Đọc bài loại này để biết thôi chứ trong chế độ này, đại diện doanh nghiệp tham gia soạn luật hay không tham gia soạn luật không có gì khác nhau vì các luật liên quan tới lợi ích doanh nghiệp đều bị doanh nghiệp chi phối công khai hoặc kín đáo và đều do một Quốc hội gật thông qua.
Việc một cá nhân đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước tham gia ban soạn thảo luật đất đai đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong trong quá trình soạn thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai không phải chỉ ghi nhận ý kiến, tư vấn từ Nhóm chuyên gia mà cơ quan này còn phải phối hợp với VCCI, các hiệp hội để lấy ý kiến của các chuyên gia.
Chiều 20-8, báo chí cho biết bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng ban Pháp chế của Tập đoàn Vingroup, đã rút khỏi nhóm chuyên gia soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Báo chí dẫn lời Vingroup cho rằng bà Lâm chỉ tham gia với tư cách cá nhân, không báo cáo tập đoàn này. “Vingroup tuyệt đối không tham gia vào việc xây dựng soạn thảo các dự luật hay các vấn đề chính sách. Bản thân bà Lâm khi thấy vì cá nhân mình gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến công ty nên đã làm đơn xin rút khỏi vụ này ngay trong sáng nay”, đại diện Vingroup được dẫn lời cho biết.
Trong quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Nhóm chuyên gia và ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Bộ TNMT đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Điều 26 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của Ban soạn thảo quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo: a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật”.
Điều 53 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì thành phần Ban soạn thảo “1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Bạn soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo”.
Như vậy, trong các quy định của pháp luật về xây dựng, soạn thảo luật không hề đề cập đến các cá nhân đang công tác tại doanh nghiệp, công ty hay cơ quan tổ chức mà chỉ nói đó là những chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn.
Trong kế hoạch soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, vai trò của bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban Pháp chế của Tập đoàn Vingroup thuộc phụ lục III của quyết định, thuộc danh sách Nhóm chuyên gia.
Đại diện doanh nghiệp tham gia soạn luật thì sao?
H. Ngọc - Y. Minh 21/8/2019 (TBKTSG Online) - Chỉ sáu ngày sau khi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Nhóm chuyên gia và ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai thuộc bộ này, bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban Pháp chế của Tập đoàn Vingroup, một thành viên trong danh sách nói trên đã xin rút. Câu chuyện này đã tạo cuộc tranh luận trên các diễn đàn mạng theo hướng: doanh nghiệp có được quyền tham gia trong ban soạn thảo luật và tham gia như thế nào; làm sao để giảm thiểu sự can thiệp không lành mạnh của các nhóm lợi ích vào chính sách, chủ trương có ảnh hưởng lớn về kinh tế. Việc một cá nhân đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước tham gia ban soạn thảo luật đất đai đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong trong quá trình soạn thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai không phải chỉ ghi nhận ý kiến, tư vấn từ Nhóm chuyên gia mà cơ quan này còn phải phối hợp với VCCI, các hiệp hội để lấy ý kiến của các chuyên gia.
Ảnh minh họa: Nhân Tâm.
Chiều 20-8, báo chí cho biết bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng ban Pháp chế của Tập đoàn Vingroup, đã rút khỏi nhóm chuyên gia soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Báo chí dẫn lời Vingroup cho rằng bà Lâm chỉ tham gia với tư cách cá nhân, không báo cáo tập đoàn này. “Vingroup tuyệt đối không tham gia vào việc xây dựng soạn thảo các dự luật hay các vấn đề chính sách. Bản thân bà Lâm khi thấy vì cá nhân mình gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến công ty nên đã làm đơn xin rút khỏi vụ này ngay trong sáng nay”, đại diện Vingroup được dẫn lời cho biết.
Trong quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Nhóm chuyên gia và ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Bộ TNMT đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Điều 26 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP về thành lập và hoạt động của Ban soạn thảo quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo: a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật”.
Điều 53 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì thành phần Ban soạn thảo “1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Bạn soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo”.
Như vậy, trong các quy định của pháp luật về xây dựng, soạn thảo luật không hề đề cập đến các cá nhân đang công tác tại doanh nghiệp, công ty hay cơ quan tổ chức mà chỉ nói đó là những chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn.
Trong kế hoạch soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, vai trò của bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban Pháp chế của Tập đoàn Vingroup thuộc phụ lục III của quyết định, thuộc danh sách Nhóm chuyên gia.
Việc bà Lâm có tên trong danh sách Nhóm chuyên gia nói trên đã gây chú ý dư luận bởi câu hỏi vì sao lại chỉ có duy nhất đại diện 1 doanh nghiệp tham gia. Và liệu sự tham gia của chuyên gia đang làm việc cho 1 doanh nghiệp vào tập thể soạn thảo luật có hay không tạo ra sự can thiệp không lành mạnh của các nhóm lợi ích vào chính sách, chủ trương có ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Bên cạnh đó, việc cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp có được tham gia nhóm chuyên gia của một tập thể soạn thảo văn bản hay không thì cả 2 văn bản quan trọng về soạn thảo luật lại không thấy đề cập.
Hiện nay, pháp luật đã quy định phải đưa những người có chuyên môn, có trải nghiệm thực tế vào quá trình xây dựng luật, giúp nâng cao chất lượng dự thảo, để luật gắn bó và không xa rời với những diễn biến của đời sống, tránh tình trạng "bàn giấy". Trong thời gian vừa qua, dư luận đã phản ánh nhiều trường hợp các nhà soạn thảo luật không có trải nghiệm thực tế đã đưa ra những quy định quan liêu kiểu như "ngực lép không được lái xe"... không phù hợp thực tế, gây cản trở sự phát triển, và sau đó luật không đi vào cuộc sống.
Việc mời chuyên gia vào Ban soạn thảo hoàn toàn khác với với tình trạng mời chuyên gia góp ý cho dự thảo đã được xây dựng. Một đằng, các chuyên gia sẽ tham gia quá trình xây dựng luật ngay từ đầu, trong đó có việc thảo luận nội dung, thống nhất chủ trương và viết ra điều luật. Còn đằng kia, là chỉ góp ý những gì đã được xây dựng sẵn, cần bổ sung, sửa đổi cái gì, cần bỏ đi cái gì bất hợp lý. Những tiếng nói ấy có thể được tiếp thu hoặc không.
Trong quyết định của Bộ TNMT có ghi "nhóm chuyên gia có trách nhiệm nghiên cứu, tư vấn Ban soạn thảo, Tổ biên tập và tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý và hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai". Nhưng không rõ các chuyên gia được tham dự một phần hay đầy đủ toàn bộ quá trình xây dựng luật.
Nhiều người quan tâm đến lĩnh vực nhà đất đã bày tỏ ý kiến cho rằng đối với một đạo luật gắn bó chặt chẽ với thực tiễn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân như Luật Đất đai, Bộ TNMT cần xem xét bổ sung chuyên gia, nhà khoa học vào Ban soạn thảo để tăng ý kiến từ góc nhìn bên ngoài cơ quan quản lý Nhà nước, nghĩa là chuyên gia là thành viên Ban soạn thảo chứ không chỉ dừng lại ở vai trò Nhóm chuyên gia.
Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, đại diện của doanh nghiệp nên thuộc về ban tư vấn, phản biện chính sách; bởi chính doanh nghiệp sẽ nói lên những vướng mắc, những khó khăn cần phải tháo gỡ trong thực tế của nền kinh tế. Nhưng đại diện doanh nghiệp không nên tham gia Ban soạn thảo bởi có thể tạo ra tình trạng xung đột lợi ích, nếu doanh nghiệp có đại diện tham gia lại hoạt động trong lĩnh vực mà luật điều chỉnh.
Bên cạnh đó, việc cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp có được tham gia nhóm chuyên gia của một tập thể soạn thảo văn bản hay không thì cả 2 văn bản quan trọng về soạn thảo luật lại không thấy đề cập.
Hiện nay, pháp luật đã quy định phải đưa những người có chuyên môn, có trải nghiệm thực tế vào quá trình xây dựng luật, giúp nâng cao chất lượng dự thảo, để luật gắn bó và không xa rời với những diễn biến của đời sống, tránh tình trạng "bàn giấy". Trong thời gian vừa qua, dư luận đã phản ánh nhiều trường hợp các nhà soạn thảo luật không có trải nghiệm thực tế đã đưa ra những quy định quan liêu kiểu như "ngực lép không được lái xe"... không phù hợp thực tế, gây cản trở sự phát triển, và sau đó luật không đi vào cuộc sống.
Việc mời chuyên gia vào Ban soạn thảo hoàn toàn khác với với tình trạng mời chuyên gia góp ý cho dự thảo đã được xây dựng. Một đằng, các chuyên gia sẽ tham gia quá trình xây dựng luật ngay từ đầu, trong đó có việc thảo luận nội dung, thống nhất chủ trương và viết ra điều luật. Còn đằng kia, là chỉ góp ý những gì đã được xây dựng sẵn, cần bổ sung, sửa đổi cái gì, cần bỏ đi cái gì bất hợp lý. Những tiếng nói ấy có thể được tiếp thu hoặc không.
Trong quyết định của Bộ TNMT có ghi "nhóm chuyên gia có trách nhiệm nghiên cứu, tư vấn Ban soạn thảo, Tổ biên tập và tham gia góp ý trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý và hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai". Nhưng không rõ các chuyên gia được tham dự một phần hay đầy đủ toàn bộ quá trình xây dựng luật.
Nhiều người quan tâm đến lĩnh vực nhà đất đã bày tỏ ý kiến cho rằng đối với một đạo luật gắn bó chặt chẽ với thực tiễn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân như Luật Đất đai, Bộ TNMT cần xem xét bổ sung chuyên gia, nhà khoa học vào Ban soạn thảo để tăng ý kiến từ góc nhìn bên ngoài cơ quan quản lý Nhà nước, nghĩa là chuyên gia là thành viên Ban soạn thảo chứ không chỉ dừng lại ở vai trò Nhóm chuyên gia.
Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, đại diện của doanh nghiệp nên thuộc về ban tư vấn, phản biện chính sách; bởi chính doanh nghiệp sẽ nói lên những vướng mắc, những khó khăn cần phải tháo gỡ trong thực tế của nền kinh tế. Nhưng đại diện doanh nghiệp không nên tham gia Ban soạn thảo bởi có thể tạo ra tình trạng xung đột lợi ích, nếu doanh nghiệp có đại diện tham gia lại hoạt động trong lĩnh vực mà luật điều chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét