Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng, hoặc bị đem qua Thủ Thiêm trói vào cây dừa cho dân mất đất họ ngắm. Mặt khác, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án Tòa án tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an hãy xin lỗi những người dân vì biểu tình lên án Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà bị tù đày. Họ không có tội, chỉ vì họ dám nhận thức hiểm họa Trung Quốc sớm trước Đảng và Nhà nước, dám dũng cảm cảnh báo cho nhân dân và xã hội nên đã bị nhà cầm quyền đối xử tàn ác. Nhà Phật dạy biết buông đao thì cũng có cơ thành Phật. Nay khi Đảng và Nhà nước đã thấy được hiểm họa Trung Hoa Đại Hán qua vụ Bãi Tư Chính, muốn và cần có sự ủng hộ của người dân thì phải biết đánh giá cao cái Trí cái Dũng của những dân yêu nước dám xuống đường. Hãy xin lỗi họ, trả lại tự do ngay cho họ, xóa bỏ những bản án trái với Đạo lý và Tinh thần công minh của Dân tộc. Chỉ có như vậy, Đảng mới lấy lại dược niềm tin của Dân. Dân mới cảm thấy Đảng đã biết thành thực bảo vệ Đất Nước, từ đó mới tiếp tục làm theo lời Đảng.
Hải - Hùng và luật nhân quả đàn áp biểu tình
31/07/2019 Phạm Chí Dũng - Cuối năm 2017, luật nhân quả đã ứng báo với Đinh La Thăng - khi đó vừa bị lột chức bí thư thành ủy TP.HCM và ủy viên bộ chính trị - bởi Thăng là một trong những chóp bu của thành phố này trực tiếp chỉ đạo san bằng chùa Liên Trì - một trong số hiếm hoi cơ sở tôn giáo còn lại của giáo hội Phật giáo Việt nam Thống Nhất (ly khai với giáo hội Phật giáo của chính quyền).
Lê Thanh Hải thời còn tại chức, hàng sau, bên trái.
Báo ứng
Vào giữa năm 2019, luật nhân quả một lần nữa báo ứng đối với gia đình Lê Thanh Hải - nhân vật được xem là ‘bố già’ thao túng quyền lực và lợi ích trên đất Sài Gòn trong suốt 15 năm Hải làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy. Vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) Lê Tấn Hùng bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp vào ngày 6/7/2019 - do ‘ăn bẫm’ 13,3 tỷ đồng cùng những phi vụ khác đậm đặc màu sắc mafia - không chỉ là hậu quả của chuỗi ‘lại quả’ dày đặc từ trước đó, mà còn bởi Lê Tấn Hùng, và trước đó là Lê Thanh Hải - anh ruột của Hùng, đã từng chỉ huy Thanh niên xung phong - một lực lượng ‘còn đảng còn mình’ và đã trực tiếp nhúng tay vào những trận đàn áp đẫm máu đối với người biểu tình ở Sài Gòn.
Riêng Lê Thanh Hải - với vai trò là chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy - đương nhiên còn chỉ huy cả lực lượng công an đàn áp biểu tình.
Những bằng chứng sống
Đỉnh điểm của thành tích đàn áp vang dội ấy chắc chắn là trận càn quét cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016: lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư.
Dù không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy những người biểu tình là “thế lực thù địch”, mà chỉ toàn dân ra biểu tình, cùng rất nhiều gương mặt mới xuất hiện như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân hàng…, nhưng ngập ngụa khắp trung tâm Sài Gòn là cảnh “các lực lượng bảo vệ trật tự” nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Một số hình ảnh đã được xác minh: không chỉ thanh niên xung phong, mà cả những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình.
Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm “Ngày của Mẹ”…
Cùng thời điểm trên, những người biểu tình vì môi trường ở Hà Nội bị tống lên xe bus và đưa về “giam” tại một số trụ sở công an phường. Nhưng thông tin về người biểu tình bị đánh đập ở Hà Nội ít hơn hẳn ở Sài Gòn. Một nhà hoạt động nhân quyền theo dõi rất kỹ các đầu mối tin tức cho biết “Có cảm giác như Công an Hà Nội quyết liệt dẹp biểu tình nhưng hạn chế đánh đập”.
Trong thực tế, Công an TP.HCM nặng tay và tàn bạo hơn rất nhiều so với Công an Hà Nội khi đàn áp biểu tình. Một trong những bằng chứng về hành vi phủ nhận lịch sử của Công an TP. HCM là những trận đàn áp người tưởng niệm nạn nhân bị quân đội Trung Quốc bắn giết vào những ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới 1979, ngày mất Hoàng Sa, ngày mất Trường Sa…
Lực lượng công an TP.HCM cũng không thèm che giấu ý đồ và hành vi đàn áp một cách có hệ thống tinh thần thoát Trung của quần chúng.
Những dấu hỏi căn phẫn bùng lên: Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn việc bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Sẽ chung ‘lò’?
Theo nhiều cán bộ có thâm niên ở Sài Gòn, người của “anh Hai Nhựt” (cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải) vào thời điểm năm 2016, tức khi Lê Thanh Hải đã về hưu, có thể chiếm đến phân nửa dàn lãnh đạo chủ chốt tại thành phố này.
Lê Thanh Hải lại là quan chức có đầu dây mối nhợ với không ít doanh nghiệp người Hoa, mà tiêu biểu là tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, liên quan đến nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn. Đây có thể là điều trong một ngày không xa, Lê Thanh Hải sẽ phải cứng họng trước những đồng chí - quan tòa của ông ta.
Tinh thần mẫn cán thái quá của hai anh em Lê Thanh Hải - Lê Tấn Hùng trong việc chỉ đạo và sử dụng lực lượng công an lẫn thanh niên xung phong đàn áp người biểu tình đã bị báo ứng bởi luật nhân quả, bởi chính giới đồng chí của những kẻ này.
Đã từ lâu, Lê Thanh Hải không chỉ bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc, mà còn được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Thậm chí còn có dư luận cho rằng nếu Nguyễn Phú Trọng làm kiên quyết vụ Thủ Thiêm và buộc Lê Thanh Hải phải ‘ói ra’ thì có thể ‘hốt’ cho ngân sách trung ương từ 3 đến 5 tỷ USD.
Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng.
Chỉ dấu mới nhất về khả năng trục Lê Tấn Hùng - Lê Thanh Hải sẽ vào chung ‘lò’ là cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương vào những ngày cuối tháng 7 năm 2019, với việc một lần nữa ‘tái xuất’ của Nguyễn Phú Trọng, có vẻ đã thoát hẳn khỏi cơn bạo bệnh, đã đi cùng chỉ đạo của ông Trọng đưa vụ Sagri - Lê Tấn Hùng vào diện theo dõi của ban chỉ đạo này.
Không phải là quan chức cao cấp, không giữ ghế ủy viên trung ương hay thường vụ thành ủy, thậm chí không phải là thành ủy viên, việc Lê Tấn Hùng bị đưa vào diện theo dõi trên là bất thường. Sự bất thường này cũng logic với một hiện tượng bất thường khác khi Lê Tấn Hùng vào lúc bị bắt khẩn cấp đã không ‘được’ ở trong trại tạm giam trên địa bàn TP.HCM do chính quyền và công an TP.HCM quản lý, mà bị di lý ra Hà Nội dưới quyền giám sát của Bộ Công an. Những bất thường này cho thấy vụ Lê Tấn Hùng - Sagri có thể không thuần túy là án kinh tế mà còn có thể đan xen yếu tố ‘an ninh quốc gia’ và chính trị - gam màu mà nếu chỉ một mình Lê Tấn Hùng thì đã không thể phác nổi bức tranh theo trường phái ‘Dã thú’ ấy.
Với những chỉ dấu đang hiện ra ngày càng dày đặc trên, trạng thái tự do của Lê Thanh Hải có lẽ chỉ còn được tính bằng từng quý…
Vào giữa năm 2019, luật nhân quả một lần nữa báo ứng đối với gia đình Lê Thanh Hải - nhân vật được xem là ‘bố già’ thao túng quyền lực và lợi ích trên đất Sài Gòn trong suốt 15 năm Hải làm chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy. Vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) Lê Tấn Hùng bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp vào ngày 6/7/2019 - do ‘ăn bẫm’ 13,3 tỷ đồng cùng những phi vụ khác đậm đặc màu sắc mafia - không chỉ là hậu quả của chuỗi ‘lại quả’ dày đặc từ trước đó, mà còn bởi Lê Tấn Hùng, và trước đó là Lê Thanh Hải - anh ruột của Hùng, đã từng chỉ huy Thanh niên xung phong - một lực lượng ‘còn đảng còn mình’ và đã trực tiếp nhúng tay vào những trận đàn áp đẫm máu đối với người biểu tình ở Sài Gòn.
Riêng Lê Thanh Hải - với vai trò là chủ tịch thành phố và bí thư thành ủy - đương nhiên còn chỉ huy cả lực lượng công an đàn áp biểu tình.
Những bằng chứng sống
Đỉnh điểm của thành tích đàn áp vang dội ấy chắc chắn là trận càn quét cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016: lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư.
Dù không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy những người biểu tình là “thế lực thù địch”, mà chỉ toàn dân ra biểu tình, cùng rất nhiều gương mặt mới xuất hiện như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân hàng…, nhưng ngập ngụa khắp trung tâm Sài Gòn là cảnh “các lực lượng bảo vệ trật tự” nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Một số hình ảnh đã được xác minh: không chỉ thanh niên xung phong, mà cả những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình.
Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm “Ngày của Mẹ”…
Cùng thời điểm trên, những người biểu tình vì môi trường ở Hà Nội bị tống lên xe bus và đưa về “giam” tại một số trụ sở công an phường. Nhưng thông tin về người biểu tình bị đánh đập ở Hà Nội ít hơn hẳn ở Sài Gòn. Một nhà hoạt động nhân quyền theo dõi rất kỹ các đầu mối tin tức cho biết “Có cảm giác như Công an Hà Nội quyết liệt dẹp biểu tình nhưng hạn chế đánh đập”.
Trong thực tế, Công an TP.HCM nặng tay và tàn bạo hơn rất nhiều so với Công an Hà Nội khi đàn áp biểu tình. Một trong những bằng chứng về hành vi phủ nhận lịch sử của Công an TP. HCM là những trận đàn áp người tưởng niệm nạn nhân bị quân đội Trung Quốc bắn giết vào những ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới 1979, ngày mất Hoàng Sa, ngày mất Trường Sa…
Lực lượng công an TP.HCM cũng không thèm che giấu ý đồ và hành vi đàn áp một cách có hệ thống tinh thần thoát Trung của quần chúng.
Những dấu hỏi căn phẫn bùng lên: Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn việc bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Sẽ chung ‘lò’?
Theo nhiều cán bộ có thâm niên ở Sài Gòn, người của “anh Hai Nhựt” (cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải) vào thời điểm năm 2016, tức khi Lê Thanh Hải đã về hưu, có thể chiếm đến phân nửa dàn lãnh đạo chủ chốt tại thành phố này.
Lê Thanh Hải lại là quan chức có đầu dây mối nhợ với không ít doanh nghiệp người Hoa, mà tiêu biểu là tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, liên quan đến nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn. Đây có thể là điều trong một ngày không xa, Lê Thanh Hải sẽ phải cứng họng trước những đồng chí - quan tòa của ông ta.
Tinh thần mẫn cán thái quá của hai anh em Lê Thanh Hải - Lê Tấn Hùng trong việc chỉ đạo và sử dụng lực lượng công an lẫn thanh niên xung phong đàn áp người biểu tình đã bị báo ứng bởi luật nhân quả, bởi chính giới đồng chí của những kẻ này.
Đã từ lâu, Lê Thanh Hải không chỉ bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc, mà còn được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Thậm chí còn có dư luận cho rằng nếu Nguyễn Phú Trọng làm kiên quyết vụ Thủ Thiêm và buộc Lê Thanh Hải phải ‘ói ra’ thì có thể ‘hốt’ cho ngân sách trung ương từ 3 đến 5 tỷ USD.
Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng.
Chỉ dấu mới nhất về khả năng trục Lê Tấn Hùng - Lê Thanh Hải sẽ vào chung ‘lò’ là cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương vào những ngày cuối tháng 7 năm 2019, với việc một lần nữa ‘tái xuất’ của Nguyễn Phú Trọng, có vẻ đã thoát hẳn khỏi cơn bạo bệnh, đã đi cùng chỉ đạo của ông Trọng đưa vụ Sagri - Lê Tấn Hùng vào diện theo dõi của ban chỉ đạo này.
Không phải là quan chức cao cấp, không giữ ghế ủy viên trung ương hay thường vụ thành ủy, thậm chí không phải là thành ủy viên, việc Lê Tấn Hùng bị đưa vào diện theo dõi trên là bất thường. Sự bất thường này cũng logic với một hiện tượng bất thường khác khi Lê Tấn Hùng vào lúc bị bắt khẩn cấp đã không ‘được’ ở trong trại tạm giam trên địa bàn TP.HCM do chính quyền và công an TP.HCM quản lý, mà bị di lý ra Hà Nội dưới quyền giám sát của Bộ Công an. Những bất thường này cho thấy vụ Lê Tấn Hùng - Sagri có thể không thuần túy là án kinh tế mà còn có thể đan xen yếu tố ‘an ninh quốc gia’ và chính trị - gam màu mà nếu chỉ một mình Lê Tấn Hùng thì đã không thể phác nổi bức tranh theo trường phái ‘Dã thú’ ấy.
Với những chỉ dấu đang hiện ra ngày càng dày đặc trên, trạng thái tự do của Lê Thanh Hải có lẽ chỉ còn được tính bằng từng quý…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét