tiện ích nhà trẻ, trường học, công trình thể thao theo Quyết định 368, mà theo cam kết của chủ đầu tư trong cuộc họp với cư dân là sẽ triển khai vào quý 1/2018?"

Các cư dân tại Khu đô thị ngoại giao đoàn phản 
đối chủ đầu tư điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch.
Theo tìm hiểu, Khu đô thị Ngoại giao đoàn tại phường Xuân Tảo (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội phê duyệt, giao cho Tổng công ty Xây dựng Hà Nội –CTCP (Hancorp) làm chủ đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và cảnh quan khu đô thị Ngoại giao đoàn từ năm 2006. Dự án này có quy mô, diện tích 62,8 ha nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội.

Sở QHKT HN đối thoại với cư dân ĐNG

Đăng lại thông tin chuẩn bị cho cuộc họp các Ban quản trị, Ban đại diện tối nay 6/5/2019:
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đối thoại với cư dân ngoại giao đoàn
Reatimes.vn Liên quan đến vấn đề điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Đoàn ngoại giao tại Hà Nội theo hướng gia tăng mật độ xây dựng tại các khu vực vốn được quy hoạch xây dựng công viên cây xanh, công trình công cộng khiến các cư dân bức xúc và đồng loạt gửi đơn kiến nghị hơn một năm qua, ngày 14/3/2019, Sở quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp, ghi nhận những ý kiến của người dân.

Sở Quy hoạch Kiến trúc đối thoại với cư dân ngoại giao
 đoàn và đại diện chủ đầu tư. Ảnh: Cư dân cung cấp.
Bức xúc trước việc chủ đầu tư không lấy ý kiến của cư dân trong quá trình điều chỉnh quy hoạch, các cư dân đã tiếp tục có đơn kiến nghị mới về điều chỉnh lại một số ô đất và yêu cầu đối thoại gửi tới Chủ tịch TP. Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và chủ đầu tư Hancorp. Theo đó, cuộc đối thoại trực tiếp đã diễn ra vào ngày 14/3 dưới sự chủ trì của ông Ngô Quý Tuấn – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và đầy đủ các thành phần gồm: Lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đại diện chính quyền phường Xuân Tảo và quận Bắc Từ Liêm, chủ đầu tư Hancorp và đại diện cư dân một số tòa chung cư ở khu Đoàn ngoại giao.

BOT BTL-NB độc đạo trở thành cướp đường công khai

Chuyên đề: Phản Đối Trạm Thu Phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài

BOT BTL-NB NẰM TRÊN ĐƯỜNG ĐỘC ĐẠO BUỘC NGƯỜI DÂN QUA LẠI PHẢI TRẢ PHÍ NÊN KHÔNG KHÁC GÌ CƯỚP ĐƯỜNG CÔNG KHAI
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị bác Tổng bí thư, Chủ tịch nước và các bác lãnh đạo đất nước, Lãnh đạo các Bộ ngành liên quan và lãnh đạo UBND tp Hà Nội: (i) Thống nhất dỡ bỏ trạm BOT BTL-NB, chuyển về đặt đúng vị trí của nó tại đường tránh tp Vĩnh Yên nếu nhà đầu tư đường tránh chưa thu hồi đủ tiền vốn; (ii) Yêu cầu Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng tổ chức thanh tra, kiểm điểm các cá nhân, tổ chức đã tư vấn, trình Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra các ý kiến chỉ đạo hoàn toàn trái với quy định của pháp luật đối với trạm BOT bẩn này.

Image may contain: night and outdoor
Trạm thu phí MA: Không tên, không bảng công khai 
tài chính, trang phục nhân viên không có biển hiệu...
Đường Võ Văn Kiệt bản chất là đường ngân sách, nhưng bằng những ý kiến chỉ đạo trái pháp luật của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải năm 2009 và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2014, nó bị biến thành đường BOT. Cũng như nhiều dự án BOT khác, BOT BTL-NB được nằm trên nút giao thông nối các tuyến đường huyết mạch, cụ thể nối đường ra sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2A và quốc lộ 18 nối với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên...

Sang Nhật lao động: 'Yêu nhưng đừng mang thai'

Sang Nhật lao động: 'Yêu thì yêu nhưng đừng mang thai'
4 tháng 5 2019 Sơ Maria Lang nói: "Các em đã chuẩn bị tinh thần mình đi Nhật ba năm thì cố gắng đừng mang thai. Điều đó gây phiền phức rất lớn cho mình và cho công ty. "Yêu thì yêu thôi nhưng đừng mang thai. Nếu mình lập gia đình đàng hoàng rồi, khi mình có thai thì đứa con nó cũng an tâm và mình cũng hạnh phúc. "Có những em tới đây tư vấn nhưng các em sợ nói ra thì bị lộ, sợ gia đình biết hay công ty biết người ta sẽ đuổi mình. Chính vì nỗi sợ đó mà các em phá thai hoặc bỏ trốn." Theo quan sát của Sơ Lang, không được giáo dục giới tính đầy đủ, thiếu suy nghĩ chín chắn và điều kiện sống hạn chế, chật chội (có khi nam nữ thuê chung phòng) là những lý do chính khiến các nữ thực tập sinh mang thai ngoài ý muốn.
Sơ Maria Lang trước cửa Nhà Thờ Thánh Peter Kawaguchi
Tại một nhà thờ Công giáo ở Kawaguchi, Bắc Tokyo, một tu sỹ người Việt được nhiều nữ thực tập sinh tìm đến để xin tư vấn, trong đó có rất nhiều cô gái mang thai ngoài ý muốn. Sơ Maria Lang, ở Nhà Thờ Thánh Peter Kawaguchi, đã giúp tư vấn cho các nữ thực tập sinh Việt mang thai ở Nhật nhiều năm nay. Chúng tôi đến gặp sơ vào đúng ngày Chủ Nhật Phục Sinh, nơi có gần 200 người Việt tới dự Lễ Thánh. Nhờ Sơ Maria nối máy, chúng tôi có dịp trò chuyện với hai bà mẹ tương lai, đều có thai khi đang là thực tập sinh ở Nhật.

Anh Ba Sàm: Ngày về của 'một tù nhân bận rộn'

Bà Hà từng chia sẻ: "Chồng tôi, nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do." Đọc đoạn này thấy buồn về cách làm việc của ngành công an, dĩ nhiên được sự bao che của các cấp lãnh đạo cao hơn nên mới dám làm như thế: "một cán bộ trại giam tên Lượng nói với bà Hà và ông Vinh rằng nếu chỉ có gia đình đi đón thì trại giam sẽ thả ông Vinh ở cổng Trại 5, còn nếu có người đi theo mang băng rôn, biểu ngữ thì trại giam sẽ "thả ông Vinh ở một giữa đường vắng một cách bất ngờ." Trân trọng những người vợ như bà Hà. Cha ông Vinh là ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Giám đốc Công an Liên khu 4, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.
Anh Ba Sàm: Ngày về của 'một tù nhân bận rộn'
Mỹ Hằng BBC, Bangkok - 5 tháng 5 2019
Trước ngày blogger Nguyễn Hữu Vinh được trả tự do, gia đình ông chia sẻ với BBC rằng ông "đã làm việc không ngừng nghỉ trong suốt thời gian ngồi tù để đòi quyền lợi cho tù nhân". Cựu thiếu tá công an, nhà báo độc lập, blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, còn gọi là Anh Ba Sàm, dự kiến sẽ được trả tự do hôm 5/5 sau 5 năm tù giam với tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Trước thời điểm bị bắt năm 2014, ông Nguyễn Hữu Vinh là chủ blog Ba Sàm có lượng truy cập lên tới 200.000 lượt mỗi ngày vào thời kỳ cao điểm, cao hơn nhiều so với nhiều tờ báo chí lúc đó. Ông cũng mở hai trang blog, đã đăng tải hàng nghìn bài báo, bài bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội, tư liệu lịch sử của Việt Nam và quốc tế, thu hút cộng đồng độc giả đọc và bình luận sôi nổi dưới mỗi bài viết.
Bìa cuốn sách Anh Ba Sàm của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội năm 2016. Cuốn sách được tái bản, bổ sung năm 2019, ngay trước khi ông Vinh được thả tự do. "Anh Vinh nói thời gian ngồi tù với anh là một trải nghiệm, một trường học. Anh ấy ngồi tù mà lúc nào cũng kêu bận," bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, chia sẻ với BBC hôm 2/5. "Anh ấy vẫn tiếp tục con đường 'khai dân trí' đã lựa chọn. Chỉ có điều lần này là ở trong tù."

Kỷ luật cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh...

Cuộc chiến chống tham nhũng đất đai và tài sản nhà nước (cổ phần hóa) đã bắt đầu trong quân đội. Rõ ràng tham nhũng, chia chác đất quốc phòng cực lớn, ai cũng nhìn thấy, ngay từ cuối thập kỷ 1980. Rất mong cụ Tổng Chủ sớm khỏe lại, tiếp tục nghiêm khắc trừng phạt lũ quan chức và tướng tá tham ô này.
ĐCS đề nghị kỷ luật cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và nhiều tướng lĩnh
Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu kỷ luật đảng đối với một cựu phó thủ tướng trong bối cảnh không rõ sức khỏe của người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện ra sao. Nhiều lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải cùng nhiều tướng tá quân đội cũng bị yêu cầu kỷ luật đảng trong kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, diễn ra từ ngày 24 đến 26/4/2019. Kết luận của Ủy ban Kiểm tra được công bố hôm 5/5.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong 
một chuyến đi thăm Ấn Độ hồi 2013
Bộ Giao thông Vận tải thời hậu Đinh La Thăng tiếp tục sóng gió
Cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, người từng có chân trong Ban chấp hành Trung ương Đảng và là phó thủ tướng từ 8/2011 đến 4/2016, bị xác định đã có sai phạm trong việc "quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải", kết luận của Ủy ban Kiểm tranói. Ông Ninh bị đề nghị kỷ luật và "xử lý trách nhiệm" cá nhân bên cạnh bốn quan chức khác của Bộ Giao thông Vận tải.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Những trường ở Hà Nội có học phí trên 200 triệu

Những trường ở Hà Nội có học phí trên 200 triệu

Văn hóa gì: "Mày không uống là khinh anh"

"Mày không uống là khinh anh" - thứ "văn hóa" đáng...khinh
"Mày không uống là mày khinh anh", "không say là không chân tình"... Việc ép uống, tự hào về tửu lượng như một thứ văn hóa "biến thái" có thể nói là phổ biến trong đời sống.  "Mày không uống là mày khinh anh" được khai thác triệt để để ép nhau uống. Câu nói vừa mang tính thách đố nhưng cũng như là yêu cầu, mệnh lệnh của người ép đối với người khác phải biết xem trọng mình.
Phía sau những cốc bia này là thứ tình 
bằng hữu méo mó "không uống là khinh"
Trong bàn nhậu đủ vô vàn lý do để uống thêm một cốc nữa như mừng thằng bạn mới đến, chuyện vui buồn thế giới hay ngoài hay tinh cũng cụng. Thậm chí là để mừng anh em ta gặp mặt đông đủ sau bữa nhậu hôm kia, rồi còn làm thêm lon nữa vì cùng cán kỷ lục mỗi thằng một két... Mà không chỉ "không uống là khinh anh", việc "khinh - trọng" qua ly rượu, cốc bia ngày càng lan rộng thời văn hóa bia rượu lên ngôi. Không chỉ ở các bàn nhậu mà ngay các bữa tiệc cưới hỏi, ma chay hay kể cả mừng thọ, sinh nhật đứa đứa bé một vài tuổi cũng là cảnh "thúc" nhau uống bia, uống rượu.

Giá điện MẬT: Bộ Công Thương dùng kế lừa dân

Đỗ Thắng Hải chính là thằng đã hùng hồn tuyên bố tăng giá điện người dân có lợi. Trong bài này, nó lại giải thích ngu tiếp: "đề xuất đưa tăng giá điện là danh mục tài liệu mật bởi đây là phương án tăng giá điện chưa được công bố, mới được đưa ra bàn thảo, trình Chính phủ trước khi ban hành". Thế nó không biết luật pháp đã quy định mọi dự thảo cơ chế chính sách, kế hoạch dự án... đều phải được đưa ra lấy ý kiến dân trước khi quyết định hay ban hành à ? Nó không biết chủ trương của Đảng là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" à ? Bí mật thì ai biết, ai bàn, ai kiểm tra quá trình xây dựng giá điện của chúng mày như thế nào. Xem nhắc nhở này:
Thơ nhắc Bộ Công Thương:
Vì dân dân lập đền thờ
Lừa dân dân đái thối mồ ngập xương
Bộ Công Thương: Đóng dấu mật vào văn bản tăng giá điện để tránh tác động tâm lý người dân!
Dân trí - Đây là lý giải của đại diện Bộ Công Thương về đề xuất mới đây của Bộ này đưa phương án điều chỉnh giá điện mà chưa được công bố vào danh mục tài liệu mật của Nhà nước.  Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2019, trả lời câu hỏi của báo chí xung quanh vì sao và cơ sở pháp lý nào Bộ Công Thương đề xuất đưa văn bản phương án tăng giá điện vào danh mục bí mật tài liệu của Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Mục đích để hạn chế lạm phát tâm lý và Bộ này có cơ sở pháp lý cho đề xuất trên.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đóng dấu mật vào văn
 bản tăng giá điện để tránh tác động tâm lý người dân
Xung quanh đề xuất trên, hiện dư luận rất lo ngại nếu nó thành hiện thực sẽ khiến độc quyền ngành điện gia tăng, người dân không được giám sát giá điện và các hộ tiêu dùng điện không chủ động được trước các phương án tăng giá điện. Ông Hải cho biết: "Bộ Công Thương đã đề xuất đưa phương án tăng giá điện vào danh mục tài liệu mật Nhà nước". Ông Hải nói sở dĩ đề xuất đưa tăng giá điện là danh mục tài liệu mật bởi đây là phương án tăng giá điện chưa được công bố, mới được đưa ra bàn thảo, trình Chính phủ trước khi ban hành.

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu: hạ giải hay phá bỏ?

Tôi ủng hộ giữ lại, trùng tu hầu hết các di sản quá khứ, cả tốt và xấu, để làm bài học lịch sử cho các thế hệ mai sau. Đối với nhà thờ chính tòa Bùi Chu cũng vậy. Người ta thích phá đi xây lại vì đỡ tốn kém, đỡ vất vả so với trùng tu...
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu: hạ giải hay phá bỏ?
RFA 2019-05-03 Giáo sư Ngô Đức Thịnh nguyên viện trưởng viện nghiên cứu di sản văn hóa Việt Nam và hiện là giám đốc trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói với RFA rằng: “Đây là công trình được làm nghiêm túc nhưng tôi cũng không biết lúc đó vì sao lại không đưa công trình đó vào danh sách được giải di sản và đây là công trình nghiêm túc không có gì phải xóa bỏ.” Luật sư Phúc chỉ ra một thực trạng tại Việt Nam là cơ quan chức năng khá tùy tiện; họ toàn quyền muốn xếp hạng công trình nào là di tích văn hóa. Có những công trình tồn tại trong thời gian rất ngắn nhưng vẫn được công nhận là di tích lịch sử và nhất là các công trình di tích cách mạng khắp từ Bắc vô Nam. Trong khi đó thì “Những công trình kiến trúc mang tính tôn giáo và đặc biệt là phía công giáo thì gần như rất ít, người ta gần như bỏ mặc, không quan tâm và hầu như không muốn để công nhận.

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, Nam Định.
Trang mạng của giáo phận Bùi Chu nói rõ ngày ‘hạ giải’ thánh đường cổ kính với độ tuổi hơn 130 năm này sẽ bắt đầu từ ngày 13/5/2019. 
Linh mục Giuse Trần Hưng Đạo giám đốc Caritas Bùi Chu trả lời BBC vào hôm 1/5 rằng “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó, sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được. Nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa đại tu thôi nhưng việc này chúng tôi không trả lời nhiều, việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí”.

Tù mù kiều hối (giả): Rửa tiền tham nhũng ?

Việt Nam là xã hội giả dối, 100% dân chúng đều phải nói dối, kể cả tôi, để tồn tại. Do đó kiều hối tù mù là đương nhiên. Càng tù mù, quan chức càng dễ đớp; dân càng khó khiếu kiện; cụ Tổng Chủ càng khó có cơ sở pháp lý bắt hổ bỏ lò. Có hai điểm đáng chú ý trong bài này: (i) Kiều hối về Việt Nam đang lao dốc mạnh, đặc biệt từ năm 2016 tới nay. So với năm 2015 thì hiện nay giảm gần một nửa. Nhưng chính quyền không bao giờ công khai thừa nhận thực tế này vì nếu thừa nhận thì chứng tỏ đất nước đang đi xuống. Bề ngoài thì Việt Nam tỏ ra rất yên ổn nhưng thực chất thì không phải vậy. Việt Nam đang bất ổn về mặt chính trị nên ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế; (ii) Lượng kiều hối vào Việt Nam có khi lại cân bằng với lượng kiều hối ra khỏi Việt Nam của hội tham nhũng ăn cắp được. Họ dùng ngoại hối để hợp thức hóa lượng tiền tham nhũng được bằng cách làm giấy tờ giống như là kiều hối thật. Việc kiều hối giảm vừa qua là do việc siết tham nhũng ở Việt Nam; số tiền tham nhũng giảm thì kiều hối giả sẽ giảm.
Tù mù kiều hối ra, vào Việt Nam
Diễm Thi, RFA 2019-05-03 - Bà Hoa nhận định nguyên nhân sâu sa là do chính trị bất ổn: “Kiều hối về Việt Nam ngày càng xuống. Vấn đề sâu xa là vấn đề chính trị không được ổn định. Những gì liên quan đến kiều hối là liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài nên có gì liên quan đến chính trị là người ta rất quan tâm. Những năm gần đây người ta mất lòng tin về chính phủ, về những người đứng đầu. Thêm vào đó là các nhà đầu tư cũng lo ngại Trung Quốc đầu tư tràn ngập ở Việt Nam về mọi mặt nên họ không thấy an tâm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư, đến lượng kiều hối về Việt Nam. Các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp không mạnh tay đem tiền về Việt Nam đâu.

Tiền đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. AFP
Theo báo cáo mới nhất được World Bank đưa ra tháng trước thì lượng kiều hối được chuyển về khu vực châu Á trong năm qua cao kỷ lục với con số hơn 300 tỷ USD. Con số này không bao gồm lượng kiều hối được gửi về nước từ thân nhân sống ở nước ngoài.

Người miền Nam ở nước ngoài sau 30 Tháng Tư

Du học sinh và giới chức miền Nam ở nước ngoài sau 30 Tháng Tư 
04/05/2019 Hoài Hương-VOA - Sự sụp đổ của miền Nam dù được tiên đoán từ khi người Mỹ rút quân về nước và giảm viện trợ, nhưng khi xảy ra, nó đến nhanh chóng bất ngờ, gây hoang mang cho một số công dân miền Nam lúc bấy giờ đang công tác hoặc du học, hay du lịch ở nước ngoài. Họ cảm nhận như thế nào về những diễn biến dồn dập ở trong nước? Điều gì xảy đến với họ sau ngày 30/4/1975, khi bỗng nhiên sự nghiệp bị cắt ngang, học bổng không còn bởi vì qua đêm, họ trở thành những người vô tổ quốc? VOA-Việt ngữ trò chuyện với một cựu nghiên cứu sinh ở Pháp và một nhà cựu ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Liên Hiệp Quốc.
Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi
tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)
Biến cố 30 Tháng Tư đã đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân miền Nam lúc bấy giờ đang sinh sống hoặc học tập ở hải ngoại. Từ xa nhìn về quê hương và theo dõi tin tức tường thuật về những diễn tiến dồn dập ở trong nước trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, họ càng hoang mang, một phần xót xa cho đất nước, một phần lo lắng cho những người thân còn kẹt lại và cho chính bản thân, từ nay bơ vơ trên xứ người.

Thủ tướng có còn chỉ đạo được Bộ trưởng không ?

Lạ thật, báo chí liên tục đưa tin Thủ tướng chỉ đạo hết bộ nọ ngành kia để xử lý ngay vấn đề gây bức xúc cho dân, gần đây là tăng giá xăng dầu, tăng giá điện, các BOT bẩn... nhưng có thấy chuyển biến gì đâu. Tại sao cái gì Thủ tướng cũng phải chỉ đạo? Sẽ đến lúc đầu giờ sáng mỗi ngày, Thủ tướng phải gửi công văn đến từng nhà cán bộ, công chức để nhắc họ đi làm !!! Nói thật là tôi không tin là bác nghẹo này có khả năng điều hành được các Bộ trưởng và các quan chức dưới quyền. Chỉ có người dân, bằng cách đồng loạt lên tiếng phản đối thì mới hy vọng các Bộ trưởng nhúc nhích chân tay. Xem thêm bình luận ở cuối bài.

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ trưởng xử lý ngay vấn đề gây bức xúc cho dân
04/05/2019 VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải xem lại những bất cập trong phạm vi quản lý. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa diễn ra chiều 4/5, nhắc lại những kết quả, những điểm tích cực, tiến bộ về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải xem lại những bất cập trong phạm vi quản lý, nhất là với những vấn đề gây bức cho nhân dân, có ngay giải pháp để xử lý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận 
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. 
Nêu rõ nhiệm vụ từ nay đến cuối năm rất nặng nề, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, càng khó khăn càng nỗ lực, quyết tâm phát đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2019 của cả nước và từng bộ ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải đề ra các giải pháp, đối sách khả thi trước mắt và trung hạn, phù hợp với những diễn biến mới của cả tình hình trong nước và quốc tế.

Với VinBus, Vượng Vin đang quay đầu vào bờ ?

Cuối đời Vượng Vin đã biết quay đầu lại bờ. Hoan hô Vượng Vin trước đi theo địch nay về với dân, dùng tiền kiếm được nhờ câu kết với quan tham để phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế (sản xuất ô tô). Theo tham luận của Vượng tại Diễn đàn kinh tế tư nhân khai mạc 3/5/2019, Vingroup cam kết 3000 xe bus được triển khai tại các thành phố lớn trong tháng 3/2020, VinBus sẽ hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại tái đầu tư cho hệ thống xe bus. Điều này có thể phi thực tế nếu như Vingroup chỉ thuần túy là một doanh nghiệp vận tải, nhưng với một hệ sinh thái đa dạng như của Vingroup thì câu chuyện thần tiên về giao thông đô thị hoàn toàn có thể bắt đầu xuất hiện ở VN. Ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân. Phản đối các doanh nghiệp nhà nước. Ngẫm thấy Trần Bắc Hà đúng là tên quan ngu, gia tài nhiều tỷ đô cũng nhờ tham nhũng, nhưng cuối đời ung thư sắp chết mà vẫn thấy chưa đủ...
Kinh tế tư nhân: VinBus và bài tham luận hay nhất
Phạm Trung Tuyến 04/05/2019 - Tôi không rõ ông Phạm Nhật Vượng vô tình hay hữu ý mà chọn đúng ngày khai mạc Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 để thông báo thành lập VinBus và chính thức tham gia vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Dù vậy, tôi thích ý nghĩ rằng đây là một chủ đích của ông chủ doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh này.

Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Đích đến của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 là gì? Đó là mở ra một cuộc đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để kinh tế tư nhân có thể đóng vai trò lớn hơn vào nền kinh tế, tác động nhiều hơn vào sự phát triển. Và trong đúng ngày mà Diễn đàn này khai mạc, một doanh nghiệp tư nhân tuyên bố chơi lớn lĩnh vực giao thông công cộng, một lĩnh vực mà lâu nay cả nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng đều đang bế tắc.

ĐAU XÓT ĐẤT NƯỚC TÔI ! HÀ VĂN NAM ƠI

ĐAU XÓT ĐẤT NƯỚC TÔI BÂY GIỜ...
HÀ VĂN NAM ĐẤU TRANH CHO CÔNG LÝ THÌ NGỒI TÙ - SÁT THỦ ĐƯỢC DÂN THƯƠNG HẠI CỨU GIÚP THÌ VỪA RA TÙ ĐÃ MUỐN THÀNH SIÊU SAO ĐIỆN ẢNH, MUỐN TIẾP TỤC ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI, TIẾP TỤC YÊU TRAI TÂY TRAI HÀN...
Image result for HÀ VĂN NAM
ĐẤT NƯỚC ĐÃ BAO GIỜ ĐƯỢC (KHỐN KHỔ KHỐN NẠN) NHƯ BÂY GIỜ
FB Vinh Nguyen - Một cô gái đi tha phương cầu thực trên đất khách quê người phạm vào tội giết người(đương nhiên là một tên tội phạm quốc tế) khi trở về được chào đón như một bà hoàng. Nói đúng hơn là được BÁO CHÍ săn đón hơn cả VUA.
Một bác nông dân vì tự vệ khi có 4 tên trộm đột nhập vào trại trộm vịt để mang về ăn nhậu thì bị truy tố về tội "cố ý gây thương tích" và yêu cầu bồi thường cho tên trộm 150 triệu đồng. Còn 4 tên ăn trộm kia chỉ bị phạt hành chính và đương nhiên là nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Hai thằng "dâm tặc" vào cầu thang máy "cưỡng dâm" phụ nữ và trẻ em thì 1 thằng chỉ bị phạt 2 trăm nghìn đồng, còn thằng mặt già kia đang phè phỡn ngoài vòng pháp luật.
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 12 người, mọi người đang cười, đám đông

Truyện ngắn 30/4: Ánh Hỏa châu

Mình lưu truyện ngắn này nói về binh sĩ chế độ Sài Gòn. Đất nước thống nhất 44 năm rồi; chủ trương của Đảng và Nhà nước về hòa giải dân tộc đã có từ lâu rồi. Do đó đừng phân biệt Lính bộ đội cụ Hồ và Lính của chế độ Sài Gòn nữa. Ai cũng là người Việt Nam. Các bạn đọc truyện này như một truyện phóng tác về đề tài chiến tranh để hiểu tâm tình người lính và số phận thương tâm của các gia đình, các chàng trai, các cô gái trong thời loạn lạc. Một câu chuyện rất hay, đừng chính trị hóa nó để quy phản động thế này thế nọ nhé.
Ánh Hỏa châu
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn 
Con không tin có thiên đường.
Nhưng tin có lắm đoạn trường, Chúa ơi!
" Bà cụ đứng trân trân nhìn Hinh. Hai hàng nước mắt chảy trên hai gò má nhăn nheo. Tôi bước vội ra ngoài hành lang. Một thiếu phụ, từ phòng giải phẫu chạy vụt ra, tay ôm con, vừa chạy vừa gào khóc, vừa gọi tên thảm thiết một người. Tiếng gào khản đặc làm lòng tôi quăn đau. Tôi bước nhanh đến chiếc ghế đá dưới gốc cây trứng cá, ngửa mặt nhìn bầu trời cao vời vợi, có những giải mây trắng vắt ngang. Tôi nhắm mắt lại như muốn được chắp cánh cùng mây lên cao, lên cao mãi. . . Tôi đã nhìn thấy các anh rồi! Các anh rực rỡ như muôn ngàn ánh hào quang! Các anh đẹp hơn cả thiên thần, hào hùng hơn cả những tráng sĩ trong chuyện cổ tích! "
LỜI KỂ CỦA DIỄM.
Nghe mẹ tôi kể lại, bố tôi là người thích đi hát cô đầu. . .Tôi là con lớn nhất trong nhà, lại sinh ra đời đúng vào cái đêm quân đội Quốc gia của cụ Diệm tổng tấn công nhóm Bình Xuyên. Lúc mẹ trở bụng, bố tôi phải chở mẹ tôi bằng chiếc xe mobylette. Giữa đường, mẹ tôi quằn quại, may nhờ có một xe tuần cảnh kéo mẹ tôi lên xe chạy thẳng vào nhà hộ sinh tư Đức Chính ở đường Cao Thắng. Bố tôi chạy sau, không mang giấy tờ, bị bắt. Ngày hôm sau, bố được thả, bố tôi vỗ nhè nhẹ vào tôi cười:
- Con bé này lớn lên xinh lắm đây, nhưng lại sinh ra trong một đêm dông bão như đêm qua thế này. . .

BOT BTL-NB đặt sai vị trí, vi phạm pháp luật

Phản đối BOT phi pháp Bắc Thăng Long Nội Bài

Trạm BOT BTL-NB đặt sai vị trí, vi phạm pháp luật
Lại Trần Mai - Quyết định cho phép thu phí tại BOT BTL-NB để hoàn vốn cho dự án đường tránh tp Vĩnh Yên không chỉ trái với lòng dân mà còn vi phạm pháp luật. Đến nay văn bản pháp luật cao nhất để điều chỉnh các dự án BOT là Nghị định. Điều 2, khoản 1 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao quy định “Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà Đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam”
Hà Văn Nam, tiên phong phản đối BOT, 
và những người bạn của anh, 2/2019
Tương tự, Điều 3, khoản 3 Nghị định số: 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định rõ "Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.