Việc Việt Nam vừa hạ đặt giàn khoan tại bãi Tư Chính dưới sự bảo vệ của tàu chiến Việt Nam và sự lượn lờ nhìn ngó của không quân Mỹ cho thấy chính sách “muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh” luôn luôn đúng và có giá trị trong quan hệ Việt-Trung. Câu hỏi lúc này đối với đảng CSVN là “Nếu không có Mỹ thì ta có yên ổn mà hạ đặt giàn khoan được không” và VN có tiếp tục chính sách này không ?
Là nhóm 7 nước có công nghệ tiên tiến trên thế giới gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh, Nhật sẽ họp thường niên tại Pháp sắp tới đây. Hẳn nhiên cuộc chiến Mỹ-Trung sẽ là đề tài quan trọng nhất. Sự quyết định của nhóm này sẽ ảnh hưởng lớn đến bàn cờ thế giới tiếp theo.
Từ sau G20 đến nay chúng ta thấy có nhiều xu hướng chuyển dịch về sách lược của Mỹ. Từ chủ động giảm nhiệt với Trung Quốc đến gia tăng sức ép trở lại và mạnh mẽ hơn. Khối EU do các nước có trong danh sách trên dẫn đầu cũng thế.
Đầu tiên là Ý, từ một quốc gia có sự ủng hộ mạnh với chiến lược BRI của Trung Quốc tại nước này và tại Châu Âu, đến nay Ý đã giãn cách BRI xa hơn, nội các nước này đã có nhiều tiếng nói phản đối hợp tác BRI của Trung Quốc-Ý. Người ta cho rằng việc thủ tướng Ý Giuseppe Conte, người có xu hướng thân Trung Quốc từ chức sẽ làm nước này bất ổn chính trị. Nhưng tôi cho rằng đó là để Ý thay đổi chính sách, trở nên xa Trung hơn.
Về phía Canada, đến nay nước này vẫn nhất quán trong chiến lược ủng hộ Mỹ đánh Trung Quốc dù đôi lúc bất đồng chiến thuật. Trump vừa trao đổi qua điện thoại với thủ tướng Canada về việc hai công dân nước này bị bắt giữ tại Trung Quốc trong vụ công chúa Hoa Vi.
Tôi đánh giá là sau khi Trump gặp trực tiếp Trudeau tại G7 thì Mỹ và Canada sẽ tái khởi động lại việc dẫn độ công chúa Hoa Vi để gây sức ép lên Tập hơn nữa trước khi Tập gặp Trump để đàm phán về Biển Đông và Hong Kong.
Về vấn đề Venezuela thì sự tham gia của Canada lúc này với chính sách mềm dẻo đã tỏ ra có tác dụng hơn chính sách cứng rắn của Mỹ. Hai phe đối lập Maduro và Guaido của nước này đã ngồi với nhau nhiều lần ở bàn đàm phán về thay đổi chính sách quốc gia. Điều cuối cùng chưa thoả hiệp được là Maduro muốn ra ứng cử tiếp tục còn Mỹ muốn ông này phải chấm dứt việc cầm nắm quyền lực sau bầu cử tiếp theo.
Về phía Đức và Pháp thì trọng tâm của các nước này hiện nay là vấn đề Iran. Hai nước này muốn có cách tiếp cận ôn hoà hơn Mỹ trong chính sách với Iran để tháo ngòi chiến tranh. Trong động thái vừa hợp tác vừa đấu tranh với Nga để lôi kéo Nga trở lại EU và xa Trung Quốc, Đức và Pháp đã lắng nghe Nga nhiều hơn là nghe Mỹ. Chính vì vậy mà Đức chưa quyết định tăng cường tàu chiến đến gần Iran khi Mỹ đề nghị. Thủ tướng Đức Merkel gặp Trump tới đây là để giải quyết vấn đề này.
Trump và thủ tướng Pháp cũng có những bất đồng trong vấn đề Iran tương tự như Đức. Thành ra vấn đề Iran hiện nay chia làm hai phái. Phái chủ chiến và vây ép đến cùng gồm Mỹ, Úc, Anh. Phái vừa đàm vừa bao vây vừa tương nhượng một chút gồm Pháp, Đức và Nga. Cuộc gặp Trump và Macron tới đây nếu giải quyết sự khác biệt này thì vấn đề Iran sẽ có diễn biến mới hơn.
Putin có được mời trở lại vào G7 năm sau hay không sẽ nằm ở vấn đề Iran. Putin cũng đã tỏ ra mềm dịu hơn sau G20 khi thấy EU và Mỹ vẫn đồng hành chiến lược. Nga dĩ nhiên e ngại EU khi khối này đã quyết tâm hơn trong việc chống Trung Quốc. Việc Nga phản ứng mềm mỏng với Ucraina sau khi bị nước này bắt giữ ba tàu dầu càng cho thấy thiện chí muốn gần EU- xa Trung hơn của Nga. Chưa kể việc đảng CSTQ giật dây đảng CS Nga biểu tình càng làm Putin có cái để sợ Tập hơn.
Về phía Anh thì vấn đề Brexit của nước này đã là điều không thể thay đổi. Vấn đề còn lại là Mỹ-Anh sẽ nghị trình về góc độ kinh tế cho Anh trong tiến trình này thế nào. Nếu Trump đưa ra được một hướng đi cho Anh trong vấn đề kinh tế tại G7, thì sau G7 Anh sẽ mạnh tay cùng Mỹ hơn trong vấn đề Hong Kong. Mỹ đang rất cần Anh đứng ra áp mạnh cái vòng kim cô Basic Law của Hong Kong vào trên đầu của Tập và đảng CSTQ để Trump có ưu thế lớn hơn khi đón Tập.
Trong G7 thì vai trò của Nhật phải đóng là khu vực châu Á. Có vẻ Abe đã làm tốt vai của mình trước khi gặp lại Trump tại G7 tới đây. Các nước quan trọng trong khu vực như Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ đã trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc. Thậm chí Ấn Độ đã bỏ ngỏ khả năng sẽ phát động tấn công hạt nhân trước với Pakistan khi nước này nghe lời Trung Quốc đã quậy phá Ấn Độ mạnh tay hơn.
Điểm qua các điểm nóng thế giới mà phe tư bản đang xử lý và cách tiếp cận cùng với phân chia ảnh hưởng của Mỹ trong việc kêu gọi phe tư bản đoàn kết chống Trung thì ta thấy từ G20 lần trước đến G7 lần này đã đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Lời phát biểu mới đây của Trump “tôi được lựa chọn để đánh Trung Quốc” sẽ càng có cơ sở hơn nếu G7 lôi kéo được Nga trở lại vào G7 năm sau. Nghị trình quan trọng nhất của G7 sẽ là vấn đề này.
Việt Nam đã hưởng lợi từ sau G20 khi Mỹ và EU đã đến Biển Đông nhanh hơn, mạnh hơn và dứt khoát hơn. Như vậy sau G7 cần chuẩn bị cho các động thái hiếu chiến của Trung Quốc sẽ càng gia tăng khi phe tư bản càng tỏ ra đoàn kết và lôi kéo được Nga.
Việc Việt Nam hạ đặt giàn khoan mới đây gần bãi Tư Chính trong sự bảo vệ của tàu chiến Việt Nam và sự nhìn ngó của không quân Mỹ cho thấy chính sách “muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh” là luôn luôn đúng và có giá trị trong quan hệ Việt-Trung lúc này.
Câu hỏi lúc này đảng CSVN cần hỏi nhau là “Nếu không có Mỹ thì ta có yên ổn mà hạ đặt giàn khoan được không”.
H.M
G7
Putin có được mời trở lại vào G7 năm sau hay không sẽ nằm ở vấn đề Iran. Putin cũng đã tỏ ra mềm dịu hơn sau G20 khi thấy EU và Mỹ vẫn đồng hành chiến lược. Nga dĩ nhiên e ngại EU khi khối này đã quyết tâm hơn trong việc chống Trung Quốc. Việc Nga phản ứng mềm mỏng với Ucraina sau khi bị nước này bắt giữ ba tàu dầu càng cho thấy thiện chí muốn gần EU- xa Trung hơn của Nga. Chưa kể việc đảng CSTQ giật dây đảng CS Nga biểu tình càng làm Putin có cái để sợ Tập hơn.Từ sau G20 đến nay chúng ta thấy có nhiều xu hướng chuyển dịch về sách lược của Mỹ. Từ chủ động giảm nhiệt với Trung Quốc đến gia tăng sức ép trở lại và mạnh mẽ hơn. Khối EU do các nước có trong danh sách trên dẫn đầu cũng thế.
Đầu tiên là Ý, từ một quốc gia có sự ủng hộ mạnh với chiến lược BRI của Trung Quốc tại nước này và tại Châu Âu, đến nay Ý đã giãn cách BRI xa hơn, nội các nước này đã có nhiều tiếng nói phản đối hợp tác BRI của Trung Quốc-Ý. Người ta cho rằng việc thủ tướng Ý Giuseppe Conte, người có xu hướng thân Trung Quốc từ chức sẽ làm nước này bất ổn chính trị. Nhưng tôi cho rằng đó là để Ý thay đổi chính sách, trở nên xa Trung hơn.
Về phía Canada, đến nay nước này vẫn nhất quán trong chiến lược ủng hộ Mỹ đánh Trung Quốc dù đôi lúc bất đồng chiến thuật. Trump vừa trao đổi qua điện thoại với thủ tướng Canada về việc hai công dân nước này bị bắt giữ tại Trung Quốc trong vụ công chúa Hoa Vi.
Tôi đánh giá là sau khi Trump gặp trực tiếp Trudeau tại G7 thì Mỹ và Canada sẽ tái khởi động lại việc dẫn độ công chúa Hoa Vi để gây sức ép lên Tập hơn nữa trước khi Tập gặp Trump để đàm phán về Biển Đông và Hong Kong.
Về vấn đề Venezuela thì sự tham gia của Canada lúc này với chính sách mềm dẻo đã tỏ ra có tác dụng hơn chính sách cứng rắn của Mỹ. Hai phe đối lập Maduro và Guaido của nước này đã ngồi với nhau nhiều lần ở bàn đàm phán về thay đổi chính sách quốc gia. Điều cuối cùng chưa thoả hiệp được là Maduro muốn ra ứng cử tiếp tục còn Mỹ muốn ông này phải chấm dứt việc cầm nắm quyền lực sau bầu cử tiếp theo.
Về phía Đức và Pháp thì trọng tâm của các nước này hiện nay là vấn đề Iran. Hai nước này muốn có cách tiếp cận ôn hoà hơn Mỹ trong chính sách với Iran để tháo ngòi chiến tranh. Trong động thái vừa hợp tác vừa đấu tranh với Nga để lôi kéo Nga trở lại EU và xa Trung Quốc, Đức và Pháp đã lắng nghe Nga nhiều hơn là nghe Mỹ. Chính vì vậy mà Đức chưa quyết định tăng cường tàu chiến đến gần Iran khi Mỹ đề nghị. Thủ tướng Đức Merkel gặp Trump tới đây là để giải quyết vấn đề này.
Trump và thủ tướng Pháp cũng có những bất đồng trong vấn đề Iran tương tự như Đức. Thành ra vấn đề Iran hiện nay chia làm hai phái. Phái chủ chiến và vây ép đến cùng gồm Mỹ, Úc, Anh. Phái vừa đàm vừa bao vây vừa tương nhượng một chút gồm Pháp, Đức và Nga. Cuộc gặp Trump và Macron tới đây nếu giải quyết sự khác biệt này thì vấn đề Iran sẽ có diễn biến mới hơn.
Putin có được mời trở lại vào G7 năm sau hay không sẽ nằm ở vấn đề Iran. Putin cũng đã tỏ ra mềm dịu hơn sau G20 khi thấy EU và Mỹ vẫn đồng hành chiến lược. Nga dĩ nhiên e ngại EU khi khối này đã quyết tâm hơn trong việc chống Trung Quốc. Việc Nga phản ứng mềm mỏng với Ucraina sau khi bị nước này bắt giữ ba tàu dầu càng cho thấy thiện chí muốn gần EU- xa Trung hơn của Nga. Chưa kể việc đảng CSTQ giật dây đảng CS Nga biểu tình càng làm Putin có cái để sợ Tập hơn.
Về phía Anh thì vấn đề Brexit của nước này đã là điều không thể thay đổi. Vấn đề còn lại là Mỹ-Anh sẽ nghị trình về góc độ kinh tế cho Anh trong tiến trình này thế nào. Nếu Trump đưa ra được một hướng đi cho Anh trong vấn đề kinh tế tại G7, thì sau G7 Anh sẽ mạnh tay cùng Mỹ hơn trong vấn đề Hong Kong. Mỹ đang rất cần Anh đứng ra áp mạnh cái vòng kim cô Basic Law của Hong Kong vào trên đầu của Tập và đảng CSTQ để Trump có ưu thế lớn hơn khi đón Tập.
Trong G7 thì vai trò của Nhật phải đóng là khu vực châu Á. Có vẻ Abe đã làm tốt vai của mình trước khi gặp lại Trump tại G7 tới đây. Các nước quan trọng trong khu vực như Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ đã trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc. Thậm chí Ấn Độ đã bỏ ngỏ khả năng sẽ phát động tấn công hạt nhân trước với Pakistan khi nước này nghe lời Trung Quốc đã quậy phá Ấn Độ mạnh tay hơn.
Điểm qua các điểm nóng thế giới mà phe tư bản đang xử lý và cách tiếp cận cùng với phân chia ảnh hưởng của Mỹ trong việc kêu gọi phe tư bản đoàn kết chống Trung thì ta thấy từ G20 lần trước đến G7 lần này đã đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Lời phát biểu mới đây của Trump “tôi được lựa chọn để đánh Trung Quốc” sẽ càng có cơ sở hơn nếu G7 lôi kéo được Nga trở lại vào G7 năm sau. Nghị trình quan trọng nhất của G7 sẽ là vấn đề này.
Việt Nam đã hưởng lợi từ sau G20 khi Mỹ và EU đã đến Biển Đông nhanh hơn, mạnh hơn và dứt khoát hơn. Như vậy sau G7 cần chuẩn bị cho các động thái hiếu chiến của Trung Quốc sẽ càng gia tăng khi phe tư bản càng tỏ ra đoàn kết và lôi kéo được Nga.
Việc Việt Nam hạ đặt giàn khoan mới đây gần bãi Tư Chính trong sự bảo vệ của tàu chiến Việt Nam và sự nhìn ngó của không quân Mỹ cho thấy chính sách “muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh” là luôn luôn đúng và có giá trị trong quan hệ Việt-Trung lúc này.
Câu hỏi lúc này đảng CSVN cần hỏi nhau là “Nếu không có Mỹ thì ta có yên ổn mà hạ đặt giàn khoan được không”.
H.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét