NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ
Ngày kia, một nhà sư phải qua sông. Vị Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò vô cùng xinh đẹp và dễ thương. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái đò thu tiền từng người như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền “gấp đôi.”Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái đò mỉm cười: “Thưa Thầy, vì Thầy đã nhìn em…”
Nhà sư lặng lẽ trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
Nhà sư ngạc nhiên lại hỏi vì sao?
Cô lái đò cười bảo:
“Thưa Thầy, Thầy đã nhìn em dưới nước.”
Nhà sư nín lặng trả tiền “gấp ba” giá bình thường, và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò, nhà sư vội vàng nhắm nghiền mắt lại, đi vào thiền định.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần giá đối với người bình thường. Nhà sư ngạc nhiên, lại hỏi vì sao?
Cô lái đò cười, đáp:
“Thưa Thầy, Thầy không nhìn em, nhưng vẫn nghĩ đến em.”
Lặng lẽ, nhà sư trả tiền gấp năm lần giá bình thường.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi:
“Lần nầy tôi phải trả bao nhiêu?”
Cô lái đò đáp:
“Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.”
Thiền sư quá ngạc nhiên, hỏi:
“Vì sao?”
Cô lái đò cười và đáp:
“Thầy đã nhìn em mà không còn nghĩ gì tới hình ảnh em nữa… Do vậy em xin đưa giúp Thầy qua sông thôi, không lấy tiền...”
Quả thật cái tâm luyến ái bên trong của con người mới là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về nó, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn.
Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu luyện và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâm linh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.
Nhà sư trả tiền cho cô lái đò cũng cho thấy rằng hễ tâm ta còn tạo nghiệp dính mắc thì sẽ có cái giá phải trả cho chính nó. Đó là triết lý sống dành cho tất cả chúng ta.
Cô lái đò là hóa thân của một vị giác ngộ muốn dạy cho chúng ta một bài Pháp. Nhà sư gặp cô lái đò 4 lần:
- Lần 1 bị trả tiền gấp 2 vì nhìn cô gái với tâm phàm (ham muốn).
- Lần 2 bị trả tiền gấp 3 vì không dám nhìn thẳng, nhưng vẫn cố liếc nhìn bóng cô gái dưới nước.
- Lần 3 bị trả tiền gấp 5 vì giả bộ nhắm mắt ngồi thiền nhưng trong đầu vẫn tơ tưởng đến cô gái.
- Lần 4 không phải trả tiền vì mặc dù nhìn thẳng cô gái nhưng tâm không bị dính mắc bởi những ý nghĩ xấu: Nhìn mà như không nhìn vậy!
Trong Đạo Phật, có những câu nghe qua có vẻ nghịch lý nhưng rất thâm thúy như:
- Giúp mà như không giúp, thế mới thật là giúp.
- Nhẫn mà như không nhẫn, thế mới thật là nhẫn.
- Thương mà như không thương, thế mới thật là thương...
Hai đoạn kết ngắn được người đời viết thêm vào phần cuối của câu chuyện trên:
Lời kết số 1 viết thêm như sau:
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần này cô lái đò không những không lấy tiền mà còn xin được đi theo hầu.
Nhà sư hỏi: “Vì sao?”
Cô lái đò đáp:
"Thầy không những nhìn em, mà còn nhìn vào giữa hai chân em, một cách đường đường chính chính, không úp mở, không én lút. Đấy gọi là an nhiên trực diện với cái thực thể uyên nguyên, chứ không giả điếc không nghe, giả mù không thấy, giả ngu không hiểu. Tâm thức này chỉ thấy ở những bậc đại chân tu đã đạt đến cảnh giới thượng thừa. Nên em bội phần khâm phục, muốn được theo thầy học đạo.”
Nhà sư trầm tư một lúc rồi thong thả đáp:
"Quả là ta đã nhìn vào giữa hai chân cô. Ta cứ tưởng tâm mình đã hoàn toàn tĩnh lặng, không ngờ tâm ta lại ba đào nổi sóng. Thế mới biết còn lâu lắm ta mới có thể đạt đến cái cảnh giới thượng thừa mà cô mong đợi. Ta đã phụ lòng cô, thật đáng tiếc!"
Cô lái đò suy nghĩ một lúc rồi ngập ngừng:
"Nhưng em... vẫn muốn... theo thầy.
Nhà sư hỏi: “Vì sao?”
Cô lái đò đáp:
"Trước em tưởng thầy là bậc chân tu nên xin được theo để học đạo. Nay em biết thầy là kẻ chân tình nên xin được theo để nâng khăn sửa túi."
Nhà sư chắp tay:
"Thiện tai! Thiện tai!"
(Thiện tai là một thán từ trong nhà Phật, có nghĩa là Lành thay, Tốt lành thay, là từ mà Đức Phật dùng để khen ngợi đệ tử của mình khi người đệ tử có những việc làm tốt lành.
Thiện tai được người xưa dùng để tỏ ý đồng tình, "Tốt, tốt" người xưa thường nói câu này khi thấy người khác nói điều gì đó có lí, để biểu thị sự đồng tình. Sau này dịch kinh phật thì đã mượn câu này, các tăng nhân sử dụng làm câu cửa miệng kể cả khi thấy thán phục, đồng tình, nhưng cũng có khi bất mãn).
*
Lời kết số 2 viết thêm như sau:
Một thời gian sau, những người thường qua đò không còn thấy cô lái đò nữa mà lại có người đàn ông lái đò… Nhìn kỹ ra thì té ra chính là ông nhà sư ngày nào!
Có người khách cắc cớ hỏi:
“Thế cô lái đò đâu rồi Thầy?”
Nhà Sư (?) trả lời:
“Cô ấy đi lấy chồng dzồi.”
“Mà cổ ấy lấy ai dzậy hà?”
“Thì cổ ấy lấy… tui… Chứ còn lấy ai!”
“Trời đất!”
Cô lái đò cười và đáp:
“Thầy đã nhìn em mà không còn nghĩ gì tới hình ảnh em nữa… Do vậy em xin đưa giúp Thầy qua sông thôi, không lấy tiền...”
Quả thật cái tâm luyến ái bên trong của con người mới là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về nó, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn.
Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu luyện và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâm linh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.
Nhà sư trả tiền cho cô lái đò cũng cho thấy rằng hễ tâm ta còn tạo nghiệp dính mắc thì sẽ có cái giá phải trả cho chính nó. Đó là triết lý sống dành cho tất cả chúng ta.
Lời bàn
Cô lái đò là hóa thân của một vị giác ngộ muốn dạy cho chúng ta một bài Pháp. Nhà sư gặp cô lái đò 4 lần:
- Lần 1 bị trả tiền gấp 2 vì nhìn cô gái với tâm phàm (ham muốn).
- Lần 2 bị trả tiền gấp 3 vì không dám nhìn thẳng, nhưng vẫn cố liếc nhìn bóng cô gái dưới nước.
- Lần 3 bị trả tiền gấp 5 vì giả bộ nhắm mắt ngồi thiền nhưng trong đầu vẫn tơ tưởng đến cô gái.
- Lần 4 không phải trả tiền vì mặc dù nhìn thẳng cô gái nhưng tâm không bị dính mắc bởi những ý nghĩ xấu: Nhìn mà như không nhìn vậy!
Trong Đạo Phật, có những câu nghe qua có vẻ nghịch lý nhưng rất thâm thúy như:
- Giúp mà như không giúp, thế mới thật là giúp.
- Nhẫn mà như không nhẫn, thế mới thật là nhẫn.
- Thương mà như không thương, thế mới thật là thương...
Lời kết
Hai đoạn kết ngắn được người đời viết thêm vào phần cuối của câu chuyện trên:
Lời kết số 1 viết thêm như sau:
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần này cô lái đò không những không lấy tiền mà còn xin được đi theo hầu.
Nhà sư hỏi: “Vì sao?”
Cô lái đò đáp:
"Thầy không những nhìn em, mà còn nhìn vào giữa hai chân em, một cách đường đường chính chính, không úp mở, không én lút. Đấy gọi là an nhiên trực diện với cái thực thể uyên nguyên, chứ không giả điếc không nghe, giả mù không thấy, giả ngu không hiểu. Tâm thức này chỉ thấy ở những bậc đại chân tu đã đạt đến cảnh giới thượng thừa. Nên em bội phần khâm phục, muốn được theo thầy học đạo.”
Nhà sư trầm tư một lúc rồi thong thả đáp:
"Quả là ta đã nhìn vào giữa hai chân cô. Ta cứ tưởng tâm mình đã hoàn toàn tĩnh lặng, không ngờ tâm ta lại ba đào nổi sóng. Thế mới biết còn lâu lắm ta mới có thể đạt đến cái cảnh giới thượng thừa mà cô mong đợi. Ta đã phụ lòng cô, thật đáng tiếc!"
Cô lái đò suy nghĩ một lúc rồi ngập ngừng:
"Nhưng em... vẫn muốn... theo thầy.
Nhà sư hỏi: “Vì sao?”
Cô lái đò đáp:
"Trước em tưởng thầy là bậc chân tu nên xin được theo để học đạo. Nay em biết thầy là kẻ chân tình nên xin được theo để nâng khăn sửa túi."
Nhà sư chắp tay:
"Thiện tai! Thiện tai!"
(Thiện tai là một thán từ trong nhà Phật, có nghĩa là Lành thay, Tốt lành thay, là từ mà Đức Phật dùng để khen ngợi đệ tử của mình khi người đệ tử có những việc làm tốt lành.
Thiện tai được người xưa dùng để tỏ ý đồng tình, "Tốt, tốt" người xưa thường nói câu này khi thấy người khác nói điều gì đó có lí, để biểu thị sự đồng tình. Sau này dịch kinh phật thì đã mượn câu này, các tăng nhân sử dụng làm câu cửa miệng kể cả khi thấy thán phục, đồng tình, nhưng cũng có khi bất mãn).
*
Lời kết số 2 viết thêm như sau:
Một thời gian sau, những người thường qua đò không còn thấy cô lái đò nữa mà lại có người đàn ông lái đò… Nhìn kỹ ra thì té ra chính là ông nhà sư ngày nào!
Có người khách cắc cớ hỏi:
“Thế cô lái đò đâu rồi Thầy?”
Nhà Sư (?) trả lời:
“Cô ấy đi lấy chồng dzồi.”
“Mà cổ ấy lấy ai dzậy hà?”
“Thì cổ ấy lấy… tui… Chứ còn lấy ai!”
“Trời đất!”
Thiện tai,thiện tai= Tại thiên,tại thiên
Trả lờiXóa"Khg phải tại em mà cũng khg phải tại anh
Tại trời xui khiến nên chúng mình..... "