Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Diện tích sân bay TSN chỉ bằng 1/5 so với 1975

Từ rất lâu người dân đã thường nói do đặc điểm là một nước có chiến tranh liên miên nên quân đội VN đã chiếm được một diện tích đất đai khổng lồ và thất thoát đất đai lớn nhất cũng là đất quốc phòng. Nhớ ngày xưa, không chỉ sân bay TSN, diện tích các sân bay Bạch Mai hay Gia Lâm ở Hà Nội cũng rất lớn, thế mà chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn sau chiến tranh, chúng đã gần như rơi hết vào tay tư nhân, không hiểu theo cơ chế gì ? Thế nên nhiều người không những căm thù chế độ này đã cướp sạch đất đai, nhà cửa và tài sản riêng của họ, mà còn căm thù cướp xong chế độ này lại để cho đám quan chức vô sản và đám vô lại giang hồ bất hảo ngang nhiên cướp lại, biến thành của riêng của chúng. Vô cùng bất công, vô cùng phi lý, nhưng chính quyền mặc kệ. Hà Nội trước năm 1975 đầy hồ ao hợp tác xã rộng mênh mông, nhưng sau đổi mới 1989, chỉ trong vòng khoảng 7 năm 1989-1995, quan chức và lưu manh đã hợp tác san lấp bán lấy tiền chia nhau, hầu như các hồ ao mất sạch.
Diện tích sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn bằng 1/5 so với năm 1975
23/08/2019 - Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam vừa đưa ra những phân tích chi tiết về nguyên nhân của tình trạng máy bay phải xếp hàng trên đường băng Tân Sơn Nhất. Theo đó, đại diện Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay có hai đường cất hạ cánh song song theo mô hình được xây dựng từ năm 1967 và được sử dụng theo chế độ khai thác phụ thuộc vào nhau, được coi gần như là một đường cất hạ cánh trong công tác điều hành bay do khoảng cách giữa trục tim hai đường cất hạ cánh không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác cất hạ cánh độc lập theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). 

Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng.
Chế độ khai thác hai đường cất hạ cánh phụ thuộc vào nhau chỉ cho phép duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng một thời điểm. Do đó, vào những khung giờ cao điểm có nhiều máy bay đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải áp dụng các biện pháp sắp xếp, điều tiết thứ tự của các chuyến bay cất cánh và hạ cánh một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của Việt Nam cũng như ICAO và trên hết là đảm bảo phân cách an toàn giữa các máy bay trên không cũng như dưới mặt đất.

Trải qua nhiều đợt nâng cấp, mở rộng nhưng tính theo diện tích, sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với thời kỳ năm 1975 do sự phát triển đô thị hóa. Với diện tích có hạn và bị bao quanh bởi các khu vực dân cư đông đúc đã khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất khó có thể triển khai thực hiện các hạng mục cải tạo, mở rộng và nâng cấp lớn liên quan đến hạ tầng đường cất hạ cánh để đáp ứng được yêu cầu hoạt động bay ngày càng tăng cao. 

Bên cạnh đó, cấu trúc hiện tại của hệ thống đường lăn, sân đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất phần nào cũng đang khiến cho việc di chuyển, lăn ra/vào của các máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại gặp không ít khó khăn do tính chất bố trí phần lớn các bến đỗ nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn “độc đạo”.

Lấy tình trạng giao thông tại một số thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM để so sánh với sân bay Tân Sơn Nhất, VATM cho rằng hoạt động khai thác tại Tân Sơn Nhất không khác gì với Hà Nội và TP HCM - nơi quy hoạch cơ sở hạ tầng, đường xá đã có phần cũ và lỗi thời, tồn tại nhiều điểm giao cắt đồng mức giữa các làn xe lưu thông dẫn đến việc thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn, dồn ứ xe cộ ngày càng nhiều vào các khung giờ cao điểm dù cho lực lượng chức năng (như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực...) đã áp dụng mọi biện pháp xử lý, phân làn và hướng dẫn giao thông.

Do đó, theo VATM, với năng lực thông qua có giới hạn của hệ thống đường cất hạ cánh được xác định dựa trên cơ sở phân cách tối thiểu giữa các máy bay, tuân thủ theo luật pháp Việt Nam và ICAO, trong điều kiện ngày càng có nhiều máy bay đến hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào cùng một thời điểm, việc kiểm soát viên không lưu phải thực hiện áp dụng các biện pháp trì hoãn, kéo dài thời gian bay của máy bay trên không trong vùng trời tiếp cận sân bay (như bay vòng chờ tại chỗ, bay theo mạch phương thức zic zắc hình chữ U và hình vòng cung...) để có thể sắp xếp, đảm bảo thứ tự tiếp cận, hạ cánh của luồng hoạt động bay đến là hết sức cần thiết và cũng là biện pháp thông dụng nhất trong công tác điều hành bay trên toàn thế giới để giải quyết được tình trạng “cầu vượt cung” như hiện nay.

Bên cạnh đó, vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay cũng thường xuyên bị quá tải và ảnh hưởng bởi hoạt động bay quân sự và điều kiện khí hậu tự nhiên, đặc biệt là vào mùa mưa xuất hiện nhiều mây tích điện nguy hiểm tại các vị trí quan trọng. Các khu vực máy bay quân sự tập luyện cũng chiếm phần lớn không gian quan trọng trong vùng trời dẫn đến việc máy bay hàng không dân dụng thường phải bay tránh, bay vòng để nhường đường.

Để giải quyết tình trạng này, tới đây sân bay quốc tế Long Thành cần được quy hoạch và xây dựng theo mô hình nhà ga hành khách ở giữa với các cặp đường cất hạ cánh song song khai thác độc lập nằm về hai phía, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu hóa năng lực thông qua của sân bay; đồng thời hệ thống đường lăn, sân đỗ cũng được xây dựng và bố trí một cách linh hoạt, không tạo ra các luồng máy bay di chuyển ngược chiều, xung đột nhau, cung cấp nhiều lựa chọn lộ trình lăn cho tổ lái cũng như kiểm soát viên không lưu mặt đất để máy bay di chuyển từ bến đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại.

Phạm Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét