Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Tin nóng Biển Đông 19-8-2019

Hôm nay là ngày 19/8, đúng ngày này 74 năm trước, nhân dân Hà Nội và cả nước sục sôi khí thế cách mạng "cướp chính quyền" sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật... Tuy nhiên, khác với không khí sôi nổi, đường phố tràn ngập cờ hoa của những năm trước, dường như năm nay, cả chính quyền và người dân đều không nhớ hay nhớ nhưng không quan tâm tới sự kiện cướp này. Từ hai năm nay, chính quyền và báo chí cũng không dùng từ "cướp" nữa mà thay bằng từ "giành"... Có lẽ vì đất nước VN thân yêu chưa bao giờ được như bây giờ: Thù trong giặc ngoài ào ào như sôi, trong khi chính quyền yếu đuối bất lực, ngân sách như dòng sông cạn kiệt (lời bà Ngân, Chủ tịch QH); Đảng, Nhà nước và Nhân dân bất đồng sâu sắc... Rất may là dù Đảng và Nhà nước không phải của dân, do dân và vì dân và dù trên mạng đầy những câu chửi Đảng và Nhà nước thậm tệ, nhất là chửi vì đã để giặc Tầu hiện diện khắp nơi xung yếu trên cả nước..., đến mức có bà đại biểu quốc hội phải đăng đàn tuyên bố “không có chuyện dân chửi đảng”.... Nhưng rất may Đảng, Nhà nước và Nhân dân đều cùng mối lo giặc Tàu ở Biển Đông, đều tìm cách hợp tác với nhau để chống giặc.
Tin nóng Biển Đông 19-8-2019
Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ tiếp tục cập nhật diễn biến đối đầu ở Bãi Tư Chính. Trong các tweet ngày 17/8, ông lưu ý một diễn biến quan trọng: Tàu hộ vệ lớp Gepard mang tên Quang Trung của Hải quân Việt Nam đã di chuyển xuống khu vực thềm lục địa Việt Nam ở Nam Biển Đông, nơi đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang quấy phá. Ông Ryan Martinson viết“Chiến hạm Quang Trung đã rời cảng Cam Ranh từ ngày 15/8”.

Ảnh vệ tinh chụp cảng Cam Ranh, trong đó đường màu đỏ là đường di chuyển của tàu hộ vệ Quang Trung. Nguồn: Twitter Ryan Martinson. 
Ông Ryan Martinson cho biết“Đồ họa này cho thấy các mốc hải trình của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (dạng hải trình đường “cắt cỏ” quen thuộc của tàu khảo sát) và tàu chiến Quang Trung, rõ ràng đã tìm cách cản trở hoạt động của nó”.
Đồ họa hải trình của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc và tàu chiến Quang Trung của Việt Nam tính đến ngày 17/8. Hai luồng hải trình đan vào nhau cho thấy tàu Quang Trung nhiều lần cố chặn đầu tàu Hải Dương Địa Chất 8. Nguồn: Twitter Ryan Martinson Theo ảnh vệ tinh do ông Martinson cung cấp, bên cạnh tàu hộ vệ Quang Trung, phía Việt Nam còn triển khai tàu Trường Sa 401012 đến khu vực tranh chấp. 
Ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu của Việt Nam là tàu Quang Trung và Trường Sa 401012 đang ở giữa vòng vây của các tàu Trung Quốc, gồm: Tàu cảnh sát biển 3308, các tàu hải giám 33111, 37111 và 31302 đang bảo vệ tàu Hải Dương Địa Chất 8. Nguồn: Twitter Ryan Martinson

Ông Ryan Martinson bình luận“Nếu điều này là đúng và một tàu khu trục Việt Nam đang làm như vậy, thì nguy cơ xảy ra đụng độ vũ trang [giữa Việt Nam] với Trung Quốc tăng lên đáng kể”.
Lưu ý: Tàu hộ vệ Quang Trung là một trong số các tàu chiến mạnh nhất mà hải quân Việt Nam sở hữu. Việt Nam hiện chỉ có 5 tàu hộ vệ lớp Gepard, phiên bản 3.9 mua từ Nga và HQ-016 Quang Trung là một trong số đó. Về mặt tải trọng thì các tàu Gepard 3.9 này chỉ thua tàu cảnh sát biển 8020 nặng hơn 3.200 tấn, của tuần duyên Mỹ tặng Việt Nam hồi tháng 5/2017. 
Nói cách khác, phía Việt Nam đã đưa ra một trong những “khí tài hạng nặng” của mình để đối đầu với đội tàu Hải Dương Địa Chất 8, đẩy căng thẳng ở khu vực này lên một mức cao mới, thể hiện lập trường “ăn thua đủ” với Trung Quốc.  
Trang Dự Án Đại Sự Ký Biển Đông viết: Cập nhật diễn biến ngày 16-17/8 – những giờ phút theo dõi hồi hộp. Phía Việt Nam đã triển khai một trong các tàu chiến mạnh nhất của mình xuống khu vực Bãi Tư Chính, thì phía Trung Quốc cũng bổ sung thêm tàu. Trong ngày 16/8, “thêm chiếc hải cảnh 46111 đã xuống khu vực, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8”.
Đến ngày 17/8, tàu hải giám 37111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 “bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát nơi Việt Nam đang đóng quân. GS Alexander Vuving đã xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Đến tối cùng ngày, tàu 37111 đã rời bãi Mỹ Hải để quay lại nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

Một phần đội tàu Trung Quốc đang quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó tàu Hải Dương Địa Chất 8 ở giữa đội hình, xung quanh có các tàu hải giám 46111, 37111, 33111 và tàu thương mại Mei Cheng 822. Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn TS Hà Hoàng Hợp về tình hình Bãi Tư chính: ‘Rủi ro đụng độ quân sự cao’ khi đối đầu lần hai? Ông Hợp phân tích, “với tình hình này, hải quân hai nước cần thực hiện đúng CUES (thỏa thuận không ràng buộc nhằm tránh các đụng độ không chủ định.) Nếu không theo CUES, lại để xảy ra đụng độ, thì chắc hẳn sẽ có đụng độ quân sự lớn hơn và tình hình sẽ trở nên vô cùng khó quản trị”.
Không quân Mỹ cam kết duy trì tuần tra Biển Đông, VnExpress đưa tin. Trong chuyến thăm Manila ở Philippines ngày 16/8,  tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tuyên bố: “Tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ không ngừng duy trì sự sẵn sàng và khả năng điều chiến hạm hoặc máy bay tuần tra ở bất cứ khu vực hoặc bất cứ thời điểm nào chúng tôi cần. Đó là cam kết của chúng tôi trong khu vực”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét