Vì sao 'Đường lưỡi bò' của TQ nhiều lần lọt lưới kiểm duyệt VN?
18 tháng 10 2019 - Các ấn phẩm của Trung Quốc có bản đồ 'đường lưỡi bò' đã du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường bất chấp chế độ kiểm duyệt được cho là 'hà khắc' ở đây. Mới đây nhất, một du khách người Việt phát hiện công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist phát cho khách ẩn phẩm du lịch có hình ảnh bản đồ với đường lưỡi bò (đường chín đoạn) mà Trung Quốc tự vẽ và tự tuyên bố vùng chủ quyền trên Biển Đông. Các sự việc nói trên liên tiếp xảy ra, cho thấy Trung Quốc có nhiều bước đi 'âm thầm và xảo quyệt' để tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông, như nhận định của ông Nguyễn Đình Phú, phó giáo sư tại Đại học UCI, California. Các kênh quảng bá đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể là qua phim ảnh, ấn phẩm du lịch, giáo dục, hoặc các tạp chí khoa học quốc tế.
Đường chín đoạn của Trung Quốc trên bản đồ
Ông T.Đ.H ở TP Hồ Chí Minh đặt tua của Saigontourist hôm 17/10 và được giới thiệu tour đi Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn của Trung Quốc. Nhân viên của Saigontourist sau đó đưa cho ông một cuốn sách dày khoảng 100 trang giới thiệu cảnh vật tại địa điểm này. Ông T.Đ.H cho hay xem tới gần cuối cuốn sách thì phát hiện bản đồ Trung Quốc có in đường lưỡi bò phi pháp, theo Thanh Niên.Đây không phải là lần đầu tiên các ấn phẩm của Trung Quốc có in bản đồ có đường lưỡi bò được mang trót lọt vào Việt Nam, vượt qua nhiều cổng kiểm duyệt. Nhiều ấn phẩm như vậy thậm chí đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Việt Nam.
Ồn ào nhất, mới đây, là việc Việt Nam cấm chiếu bộ phim hoạt hình Abominable (tên phim tiếng Việt là Everest - người tuyết bé nhỏ), một sản phẩm hợp tác giữa công ty Pearl Studio của Trung Quốc và DreamWorks Animation, vì có cảnh bản đồ đường lưỡi bò.
Thế nhưng trước khi bị cấm, phim này đã được chiếu trót lọt gần 10 ngày tại hệ thống rạp của CJ CGV ở Việt Nam. Chỉ đến khi nhiều người xem phát hiện phim có hình ảnh bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò, xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh quay, và lên tiếng trên mạng xã hội, thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.
Tháng trước, tại Hội chợ quốc tế du lịch 2019 tại TP Hồ Chí Minh, giới chức phát hiện tờ rơi quảng bá du lịch Trung Quốc có hình đường lưỡi bò được công ty Hola China phát cho khách.
Năm ngoái, phim Điệp vụ Biển đỏ của Trung Quốc được chiếu rộng rãi tại Việt Nam cho đến khi khán giả phát hiện ra trong phim có đoạn nói Biển Đông là của Trung Quốc.
Trung Quốc mang bản đồ lưỡi bò vào Việt Nam như thế nào?
Hình có chèn Đường Lưỡi bò đi kèm bài viết của học giả Trung Quốc trên tạp chí Geoscience
Các sự việc nói trên liên tiếp xảy ra, cho thấy Trung Quốc có nhiều bước đi 'âm thầm và xảo quyệt' để tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông, như nhận định của ông Nguyễn Đình Phú, phó giáo sư tại Đại học UCI, California.
Các kênh quảng bá đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể là qua phim ảnh, ấn phẩm du lịch, giáo dục, hoặc các tạp chí khoa học quốc tế.
Trong bài phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hồi tháng 3/2019, Giáo sư Phú nói do tính chất công việc, ông thường xuyên đọc các tài liệu khoa học và phát hiện ra rằng Trung Quốc gần đây cố tình đưa đường Lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn vào các ấn phẩm khoa học quốc tế.
Số lượng các bài báo khoa học có chèn đường lưỡi bò lên tới hàng ngàn bài, từ năm 2017. Trong khi trước thời điểm đó rất hiếm.
Trung Quốc cũng cho các học giả quốc tế tới dự các diễn đàn khoa học về Biển Đông để tuyên truyền về đường lưỡi bò.
Các công ty du lịch hoặc công ty giải trí của Trung Quốc cũng mang ấn phẩm sang Việt Nam dự hội chợ, phát cho các công ty du lịch, hoặc tinh vi hơn, mang cả phim sang chiếu.
'Đường lưỡi bò' cũng vào Việt Nam bằng cách in trên áo phông, hoặc hộ chiếu của khách du lịch Trung Quốc.
Điều đáng nói là Việt Nam đã có hệ thống kiểm duyệt, sàng lọc thông tin từ trung ương xuống địa phương nhưng lại vẫn để lọt 'đường lưỡi bò'.
Ví dụ, các phim chiếu ở Việt Nam đều phải qua khâu kiểm duyệt của Hội đồng Duyệt phim thuộc Cục Điện Ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Trong vụ việc của Saigontourist, lỗi được đổ cho nhân viên của công ty đã không kiểm tra kỹ cuốn cẩm nang du lịch do công ty Trung Quốc cung cấp.
Trong vụ việc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh 2019, các tờ rơi có hình bản đồ lưỡi bò bị mang đi tiêu hủy, nhưng không thấy tin công ty Hola China bị xử lý.
Với phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Cục Điện Ảnh khi đó nói phim đã được kiểm duyệt 'đúng quy trình', nên không có ai chịu trách nhiệm.
Còn với phim Abominable, Cục Điện Ảnh 'thẳng thắn nhận trách nhiệm' nhưng nói lỗi này 'khó tránh' vì "Cục không có trách nhiệm xem toàn bộ phim cần duyệt".
Đến nay chưa thấy cá nhân hay cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nào phải chịu bất thứ hình thức xử lý nào.
Các sự việc nói trên liên tiếp xảy ra, cho thấy Trung Quốc có nhiều bước đi 'âm thầm và xảo quyệt' để tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông, như nhận định của ông Nguyễn Đình Phú, phó giáo sư tại Đại học UCI, California.
Các kênh quảng bá đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể là qua phim ảnh, ấn phẩm du lịch, giáo dục, hoặc các tạp chí khoa học quốc tế.
Trong bài phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hồi tháng 3/2019, Giáo sư Phú nói do tính chất công việc, ông thường xuyên đọc các tài liệu khoa học và phát hiện ra rằng Trung Quốc gần đây cố tình đưa đường Lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn vào các ấn phẩm khoa học quốc tế.
Số lượng các bài báo khoa học có chèn đường lưỡi bò lên tới hàng ngàn bài, từ năm 2017. Trong khi trước thời điểm đó rất hiếm.
Trung Quốc cũng cho các học giả quốc tế tới dự các diễn đàn khoa học về Biển Đông để tuyên truyền về đường lưỡi bò.
Các công ty du lịch hoặc công ty giải trí của Trung Quốc cũng mang ấn phẩm sang Việt Nam dự hội chợ, phát cho các công ty du lịch, hoặc tinh vi hơn, mang cả phim sang chiếu.
'Đường lưỡi bò' cũng vào Việt Nam bằng cách in trên áo phông, hoặc hộ chiếu của khách du lịch Trung Quốc.
Điều đáng nói là Việt Nam đã có hệ thống kiểm duyệt, sàng lọc thông tin từ trung ương xuống địa phương nhưng lại vẫn để lọt 'đường lưỡi bò'.
Ví dụ, các phim chiếu ở Việt Nam đều phải qua khâu kiểm duyệt của Hội đồng Duyệt phim thuộc Cục Điện Ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Trong vụ việc của Saigontourist, lỗi được đổ cho nhân viên của công ty đã không kiểm tra kỹ cuốn cẩm nang du lịch do công ty Trung Quốc cung cấp.
Trong vụ việc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh 2019, các tờ rơi có hình bản đồ lưỡi bò bị mang đi tiêu hủy, nhưng không thấy tin công ty Hola China bị xử lý.
Với phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Cục Điện Ảnh khi đó nói phim đã được kiểm duyệt 'đúng quy trình', nên không có ai chịu trách nhiệm.
Còn với phim Abominable, Cục Điện Ảnh 'thẳng thắn nhận trách nhiệm' nhưng nói lỗi này 'khó tránh' vì "Cục không có trách nhiệm xem toàn bộ phim cần duyệt".
Đến nay chưa thấy cá nhân hay cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nào phải chịu bất thứ hình thức xử lý nào.
Tranh chấp Biển Đông vượt ra ngoài lãnh thổ VN-TQ
Quả địa cầu bán ở Ukraine được cho là in sai bản đồ Việt Nam
Các tranh chấp Biển Đông từng được 'xử lý' ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc.
Hồi tháng 8/2018, cộng đồng mạng Việt Nam phản ứng dữ dội trước thông tin một công ty ở Ukraine bán quả địa cầu trong đó nhiều tỉnh biên giới Việt Nam bị xếp vào lãnh thổ Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Việt thời điểm đó, công ty Globus Plus của Ukraine cho hay họ đã ngưng bán sản phẩm quả địa cầu in sai hình bản đồ Việt Nam.
Hồi tháng 9/2017, một bảo tàng tại Anh Quốc cam kết không bán địa cầu lưu niệm có in hình đường lưỡi bò của Trung Quốc sau khi có thư phản ánh của người Việt.
Các tranh chấp Biển Đông từng được 'xử lý' ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc.
Hồi tháng 8/2018, cộng đồng mạng Việt Nam phản ứng dữ dội trước thông tin một công ty ở Ukraine bán quả địa cầu trong đó nhiều tỉnh biên giới Việt Nam bị xếp vào lãnh thổ Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Việt thời điểm đó, công ty Globus Plus của Ukraine cho hay họ đã ngưng bán sản phẩm quả địa cầu in sai hình bản đồ Việt Nam.
Hồi tháng 9/2017, một bảo tàng tại Anh Quốc cam kết không bán địa cầu lưu niệm có in hình đường lưỡi bò của Trung Quốc sau khi có thư phản ánh của người Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét