Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Công dụng của chiếc Ống Khói

Công dụng của chiếc Ống Khói
Truyên Ngắn - Minh Văn
Mấy bữa nay, sáng nào Việt cũng ngồi yên lặng trên chiếc ghế bành đặt cạnh cửa sổ để mà ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài một lúc. Đôi mắt đen buồn rầu, như thể đang lơ đãng đếm từng giọt thời gian chầm chậm qua đây.

Hình minh họa
Trên khuôn mặt đen sạm và khắc khổ ấy, hiện lên một vẻ cam chịu thường trực, cũng có thể là sự khuất phục trước số phận nghiệt ngã đang không ngừng đeo bám lấy anh. Qua ô cửa sổ, cái khung cảnh quen thuộc ấy lại hiện lên như một bức tranh thiên nhiên sống động. Vẫn là những ngôi nhà đối diện với cái ống khói cao vút phía trên mái, thấp thoáng sau đám cây sồi cao to lực lưỡng. Con đường nhựa phía trước chạy ngoằn ngoèo như một nét vẽ, mà chính anh cũng chẳng thể nào biết được là chúng sẽ dẫn đến những nơi đâu. Hình ảnh khiến anh cảm thấy ấn tượng và gợi nhớ quê nhà nhất, ấy là những hàng rào bằng gỗ chỉ cao ngang tầm thắt lưng, được người ta dựng lên để ngăn cách các khu vườn với nhau. Dường như sự khác biệt giữa các quốc gia chỉ hiện diện ở những thành phố lớn, còn khung cảnh thôn quê thì nơi đâu cũng vậy, thơ mộng và yên bình. Vùng này cư dân thưa thớt, thường thì những ngôi nhà cách xa nhau cả một bãi cỏ rộng thênh thang, vì vậy mà ít có sự qua lại giữa hàng xóm láng giếng với nhau lắm. Thời tiết lạnh khiến cho vũng nước trước nhà bị đóng băng, lúc này như một tấm gương phản chiếu lấp lánh những tia nắng mặt trời hiếm hoi màu vàng nhạt. Bầu trời mùa đông u ám, cảnh vật chìm trong màn sương trắng xóa, bồng bềnh như đang trôi trong mây.

Phụ nữ ngóng chồng trong những ngày giáp Tết

Ở các nước XHCN hay những nước rất nghèo mới có chuyện vợ chồng sống xa nhau như thế này. Xem ảnh phụ nữ Trung Quốc ngóng chồng, nghĩ về phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Trung Quốc ngóng chồng trong những ngày giáp Tết
Hàng triệu phụ nữ ở các vùng nông thôn Trung Quốc đang đếm từng ngày khi Tết cổ truyền tới gần, bởi đó là dịp chồng của họ sẽ trở về nhà. 
Yuan Fang, một phụ nữ 37 tuổi, lái xe ba bánh để chở đậu tương ở vùng ngoại ô thành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy. Cô làm ruộng và nuôi hai con ở nhà trong khi chồng cô làm việc tại thành phố Thượng Hải. "Lần trở về mới nhất của chồng tôi diễn ra vào tháng 8 năm ngoái. Chẳng ai có thể hiểu tôi mong chồng tôi về đến mức nào", cô thổ lộ.

Hu Meijuan, một phụ nữ 29 tuổi tại thành phố Trường Phong, tỉnh An Huy, sống cùng con trai 7 tuổi. Chồng của cô làm việc tại tỉnh Vân Nam. Anh mới về nhà vào tháng 8 năm ngoái, khi con trai phải phẫu thuật.

Wang Zhijing, một phụ nữ 28 tuổi, sống cùng hai con tại thành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy. Công việc hàng ngày của cô là nấu bữa, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, đưa con gái tới nhà trẻ rồi đón về, chăm sóc đứa con trai hai tuổi. Chồng cô tới thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông để làm việc từ 4 năm trước.

Lo? Ai cho mà lo? Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực...

Buồn khi đọc đoạn này: "có những phóng sự mà Phuong Nguyen – một facebooker – xác định là “kinh dị” (9): Việt Nam có 3.000 cây số bờ biển nhưng thiếu cá. Vào lúc này, có hàng ngàn tàu đánh cá thả neo tại bờ vì ngư trường thu hẹp, ngư dân thi nhau đánh bắt ven bờ nên hải sản cận duyên cạn kiệt (10). Rõ ràng giữa những vụ rượt đuổi, bắt giữ, đánh đập, bắn chết, húc chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây, rồi “vật thể lạ” từng lấy mạng ba ngư dân hồi hạ tuần tháng 5, trái ngư lôi vừa vớt được gần bờ hồi đầu tuần này, với hải sản cận duyên cạn kiệt, ngư dân bế tắc về sinh kế có quan hệ nhân – quả." Cho dù quan hệ nhân – quả ấy hết sức đáng ngại nhưng âu lo chỉ là tâm trạng phổ biến của những người đã trưởng thành, phần lớn giới trẻ Việt Nam vẫn hết sức thờ ơ... trong khi hiểm họa lệ thuộc Trung Quốc đang được thực tế chứng minh là đúng! Đúng đến não lòng! Có lẽ vì họ sợ lời hăm dọa: "Chờ vài ngày nữa đến 1/1/2019 khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì vào… “trại” mà xuyên tạc nhé".
Lo? Ai cho mà lo?
Sự kiện ngư dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vớt được một trái ngư lôi cách bờ biển Việt Nam chỉ chừng bảy cây số (bốn hải lý) đã thổi âu lo cho tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc bùng lên trên mạng xã hội. Sau vài ngày gọi chung chung là… vật thể lạ, cuối cùng, giới hữu trách tại Việt Nam miễn cưỡng xác định đó là ngư lôi dùng trong tập luyện của… hải quân nước ngoài và trái ngư lôi đã được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Không phải tự nhiên dân chúng Việt Nam chú ý, tỏ ra âu lo khi một trái ngư lôi trôi giạt trên biển rồi tấp vào lưới của ngư dân Việt Nam.

Hoang Le Giang – một thân hữu của Phuong Nguyen đùa 
mà như than: Có đá banh, thi hoa hậu để coi là vui rồi!
Trái ngư lôi ấy khiến người ta nhớ tới sự kiện, một trong những chiếc thuyền thúng của tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96399, do ông Nguyễn Chín, ngụ tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng, từng nổ tung hồi hạ tuần tháng 5, sau khi vớt nhầm “vật thể lạ”, khiến ba ngư dân uổng mạng (1). Nhiều facebooker như Tran Tien Dung lưu ý đến khoảng cách vớt được trái ngư lôi với bờ (7,5 cây số) và với căn cứ hải quân Cam Ranh (chừng 100 cây số) để nhấn mạnh nỗi lo về an ninh duyên hải, an toàn bờ biển (2).

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?
Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa. Vụ bắt giữ bà Mạnh chưa từng có tiền lệ thậm chí còn khiêu khích hơn vì nó dựa trên các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, nghĩa là tuyên bố của Hoa Kỳ rằng họ có thể ra lệnh cho các nước khác ngừng giao dịch với các bên thứ ba như Cuba hoặc Iran. Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không tha thứ cho Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác nếu họ ra lệnh cho các công ty Mỹ được hoặc không được giao thương với ai đó. Chính quyền Trump, chứ không phải Huawei hay Trung Quốc, ngày nay mới là mối đe dọa lớn nhất đối với pháp quyền quốc tế, và do đó đối với hòa bình toàn cầu.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ. Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác.

Những cô giáo Việt Nam dạy học ở Lào

Ngành giáo dục ở VN hết bê bối này tới bê bối khác, không thấy báo chí đưa được tin tốt lành gì. Đành nhìn sang những cô giáo Việt Nam dạy học ở Lào để hy vọng vậy. Đất tốt thì hạt giống nảy mầm và phát triển tốt.
Những cô giáo Việt Nam dạy học ở Lào
22/12/2018 - Vượt qua những tháng ngày bỡ ngỡ vì không biết tiếng, không hiểu văn hóa, sau 2-3 năm các cô giáo Việt Nam đều quyến luyến với học sinh Lào. Sau một năm dạy hợp đồng ở quê nhà Vĩnh Linh (Quảng Trị), hè năm 2016, thấy Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị thông báo tuyển giáo viên tình nguyện dạy học tại Lào, cô Trần Thị Thanh Huyền đăng ký tham gia. "Lúc em nói đi dạy ở Lào, ba mẹ khóc rất nhiều, lo lắng cho con", cô giáo 25 tuổi kể.

Sau nhiều năm có sự giảng dạy của giáo viên Việt Nam, học sinh 
Việt kiều mạnh dạn hơn trong giao tiếp tiếng Việt. Ảnh: Hoàng Táo. 
Từ TP Đông Hà (Quảng Trị), vượt quãng đường 300 km với khoảng 7 tiếng đi ôtô và làm thủ tục, cô Huyền đã đến thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet - nơi cô dạy học ba năm theo hợp đồng với Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet. Cô giáo được phân công dạy âm nhạc tại trường Tiểu học Thống Nhất và trường THCS Hữu nghị Lào - Việt. "Ban đầu em rất bỡ ngỡ về cách giao tiếp, văn hóa, cả cách tham gia giao thông ở Lào, lại nhớ nhà nữa. Nhưng em không dám về, sợ về rồi không qua lại nên phải sáu tháng sau mới về thăm nhà", cô Huyền kể.

LS Võ An Đôn: Từ luật sư giỏi đến đi chăn bò

Đọc chuyện về những người bị rút phép thông công hiện nay (bị chính quyền ngăn chặn, triệt hạ các con đường kiếm sống và cách ly ra khỏi xã hội), mình nhớ đến các nhà văn Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán... của phong trào "nhân văn giai phẩm" (1955-1958) và cả luật sư Nguyễn Mạnh Tường nổi tiếng. Phần lớn các văn nghệ sĩ tham gia phong trào phải tham gia học chỉnh huấn hoặc vào tù. Có những câu mình đọc được năm 1975 và nhớ mãi, như: "Các nhà thơ (văn nghệ sĩ) vừa đẩy xe bò, vừa làm thơ (viết văn) chửi chế độ". LS Võ Văn Đôn là còn may vì còn có đất trồng cây, còn có bò để nuôi, chứ nhiều người khác thì đến "Quyền được rên" cũng mất. Hoặc như Cù Huy Hà Vũ vì nhiều chuyện, trong đó có chuyện dám kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nên đã bị cầm tù, rồi bị trục xuất lưu vong sang Mỹ, không biết đến bao giờ mới có thể trở lại quê hương để thắp nén hương cho ông bà, bố mẹ. Các bạn nên đọc chuyện Quyền được rên, một kiệt tác, trong đó có những đoạn rơi nước mắt. Mình thích đoạn cuối: - "Ông!... Ông viết cái gì thế này? Sao lại bắt đầu bằng ngày ông bị đi tù, hở giời! - Tôi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đời mình ấy mà. - Ông dừng ngay, dừng ngay không được viết nữa! Tôi lạy ông, xin ông đấy. Bới lại những cái đó làm gì. Phế thải hạt nhân đã chôn rồi thì không được bới, nguy hiểm lắm, ông a...à…ạ!... - Bà yên tâm. Bây giờ đổi mới rồi. Con người đối xử với nhau nhân văn hơn trước nhiều rồi. Mà bà còn lạ gì tôi, nào có biết hận thù, căm uất ai đâu mà bà phải lo, phải sợ. Họ đánh mình đau quá thì mình rên. Rên cho nó đỡ đau, bà ạ! Con người ai chẳng có quyền được Rên. - Sắp xuống lỗ rồi mà ông còn thơ ngây thế? Ông tưởng Rên là tội nhẹ lắm ư? Các ông ngày xưa ngợi ca – hát ông ổng còn bị kẻ độc miệng cho mang vạ. Giờ lại đòi Rên. Quyền được Rên! Ơ hơ…quyền được Rên! Ngớ ngẩn, ngớ ngẩn hết chỗ nói…".
LS Võ An Đôn: Từ luật sư đến nông dân
Ben Ngô - "Cuối cùng, Luật sư Đôn vẫn phải trở thành "luật sư không cần thẻ" và vẫn dấn thân vào những gian nguy khi đứng ra bảo vệ cho những số phận nghiệt ngã với tư cách đại diện cho những phận đời ấy trước tòa." Luật sư Võ An Đôn: "Sau khi bị tước thẻ, tôi vẫn cố gắng tư vấn pháp luật cho người dân trong một số vụ án dân sự." "Ngoài ra, tôi mưu sinh bằng việc làm nông, làm vườn, chăn nuôi để nuôi vợ và ba con từ 2 đến 7 tuổi." "Nói chung là giống như bất kỳ người dân nông thôn nào khác ở Việt Nam." "Ba đứa con của anh Đôn còn thơ ấu, vợ tảo tần nuôi con chỉ với vai trò người nội trợ trong nhà, cha Đôn thì già lắm rồi, sống thoi thóp trong những năm tháng cuối đời nhờ vào sự chăm sóc của Đôn và đứa con dâu, chỉ có mỗi mình anh là người lo kế sinh nhai kiếm tiền nuôi cả gia đình năm miệng ăn một cách chật vật mà không dám rời bỏ gia đình, không thể rời bỏ làng quê để bước ra biển lớn là những phiên tòa ở xa xôi."
Cắt cỏ cho bò ăn là công việc khá khác lạ cho một luật sư

Luật sư Võ An Đôn: 'Người ta sống được thì mình sống được'
Luật sư Võ An Đôn trao đổi với BBC về chuyện tại sao ông khởi kiện bộ trưởng Tư pháp và việc mưu sinh nuôi vợ cùng ba con sau một năm kể từ ngày bị tước thẻ hành nghề. Hôm 4/12, Luật sư Võ An Đôn thông báo ông đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.

Hà Lan: đất nước xe đạp nhiều hơn người

Tôi có một thời gian dài sống ở Thụy Sĩ, nơi người dân, nhất là giới trẻ, cũng rất thích đi xe đạp. Chính phủ Hà Lan có chính sách rất hay: thưởng cho những người đạp xe đi làm bằng khoản tín dụng thuế 0,22 USD/km. Bây giờ sống ở Hà Nội, mỗi buổi đi bộ thể dục, tôi thường len lỏi, đi xuyên qua các ngõ ngách để thăm thú vẻ đẹp của các chùa chiền, nhà thờ họ, ao vườn và sinh hoạt của xóm cổ... Tôi thấy ngõ hẻm ở HN rất nhiều, nhưng rất chật hẹp và sâu, đi bộ mang vác thực phẩm hay đồ đạc sẽ rất vất vả; do đó phát triển ô tô công cộng rất cần thiết nhưng không đủ. Theo tôi, thích hợp nhất là phát triển xe đạp, vừa dễ dàng vận chuyển hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vừa chống ô nhiễm môi trường. Cần kiên quyết loại bỏ xe máy.
Ngạc nhiên với một đất nước xe đạp nhiều hơn người
22/12/2018 TTO - Với 17 triệu dân và 23 triệu chiếc xe đạp, Hà Lan là đất nước hiếm hoi có số lượng xe đạp nhiều hơn người. Chính phủ mong muốn sẽ tăng số tuyến đường cao tốc dùng cho xe đạp cũng như khuyến khích nhiều người dân sử dụng xe đạp đi làm. Đài CNN ngày 21-12 cho biết Chính phủ Hà Lan gần đây công bố sẽ đầu tư 390 triệu USD vào cơ sở hạ tầng xe đạp để khuyến khích 200.000 người đi làm bằng xe đạp trong 3 năm tới. Nhằm khuyến khích người dân giảm dùng xe hơi, Chính phủ Hà Lan cũng chi tiền cho kế hoạch lý tưởng này. Theo đó, Hà Lan hiện có chính sách thưởng cho những người đạp xe đi làm bằng khoản tín dụng thuế 0,22 USD/km. Các công ty và nhân viên của công ty đó sẽ là người xác nhận khoảng cách mà một nhân viên đã đạp xe để đi làm.

Xe đạp sẽ là một phương tiện thân thiện môi trường
 giúp giảm tình trạng ô nhiễm hiện nay - Ảnh: GETTY
Theo Bộ Quản lý nước và hạ tầng Hà Lan, 15 tuyến đường sẽ được phát triển thành "đường cao tốc xe đạp" (đường chỉ dành cho xe đạp), 25.000 bãi đậu xe đạp sẽ được dựng lên, và hơn 60 cơ sở chứa xe đạp sẽ được nâng cấp để thực hiện mục tiêu trên. "Khao khát của tôi là đảm bảo mọi người có thể đi học và làm việc dễ dàng, cũng như thuận tiện khi muốn thăm gia đình và bạn bè", bà Stientje van Veldhoven, người đứng đầu bộ trên, cho biết.

Sách dở tràn lan, bộ trưởng khóc vì được tặng 3 tấn sách

Đọc câu này thấy xót xa: "các rạp chiếu bóng ở Hà Nội trở thành showroom, phòng trà. Tất cả bãi chiếu bóng thành nơi xây nhà để bán. Hà Tây trước khi sáp nhập về Hà Nội đã bán sạch sẽ các trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng". Không hiểu ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chuyện bán sạch sẽ tài sản quốc gia này ? Câu này hay: "Tiết kiệm đầu tư cho văn hóa sẽ phải lãng phí rất lớn để xây các nhà tù".
Sách dở tràn lan, bộ trưởng 5 năm được tặng… 3 tấn sách
19/12/2018 TTO - Hàng nghìn câu lạc bộ thơ nhưng không có thơ hay, hàng vạn đầu sách mỗi năm nhưng 70% là “sách vô bổ”, điện ảnh lai căng, sân khấu như người ốm phải hồi sức cấp cứu, còn bộ trưởng Lê Doãn Hợp “phát khóc” vì 5 năm được tặng... 3 tấn sách. Trong 5 năm làm bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông, ông đã được tặng "phải tới 3 tấn sách", trong đó rất ít sách tốt, khiến ông dở khóc dở cười tìm cách xử lý sách tặng. Đó là bức tranh u ám của văn học, nghệ thuật nước nhà sau hơn 20 năm xã hội hóa mà các nghệ sĩ, nhà quản lý "vẽ" ra tại hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay, diễn ra ngày 19-12 ở Hà Nội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tin rằng văn hóa 
về 
lâu dài "sẽ làm ra tiền" - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Hội thảo do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức, với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

H'Hen Niê chưa thôi khiến quốc tế trầm trồ

H'Hen Niê chưa thôi khiến quốc tế trầm trồ
Một tờ báo quốc tế bình luận rằng "H'Hen Niê đã phá vỡ định kiến rằng các cuộc thi nhan sắc là nơi tập hợp các cô gái đố kỵ, nhỏ nhen...". Truyền thông quốc tế nói H'Hen Niê làm thay đổi định nghĩa về hoa hậu tại Việt Nam. Nhiều báo quốc tế hôm 20/12 đồng loạt đưa tin về việc H'Hen Niê đã dành trọn 10.000 đô la tiền thưởng từ cuộc thi Miss Universe vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Trang Business Insider thì nói mặc dù là một hoa hậu nhưng H'Hen Niê không ngần ngại cho mọi người thấy cuộc sống của cô không hề "hào nhoáng". Trang này đăng hình ảnh cắt từ các videos quay cảnh H'Hen Niê về thăm lại buôn làng của cô ở Việt Nam trong trang phục giản gị. Cô giúp người dân đẩy xe qua con đường lầy lội và ngồi trên sàn nhà ăn đồ mẹ nấu.
Hoa hậu H'Hen Niê đã trở về Việt Nam sau khi lọt vào Top 5 tại cuộc thi Miss Universe 2018 và bắt tay vào các hoạt động thiện nguyện, nhưng người hâm mộ quốc tế dường như chưa ngớt trầm trồ về cô.Trang ABS-CBN News nói câu truyện của H'Hen Niê đã chiếm được trọn tình cảm của fan Miss Universe. "Câu chuyện của cô ấy đáng chú ý không chỉ bởi cô là người Việt Nam duy nhất đi xa đến thế [trong một cuộc thi nhan sắc quốc tế], mà còn bởi cô ấy là đại diện đầu tiên của Việt Nam thuộc nhóm dân tộc thiểu số," bài báo trên trang này viết.

Đường chạy vòng quanh, một vòng... lý thuyết

Đường chạy vòng quanh, một vòng... lý thuyết
20/12/2018 Không khó để nhận thấy hoạt động phê bình văn học nghệ thuật hiện nay luôn ăm ắp các tri thức lý thuyết, chủ yếu, đến từ phương Tây. Một bài phê bình, dẫu ngắn hay dài, dẫu về vấn đề phức tạp hay giản đơn, dẫu chỉ giới thiệu tác giả tác phẩm, sẽ được coi là có “thẩm quyền” nếu người viết trưng ra một hoặc vài câu chữ gọi tên lí thuyết nào đó. Cảnh tượng sáng phân tâm học chiều hậu hiện đại, xen giữa những pha nữ quyền và diễn ngôn, cũng không quên thòng vào liên văn bản và sinh thái…, đã diễn ra ngày càng xôm trò trong phê bình văn chương trên báo chí, phạm vi mà nhiều người vẫn cho rằng rất “ít đất” để thể hiện chuyên môn nghiên cứu sâu.
Mặc cảm đi sau
Vẻ đẹp lí thuyết phê bình, trước hết, nằm ở bản chất cách mạng của nó. Nhờ tri thức nó đem lại, người viết phê bình không chỉ có thể mở mang tầm hiểu biết, thay đổi quan điểm và cách thức tiếp cận mà đáng kể hơn, nó còn đẩy anh ta vào sức hút của cái mới, của những điều chưa được khám phá hoặc đang bị hiểu sai, hiểu chưa đến nơi đến chốn. Tuy thế ở Việt Nam, trước đây và ngay cả bây giờ, không ít nhà phê bình vẫn dị ứng hoặc chẳng mấy khi vận đến lí thuyết. 

"Đạo quân TQ thầm lặng": cỗ máy tàn phá thế giới

"Đạo quân TQ thầm lặng"
Đọc "Đạo quân TQ thầm lặng" để thấy rõ thêm về chế độ độc tài của nhà nước TQ tìm mọi cách đầu tư vào các nước chậm phát triển để mang về lợi nhuận khổng lồ phục vụ cho lợi ích của họ. Chỉ có một nhóm người cầm quyền của các nước đó (cũng như TQ) được hưởng lợi mà thôi !  Theo đánh giá của các nhà điểm sách, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về cỗ máy tàn phá khủng khiếp là tập đoàn Trung Quốc- “China Inc”. Công cuộc khai thác mỏ của các ông chủ người Trung Quốc tại khu vực Cachin của Myanmar đã làm bùng nổ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và AIDS. Trong cuốn sách, một người dân bản địa đã mô tả vùng đất Cachin là một nơi dã man như thời trung cổ, đó là vùng đất tàn bạo và tuyệt vọng, tràn lan ma túy, AIDS, bệnh tật, là chỗ trú khốn cùng, là đày ải không cùng và đau khổ triền miên.
"Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì?
Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là “thắt chặt tài chính”, trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ."

Đọc Carmen, nhớ cô nàng di-gan phóng túng ở Paris

Đọc bài Carmen, cô nàng di-gan phóng túng, mình nghĩ Carmen là người có thật chứ không phải chỉ trong nghệ thuật. Mình nhớ tới cô bạn người Pháp Dominique ở Paris, cũng rất đáng yêu, nóng bỏng, cuồng nhiệt, phóng túng và cũng có thể thoắt tỏ ra hờ hững, lạnh lùng y như cô nàng di-gan Carmen trong bài. Mình ngờ rằng cô Dominique bạn mình cũng là dân di-gan. Năm 1989 khi lần đầu tiên đến Paris để học dài hạn, khi mình đang ngờ ngệch đọc các thông tin quảng cáo cho thuê nhà ở Espace Info Jeunes thì cô nàng chủ động đến làm quen; nghe kể mình đang tạm ở khách sạn tốn kém, lập tức mời về nhà ở cùng và hứa sẽ giúp tìm nhà giá rẻ. Ở với cô nàng mấy hôm thì được chứng kiến toàn những chuyện như trong tiểu thuyết viễn tưởng với 1 cán bộ được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và rèn luyện trong cơ quan trung ương Đảng như mình. Tối hôm sau cô nàng rủ mình đi xem chính vở Carmen này tại Opera Châtelet (Théâtre du Châteletngay gần nhà (rue des Lombards). Nhà hát này mở cửa từ năm 1862, với 2300 chỗ ngồi, được dành để biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là opera và hòa nhạc. Châtelet còn là nơi diễn ra lễ trao giải César của điện ảnh vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm. Xem xong ra về thì chiếc xe máy 2 người chở nhau nằm ở góc phố biến mất. Cô nàng nhún vai bất cần; cả hai đi bộ về. Sáng hôm sau chủ nhật, mình ngủ dậy muộn, tỉnh mắt thì cô nàng đã biến mất từ bao giờ. Giữa trưa mình ra chợ trời Montreuil, bất ngờ gặp cô đang hào hứng quảng cáo bán đống hàng đồng nát cùng với một đám thanh niên hippi; tất cả xông ra ôm hôn mình thắm thiết. Khiếp quá, nhưng chưa hết. Chiều hôm sau đi học về, mình gặp hai ông già nằm chơi trước cửa. Hỏi ra thì biết cô nàng còn nợ tiền nhà 3 tháng chưa trả; họ nằm chờ cô về để đòi tiền. Hôm sau nữa, cô nàng nhờ mình đến 1 trung tâm giúp khuân vác một số đồ đạc, sau này hỏi ra mới biết thực chất là tháo dỡ hàng từ ô tô, nhập kho cho một tổ chức từ thiện. Cả hai và vài người khác làm việc hì hục 3-4 tiếng đồng hồ mới xong, không nhận đồng tiền công nào. Lúc sau, thấy cô ta đưa cho nhân viên trung tâm gần 1000 francs (tiền Pháp thời đó), tương đương 130 USD, đủ để trả tiền nhà 1 tháng... Sau này hỏi ra mới biết cô yêu thích nhất là làm nghề thiện nguyện, 1000 francs là số tiền lãi được chia sau 2 ngày bán hàng cuối tuần ở chợ trời, tất cả được cô đem ủng hộ tổ chức từ thiện đó... Xong việc, mình về, còn cô ở lại giúp trung tâm phân phát hàng cho người nghèo, gồm sữa, trứng, thịt, cá, rau, quả, bánh kẹo... đủ thứ. Mỗi người nghèo đến chỉ phải đóng 10 francs (1,5 USD) nhưng được phát rất nhiều thứ gần đủ cho 1 gia đình sống cả tuần; đặc biệt hoa quả có thể tự do lấy thoải mái. Có gia đình nói cần lấy nhiều để tổ chức sinh nhật cho con, cô đưa cho họ 1 thùng táo khoảng 10-15 kg... Còn nhiều chuyện sốc nữa về cô này... Ở với cô độ 1 tuần, mình thuê được nhà rồi chuyển đi, cũng không gặp lại cô nữa; có lần ghé qua thăm thì cô đã chuyển nhà; hồi đó không có điện thoại di động như bây giờ nên mất liên lạc. Năm tháng trôi qua, mùa hè năm 1995 đột nhiên mình gặp lại cô ở chợ trời Clermont Ferrand cách Paris 425 km. Cũng lại cảnh bán hàng y như ở chợ trời Paris 6 năm trước. Tối hôm sau bọn mình đi xem nhạc rock (rock and roll) ở nhà hát kịch Clermont Ferrand (La Comédie de Clermont-Ferrand scène nationale). Lần này không phải là mất xe máy mà là mất xe đạp. Đúng là không thể tin vào mắt mình khi tan ra không còn thấy chiếc xe đạp rách nát dựng ở cột trước nhà hát. Dĩ nhiên vì là xe đạp rách nên cô nàng không thèm khóa. Mình hỏi cô giờ này làm nghề gì. Cô trả lời vẫn như xưa: Cả đời chỉ đi làm thiện nguyện; có bao nhiêu tiền tiêu hết và tặng hết, không giữ bất cứ gì cho bản thân. Sáng hôm sau cô dẫn mình đến nơi cô làm; đó là một tổ chức từ thiện lớn, thuê trụ sở tại tầng 1 của nhạc viện Clermont Ferrand (Conservatoire Emmanuel-Chabrier, số 3 Rue Maréchal Joffre). Lại chứng kiến cảnh cô vui vẻ đứng phân phát hàng cho người nghèo... Nhìn cô, mình cứ nghĩ bao giờ ở VN có những người hy sinh cả đời để làm thiện nguyện như thế này ? Cô làm cho mình luôn luôn nhớ đến cô, nhớ Paris, nhớ nước Pháp và văn hóa Pháp.
Carmen, cô nàng di-gan phóng túng xưa và nay
Sophia Smith Galer - Được đặt trong bối cảnh Seville hồi Thế kỷ 19, câu chuyện xoay quanh Don José, chàng hạ sĩ bất hạnh như bị bỏ bùa bởi cô gái di-gan có tên là Carmen. Đang rất đáng yêu, nóng bỏng, cuồng nhiệt và phóng túng, nàng có thể thoắt tỏ ra hờ hững, lạnh lùng. Những tính cách trái ngược cùng tồn tại trong một con người khiến việc yêu nàng trở nên thật khó, nhất là khi nàng không còn thích Don José mà quay sang để mắt tới chàng võ sĩ đấu bò hấp dẫn vừa chân ướt chân ráo tới nơi. Don José bê trễ nhiệm sở, xa lánh căn nhà yên ấm nơi anh có Micaëla, người yêu thuở thanh mai trúc mã, để điên cuồng, mù quáng theo đuổi Carmen. Cho đến khi nhận ra anh sẽ không bao giờ có được nàng, anh quyết rằng vậy nàng cũng sẽ không thể thuộc về ai khác. Số phận của Carmen được định đoạt bởi những người đàn ông mà cô lựa chọn, và nỗi khao khát được tự do không vướng bận đã khiến cô phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
"Nếu cái chết đã cận kề, nếu phận đã định thì làm sao cưỡng nổi," Carmen thầm thì, "có tráo bài 20 lần kết cục vẫn vậy thôi. Những lá bài sẽ luôn nói: ngươi phải chết!". Nếu đã từng xem một buổi diễn hoặc thậm chí chỉ một trích đoạn vở opera Carmen, thế nào bạn cũng sẽ lẩm nhẩm hát theo giai điệu Habanera hoặc Toreador. Nhớ về cảnh Carmen xuất hiện lần đầu tiên - là lúc cô hát về tình yêu và công khai tán tỉnh những chàng lính bên ngoài nhà máy thuốc lá - quả là dễ hơn nhiều so với việc nghĩ tới khúc hát trong Màn III, lúc xuất hiện những lá bài dự báo về cái chết bi thảm của cô.

Vì sao VN hủy 15 giao lưu quốc phòng 2019 với Mỹ ?

Vụ VN hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ 'chỉ mang tính ngắn hạn'
Ben Ngô - BBC Tiếng Việt - 21 tháng 12 2018
Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng vụ Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ "chỉ mang tính ngắn hạn" và có thể là "bước đi nhằm phát tín hiệu" trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Hồi tháng 10/2018, Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra đưa tin Việt Nam "lặng lẽ hủy bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Hồi tháng 3/2018, báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam đứng thứ ba (10%) trong danh sách mua hàng của Nga, sau Ấn Độ (35%) và Trung Quốc (12%). Từ năm 2005 đến năm 2014, Hà Nội tăng chi tiêu quân sự lên gần 400%, theo website Bộ Thương mại Mỹ. 
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis
 thăm sân bay Biên Hòa hồi tháng 10/2018
Tin này khiến giới quan sát đặt nhiều câu hỏi, nhất là sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam hai lần trong năm 2018, một dấu hiệu quan hệ hai bên tiến triển tốt. Tin mới nhận từ Hoa Kỳ hôm 21/12: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tuyên bố từ chức.

‘VN có 15,9 tỷ USD kiều hối năm 2018’: Thực hay giả?

‘Việt Nam nhận 15,9 tỷ USD kiều hối năm 2018’: Thực hay giả?
21/12/2018 Phạm Chí Dũng - Một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 - 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi đô la ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho “kiều bào ta” yên tâm gửi tiền về… Lượng kiều hối từ Châu Âu gửi về Việt Nam, vốn trước đó có đà sụt giảm, có thể càng giảm mạnh hơn sau vụ chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin. Khi kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.

Một hiện tượng tiền tệ và có thể mang cả tính chính trị rất đáng mổ xẻ và truy xét về nguồn cơn thật sự của nó đã hiện ra: trong hai năm 2017 và 2018, Ngân hàng thế giới đã làm thay phần việc của các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước… ở Việt Nam trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

Ảnh dạ tiệc của Hội phát triển hợp tác KT VN - ASEAN

Ảnh đêm dạ tiệc của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và các đối tác
HỘI PHÁT TRIỂN VÀ HỢP TÁC KT VIỆT NAM ASEAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH DẠ TIỆC RA MẮT GẶP MẶT THÂN MẬT ĐẠI SỨ QUÁN CÁC NƯỚC ASEAN VÀ NHẬT BẢN HÀN QUỐC, ẤN ĐỘ TẠI HÀ NỘI VN. CHÙM TIN ẢNH HOẠT ĐỘNG RA MẮT TẠI KHÁCH SẠN FAN FACIFIC TÂY HỒ HÀ NỘI.

Dạ tiệc ra mắt, trong không khí long trọng và vui mừng

Đồng chí Nguyễn Thế Phương, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Chủ tịch Hội VASEAN đọc diễn văn ra mắt nêu bật Chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của Hội Vasean

Đồng chí Lê Quang Mạnh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư phát biểu

Đồng chí Võ Hồng Phúc, nguyên UV TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và đồng chí Nguyễn Thế Phương, Chủ tịch Hội VASEAN tặng hoa và cảm ơn các đại sứ quán Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bruney .

Đại sứ quán, và tham tán thương mại Lào cùng các doanh nghiệp vui mừng múa Lămvon chào mừng dạ tiệc

'Mỹ là nhà' đối với những di dân Việt sắp bị trục xuất

Mình thích mấy đoạn này: Theo nữ dân biểu tương lai của Massachusetts, những người di dân Việt được hứa hẹn rằng “nước Mỹ là nhà của họ và rằng chúng ta sẽ không trả họ lại một đất nước mà họ không bao giờ biết nhiều về nó và cũng sẽ không được chào đón ở đó. Nước Mỹ bây giờ là nhà của họ.” Cuối tuần trước, một nhóm 22 dân biểu Mỹ đã ký vào một bức thư gửi tới Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao, để bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” về những nỗ lực nhằm diễn giải lại hiệp định 2008. Cựu ngoại trưởng John Kerry gọi chính sách mới của chính quyền Trump là “hèn hạ.” Người đứng đầu ngành ngoại giao dưới thời Tổng thống Barack Obama và từng tham gia chiến đấu ở Việt Nam viết trên Twitter rằng “Sau khi nhiều người – từ (tổng thống) George H W Bush cho tới (cố thượng nghị sỹ) John McCain và (tổng thống) Bill Clinton – đã nỗ lực trong nhiều năm để hàn gắn vết thương chưa lành và để lại chiến tranh phía sau – thì chúng ta đang quay lưng lại với những người đã phải bỏ nước ra đi và nhiều người trong số đó đã chiến đấu bên cạnh chúng ta. Để làm gì?”
'Nước Mỹ là nhà' đối với những di dân Việt sắp bị trục xuất
21/12/2018 Từng là một người tị nạn chính trị Việt Nam, dân biểu mới trúng cử của tiểu bang Massachusetts chỉ trích kế hoạch của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong đó cho phép trục xuất một số lượng di dân Việt đã sinh sống ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua và cho rằng nước Mỹ giờ đây đã là nhà của họ. Trâm Nguyễn, người vừa trúng cử trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên là dân biểu Massachusetts, cho rằng sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Trump mà theo đó nhiều người tị nạn Việt Nam, hiện đang được bảo vệ dưới một hiệp định do chính phủ hai nước Mỹ-Việt ký kết năm 2008, có thể sẽ bị trục xuất là “vô cùng đáng lo ngại.”
Người tị nạn từ miền nam Việt Nam ở Nha Trang ngày 27/3/1975 trước khi Sài Gòn sụp đổ. Những người tị nạn Việt Nam tới Mỹ trước năm 1995 có thể bị trục xuất trở về theo một chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Cụ tóc bạc cần bắt chính phủ xóa trạm thu phí BTL-NB

Mấy ngày gần đây mình luôn luôn theo dõi cuộc đấu tranh của các ace tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài. Trạm này đã hết hạn thu phí từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn thu. Hôm qua Hà Nội tiếp tục khẳng định trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài không phải là thu phí dịch vụ hoàn vốn cho đường Võ Văn Kiệt, mà hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nên trạm này được đặt sai chỗ. Việc người dân không sử dụng đường tránh vẫn phải nộp phí sử dụng đường bộ là hoàn toàn phi lý. Người dân và cử tri Hà Nội rất bức xúc về việc này. UBND thành phố Hà Nội nhiều lần đề nghị dừng thu phí và di chuyển trạm này. Tuy nhiên, chính cái thằng chính phủ lại không đồng ý, mà cái thằng chủ trò chính phủ thì luôn mồm kêu chính phủ kiến tạo với chống tham nhũng và cái gì lợi cho dân thì làm..., đúng là bịp bợm. Nhìn các anh chị em đấu tranh ngày đêm sống trong gió rét và bụi bậm, vất vả bao nhiêu càng hận đám lãnh đạo bấy nhiêu. Cướp bóc đang hiên ngang giữa một thủ đô được mệnh danh là ngàn năm văn hiến, là một thành phố vì hòa bình. Đất nước toàn những thảm cảnh đau thương thế này, tưởng chỉ mấy thằng trong chính phủ ngu, nhưng đến cụ đầu bạc thân là Giáo sư tiến sĩ, nhưng cũng chẳng khác gì lũ vô học như chúng, đi đâu cũng vênh mặt vỗ ngực khoe khoang "đất nước có bao giờ được như thế này". Vậy mà cũng tự hào là nhân sĩ Bắc Hà,... Biết thương dân, biết nghĩ đất đến nước thì phải bỏ ngay trạm thu phí này đi. Tối hôm qua mình dự dạ tiệc năm 2018 của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... (Hội do mình và 4 người khác cùng thành lập năm 2008), rất nhiều đại sứ đến dự. Nhiều người bảo chờ xem cụ đầu bạc xử lý đám quan tham Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Thanh Hải, Nguyễn Bá Thanh... thế nào; để thấy cụ có thực tâm chống tham nhũng hay chỉ là phe phái đánh nhau, tranh cướp của nhau. Tuy nhiên, chống tham nhũng chỉ là một chuyện, chuyện quan trọng hơn là phải nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, xóa bỏ các chướng ngại do chính Đảng của cụ gây cho người dân, cho đất nước, để đất nước còn có cơ hội phát triển. Một trong những việc cụ có thể làm và được lòng người dân nhất là xóa bỏ hàng trăm trạm BOT phi lý trên cả nước. 
ĐẮNG CHÁT
FB Manh Hung - Đã 1h sáng,nhưng thật khó ngủ,những người có chút lương tâm,có trái tim còn ấm,sẽ thấy đắng chát khi được nhìn tận mắt và được nói chuyện trực tiếp với các em trên trạm xả Bắc Thăng Long- Nội Bài.
Ai xui họ bỏ gia đình,vợ con để ra đấy,chường mặt với gió,với bụi,với những rình rập suốt ngày đêm - Không ai cả.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đêm và ngoài trời
Họ ra đấy,đương nhiên vì quyền lợi của họ-điều chúng ta không phủ định.Nhưng tại sao họ phải ra đấy,để đòi cái quyền lợi mà lẽ ra họ đương nhiên phải được.Chỉ vì một đống sắt,thép,bê tông bắc ngang đường,mà làm bao con người phải nhọc nhằn,khổ sở. Thành phố Hà Nội-Thủ đô của một đất nước,mà phải để các công dân lương thiện,nhỏ bé của mình đương đầu với việc này sao?

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Củi Tất Thành Cang khi nào được vào lò?

Củi Tất Thành Cang khi nào được vào lò?
Gió Bấc 2018-12-19 - Từ hai tháng qua, dư luận cứ nháo nhào đồn đoán việc Cang nhập kho, vào lò. Hiếm có cán bộ đang tại chức nào lại bị cộng đồng mạng công khai biếm nhẽ như Cang. Ngay cái tên họ đẹp đẽ của Cang cũng bị nói lái lại là Tan Thành C…. nhưng hệ thống an ninh vẫn làm ngơ. Không chỉ làm nhục trên diễn đàn mạng, một số nhà báo còn “bao vây” trước cổng biệt thự, quay clip như đang chờ đợi để ghi hình cảnh bắt và áp giải Cang. Facebook của nhà báo Phạm Việt Thắng, một cây bút được cho là có tính dự báo chính xác các vụ bắt giữ quan chức như Nguyễn Thành Tài, Trần Bắc Hà,… từ cuối tháng 11 đã nhiều lần úp mở việc bắt Tất Thành Cang. Ngày 15-11, Phạm Việt Thắng có status: “HOÀNG ĐẠO CHO TẤT THÀNH CANG”... Chiếu theo quẻ gieo hôm đầu năm, thì sao chiếu giữa đầu anh Sáu Cang rồi! {2}
Ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy TPHCM.
Ngày 19-12, báo Tuổi Trẻ TP.HCM đưa một thông tin đặc biệt chưa từng có tiền lệ: “Phân công người xử lý công việc thay ông Tất Thành Cang nghỉ phép”. Tuổi Trẻ cho biết ông Tất Thành Cang, ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, xin nghỉ phép từ ngày 17-12-2018 đến ngày 3-1-2019. Thường trực Thành ủy TP.HCM cũng đã có thông báo phân công bà Võ Thị Dung - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM - xử lý công việc thường xuyên, hằng ngày của Đảng bộ TP.HCM trong thời gian ông Cang nghỉ phép.

Human Rights Watch kêu gọi VN sửa Luật An Ninh Mạng

Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam hoãn và sửa Luật An Ninh Mạng
RFA 12-20-2018 - Việt Nam cần phải hoãn áp dụng Luật An Ninh Mạng và sửa đổi để luật này tương thích với luật pháp quốc tế. Đây là kêu gọi của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền- Human Rights Watch, đưa ra trong thông cáo báo chí ngày 20 tháng 12. Luật An Ninh Mạng của Việt Nam bị cả trong lẫn ngoài nước chỉ trích. Chỉ trong vòng 4 tháng sau khi luật này được thông qua, đã có chừng 70 ngàn người ký tên vào một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chính phủ Hà Nội hoãn thi hành và sửa đổi luật này cho phù hợp.
Tranh biếm họa về Luật An Ninh Mạng RFA
HRW nhắc lại vào tháng 6 vừa qua Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật An Ninh Mạng còn nhiều vấn đề này. Đến tháng 11 Bộ Công An của chính phủ Hà Nội công bố dự thảo nghị định với những chi tiết hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng để người dân góp ý cho đến ngày 2 tháng giêng năm 2019. Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, đưa ra nhận định rằng Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được soạn thảo nhằm cho phép Bộ Công An quyền giám sát rộng khắp nhằm phát hiện những tiếng nói chỉ trích và tăng cường sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản. Nếu luật này được thì hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không còn quyền riêng tư nữa.

‘Quan chức giàu rất nhiều’

‘Quan chức giàu rất nhiều’
20/12/2018 - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP) Nguyễn Văn Kim cho hay nguồn gốc giàu cũng xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động minh bạch, nhưng những thông tin phản ánh về khối tài sản của quan chức cũng không ít. Đặc biệt, ông nhắc đến tình trạng quan chức giàu bất minh từ việc vi phạm, lợi dụng cơ hội từ vị trí công tác của họ đem lại. Bởi vậy, ông Kim cho rằng, đấu tranh chống tham nhũng là đấu tranh với chính tật xấu của những người cầm cân nảy mực, họ cũng phải tự thay đổi mình.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP) Nguyễn Văn Kim
Tại buổi toạ đàm về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) tại Việt Nam sáng nay, ông Nguyễn Văn Kim nhận định các chính sách pháp luật của ta về PCTN đã từng bước đáp ứng yêu cầu của quốc tế. Nhưng theo ông Kim, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh PCTN, ngoài việc phát hiện, xử lý thì việc quan trọng hơn cả là tìm ra nguyên nhân, gốc rễ để dẫn đến tình trạng tham nhũng, thay vì xử lý từng cá nhân và đối tượng liên quan.

100 năm=0: "8 yêu sách 2019 = 8 yêu sách 1919"

8 yêu sách năm 2019 tương tự những đòi hỏi của một thế kỷ trước
Diễm Thi, RFA 2018-12-19 PGS-TS Hoàng Dũng, một người trong ban soạn thảo, nhận định “Yêu sách 8 điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” đẩy Nhà nước vào cái thế kẹt. Cái tính chính danh của Nhà nước bị thử thách. Ông nói: “Làm thế nào mà lãnh tụ của họ cách đây 100 năm đã đưa ra cái bản yêu sách như vậy và bây giờ bản yêu sách mới bám khá sát với yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh ngày xưa mà lại không đáp ứng. Sau 100 năm đổ xương đổ máu mà kết quả là zero. Mà thà zero ở thời kỳ mà chúng ta nói là chúng ta bị nô lệ do bọn thực dân cầm quyền thì là một lẽ. Bây giờ vẫn còn nguyên zero tám cái yêu sách đó. Chúng ta còn phải đi đòi, mà ta đòi ta. Thành ra chúng ta cai trị chúng ta mà không hơn gì thực dân Pháp cai trị ta cả. Đó là thử thách rất lớn đối với tính chính danh của chính quyền. Tôi nghĩ điều đó là hết sức quan trọng.”
Công an theo dõi người biểu tình ở Hà Nội
 vào ngày 10 tháng 6 năm 2018. AFP
Hoàn cảnh ra đời
Bản “Yêu sách 8 điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” do 100 tổ chức và cá nhân khởi xướng, ra đời đúng 100 năm sau bản “Yêu sách của dân tộc An Nam”, do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký bằng cái tên chung là Nguyễn Ái Quấc (Quốc), được gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles ngày 18/6/1919.

CẦN GỌI ĐÚNG TÊN KẺ THÙ LÀ...

CẦN GỌI ĐÚNG TÊN KẺ THÙ
Quốc Ấn Mai - Khi viết bài KHI TỈNH DẬY KHÔNG NHÌN THẤY BIỂN, lòng tôi đau lắm. Cảm giác bồn chồn, bứt rứt của những ngư dân bị đưa đi định cư... trên núi để nhường đất cho các dự án, tôi cảm nhận rất rõ.
Nhưng ra biển thì sao?
Ra khơi mà gặp "tàu lạ", nhẹ thì bị tịch thu ngư cụ, tịch thu hải sản đánh bắt được. Nặng hơn thì tịch thu thuyền, giam người đòi tiền chuộc. Nặng nữa thì những cú tông vuông góc thân tàu không còn mạng để trở về...
Ngày 22/5/2018, 3 ngư dân đã thiệt mạng vì "vật thể lạ" trên biển phát nổ. Mới đây, phát hiện ra ngư lôi ở Phú Yên cũng là ngư dân. Chi tiết đắt nhất chính là "ghe giã cào". Ngư dân không đánh bắt xa bờ được vì "tàu lạ" nên mới phải "giã cào"- một hình thức tận diệt hải sản gần bờ. Gần bờ. Cũng không còn an toàn vì "vật thể lạ" được phát hiện gần bờ đó thôi... Sự vô tình khi ngư dân phát hiện ra ngư lôi để thấy "kẻ lạ" đã cố tình bao vây chúng ta về mọi mặt!

Dạ tiệc 2018 Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế VN - ASEAN

Dạ tiệc 2018 Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế VN - ASEAN
Hôm nay Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN tổ chức dạ tiệc cuối năm 2018 đồng thời làm lễ ra mắt sau 1 năm đổi tên từ Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia thành Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN. Chúc Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN vượt qua những khó khăn hiện tại, trở lại những tôn chỉ, mục đích ban đầu do những người thành lập Hội đề ra, vững bước phát triển, xứng đáng là cầu nối tin cậy giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà khoa học... của tất cả các nước trong khu vực ASEAN.Không có văn bản thay thế tá»± động nào.
Giới thiệu về Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trên http://vi.wikipedia.org/
Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Viet Nam - Lao - Cambodia Association for Economic Cooperation Development - VILACAED) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có đóng góp hoặc có nguyện vọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với Lào và Campuchia.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

LUẬT RỪNG: xã hội không có tự do và công lý

LUẬT RỪNG
FB Minh Văn “Nếu không có công lý, nhà nước sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức?” Chế độ độc tài thi hành luật rừng, nhưng lại vu cho người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém. Về điểm này thì chế độ độc tài hơn hẳn loài vật, vì các con thú không biết vu oan giá họa cho kẻ khác như vậy. Trong một khu rừng, thú lớn ăn thịt thú nhỏ, loài vật yếu thì sợ loài khỏe hơn. Điều đó diễn ra một cách tự nhiên ở thế giới động vật, hay còn gọi là “Luật rừng” vậy, nó tiêu biểu cho bản năng hoang dã và quy luật mạnh được yếu thua. Dĩ nhiên luật rừng lợi cho hổ, báo, sư tử, còn thỏ và hươu, nai sẽ bị hại.
Image result for có rừng luật nhưng“Luật rừng”
Người ta cũng sử dụng khái niệm “Luật rừng” để chỉ những xã hội vô pháp luật và áp bức con người. Tóm lại, đó là một xã hội không có tự do và công lý. Vậy, hổ, báo, sư tử ở đây là ai? Xin thưa! Đó chính là nhà nước độc tài. Còn thỏ và hươu, nai chính là nhân dân. Một môi trường vô pháp luật sẽ có lợi cho những kẻ cầm quyền, còn người dân sẽ bị cái guồng máy cai trị bạo lực đó áp bức và nghiền nát một cách tàn nhẫn.

Làm tổng thống là sướng? Làm chủ tịch nước thì ?

Đọc bài này mới hiểu tại sao các bác lãnh đạo nước ta từ thời cụ Hồ nhất định không ai chịu làm Tổng thống; chỉ muốn là Chủ tịch nước hay Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Bài học các Tổng thống Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu vẫn lồ lộ trước mắt các bác.  Xem ảnh, đọc bài thấy tội nghiệp chàng phí công trẻ quá, kém vợ tới 24 tuổi, bị bả hút hết tinh lực nên mới già hẳn đi ở tuổi 40, má hóp, hai mắt trũng ...
Ai bảo làm tổng thống là sướng?
FB Từ Thức 19-12-2018 - Ở một xứ tuần lễ 35 giờ, bộ trưởng, dân biểu thường thường không có giờ nghỉ, không có weekend, ít khi thấy mặt vợ con, ít khi ăn cơm gia đình. Nếu vậy, tại sao rất nhiều, quá nhiều người làm chính trị ở Pháp? Có lẽ vì ghiền. Như người ta ghiền chính trị, cũng như ghiền đá banh, thuốc lá, thuốc phiện. Người ghiền, chỉ có họ hiểu nhau. Không thể giải thích cho người ngoài cuộc. Nhân dịp, cũng không nên quên các ông bà ”maires”, thị trưởng, xã trưởng vô danh của các tỉnh nhỏ hay các làng xóm. Đó là những người thực sự là ”đầy tớ dân”, đứng ra cáng đáng đủ mọi việc công ích, với lương bổng khiêm tốn, gần như tượng trưng. Không có họ, không có dân chủ, không có sinh hoạt cộng đồng.
Image result for làm tổng thống macron
Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron
Sau một tháng Áo Vàng biểu tình, Macron lên TV nói chuyện với dân, xin lỗi đã có những lời nói có thể xúc phạm, hay những quyết định chính trị khiến một số bất mãn. Chỉ sau gần 2 năm cầm quyền, người ta thấy một Macron khác hẳn. Một thanh niên bảnh trai, đầy tự tin, quá tự tin những ngày đầu đã nhường chỗ cho một Macron già hẳn đi ở tuổi 40, má hóp, hai mắt trũng vì mất ngủ (ông ta chỉ ngủ 4 giờ một đêm). Cũng như Sarkozy bạc tóc sau một năm cầm quyền.

Có thật họ muốn mua hết, chiếm hết, giám sát hết?

Có thật họ muốn mua hết, chiếm hết, giám sát hết?
FB Vũ Kim Hạnh 20-12-2018 - các nước hiểu rằng, nếu Huawei mở rộng mạng 5G ra toàn cầu thì khả năng Trung Quốc giám sát toàn thế giới là không thể nào tránh khỏi. Chiến lược “Made in China 2025” là điện toán hóa và tự động hóa mọi ngành kỹ nghệ sản xuất. Mạng 5G giữ vai trò chiến lược trong sản xuất xe không người lái, điện thoại, hàng không, các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa… với vai trò chính yếu của Huawei khiến nhiều nước bạn thân thiết của Việt Nam: Nhật, Úc, Ấn, EU, Canada… lo là Bắc Kinh chuẩn bị dùng mạng 5G kiểm soát công dân toàn cầu. 40 năm với nhiều thành tựu kinh ngạc về kinh tế, công nghệ, ông Tập, nhà “lãnh đạo vĩnh viễn” của TQ có quyền tuyên bố “Không ai được dạy bảo TQ phải làm gì”. Và chúng ta cũng “vận dụng” cách nói của ông, tuy ta nhỏ bé hơn Đại Trung Hoa và khiêm tốn hơn nhiều: “Chúng tôi là người Việt, công dân một nước độc lập, chúng tôi cũng không muốn ai dạy bảo chúng tôi phải làm gì”.
Ngư lôi TQ mới phát hiện
1/ Trong khi cả nước đi bão, và mấy hôm rồi ta còn say sưa với thành tích “Việt Nam vô địch” thì vẫn đang có “ngư lôi do Hải quân nước ngoài tập luyện” xuất hiện ở bờ biển Phú Yên, cách đất liền của ta có 4 hải lý. Nổi da gà không, 4 hải lý? Mà nhận mặt ngư lôi cũng là tình cờ thôi (chứ không phải chủ động canh tuần, phát hiện) do ngư dân đi đánh cá bị vướng lưới mới vác về (sáng 18/12/2018). Con “cá” này quá khủng: dài 6,8m, đường kính 54cm, còn mới. Ngư lôi là loại đạn di chuyển, là đạn chính của tàu ngầm tấn công. Liệu có cách nói nào khác không: phần biển rất gần bờ của Việt Nam, lãnh hải của Việt Nam đang là nơi… tập luyện của Hải quân TQ?

NGƯỜI VIỆT ĐÃ QUEN VỚI XÃ HỘI THỐI NÁT

NGƯỜI VIỆT ĐÃ QUEN VỚI XÃ HỘI THỐI NÁT
Sáng nay khi mở Youtube, tình cờ coi một clip về thành phố Đà Nẵng trong cơn ngập vừa rồi. Khác với hình ảnh của người dân nhăn nhó vì cuộc sống bị đảo lộn, thì tôi thấy các thanh niên khỏe mạnh vui cười chèo kayak trong trung tâm thành phố. Trông họ thật lạc quan và yêu đời. Không chỉ ở Đà Nẵng, ở khắp nơi mỗi khi có trời mưa ngập đường, người dân vẫn tươi cười. Họ vẫn sống, vẫn tát nước và mong ngày mai sẽ tới như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Một con chim khi đã bị nhốt trong lồng quá lâu nó sẽ nghĩ bay là căn bệnh. Còn con người khi đã sống với những điều vô lý đó đủ lâu thì sẽ nghĩ điều bình thường là bất thường. Và tôi đang sống trong một xã hội như vậy. Một xã hội thối nát nhưng ai cũng mỉm cười mà sống, bởi vì họ đã quen.

Lúc trưa bên ly cà phê tôi chợt nghĩ lại. Cơn ngập đó, con đường đó và bao nhiêu người khác cũng giống như xã hội chúng ta hiện tại vậy. Chúng ta thấy và biết vấn đề nhưng vẫn phớt lờ coi như không có gì. Nhìn rộng lớn hơn, tôi dần tự hiểu vì sao đất nước chúng ta lại như hiện nay. Nếu bạn hỏi tôi vì sao người dân lại có thể chịu đựng được với những sự vô lý xung quanh họ, tôi sẽ trả lời rất nhẹ nhàng: “Họ đã quen.’’

Top Ten phát ngôn ấn tượng 2018 của quan chức

Top Ten phát ngôn ấn tượng 2018 
Trương Duy Nhất 20-12-2018 - 10 phát ngôn ấn tượng nhất, trong hàng núi những phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, qua bình xét từ Một Góc Nhìn Khác. 

1- “Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, sự hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó tuổi tác đã lớn rồi” – Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Kim Jong-un "bắn chết" D. Trump tại triển lãm HQ

Đúng là thế giới tư bản. Dù là ở Hàn Quốc, người dân, nhất là nghệ sĩ, được tự do thể hiện các ý tưởng. Nếu ở VN có triển lãm cụ này bắn chết cụ kia thì sao nhỉ ? Nhiều người muốn nhìn thấy cảnh 3X nằm sóng soài trong biệt thự chất đầy tiền đô la lắm; bán vé sẽ thu được khối tiền.
Lãnh đạo Kim Jong-un "bắn chết" ông Donald Trump tại triển lãm Hàn Quốc
20/12/2018 Anh Tuấn (lược dịch) Một cuộc triển lãm nghệ thuật tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã được tổ chức, trong đó đáng chú ý nhất là một tác phẩm điêu khắc có tạo hình lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắn chết Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Kim, trên tay cầm một khẩu súng lục vẫn còn nhả khói, nhìn xuống thi thể của ông Trump, lúc này đang nằm sóng soài trên thảm đỏ cạnh một cái va li sắt chứa đầy tiền USD. Đằng sau nhà lãnh đạo Triều Tiên là một tấm biển đèn neon viết rằng “Cuộc chơi phải tiếp tục!”. Nhà điêu khắc cho biết, tác phẩm này cũng là một phép ẩn dụ thể hiện tình hình chính trị quốc tế đang bị chi phối bởi tiền bạc và chủ nghĩa tư bản. Nó sẽ tiếp tục được trình bày ở nhiều nơi trên Hàn Quốc cũng như ở nước ngoài.

Tác phẩm gây sốc của nghệ sĩ Lim Young-sun được trình bày ở Seoul (Hàn Quốc).

Tác phẩm đã thu hút sự chú ý của rất nhiều khách đến thăm triển lãm.
Tác phẩm điêu khắc này là một phần của một triển lãm nghệ thuật ở Seoul, có hàm ý châm biếm hoạt động ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên đã trở thành “một trò chơi chính trị lớn với sự tham gia của hai ngôi sao truyền hình lớn nhất thế giới”.

Tương lai Trung Quốc và Việt Nam?

Tương lai Trung Quốc và Việt Nam?
Với thế giới tương lai TQ ở đâu là câu hỏi nên suy nghĩ xem xét, đặc biệt về sức mạnh kinh tế. Với VN, việc xem xét này lại càng cần thiết. TQ sẽ vẫn là mối đe dọa lớn của nhân loại trong thời gian dài trước mặt, nhất là khi họ vẫn là nước đặt kế hoạch làm bá chủ thế giới, và đã xác định như đinh đóng cột là Biển Đông là của họ, bất chấp luật pháp quốc tế. Hệ thống viễn thông của VN đang dựa vào vào công nghệ của hai công ty TQ. Viettel dựa vào Huawei để xây dựng hạ tầng viễn thông 3G, và điện thoại là thuộc bản quyền của ZTEVNPT cũng dùng công nghệ ZTE. Hai công ty TQ ZTE và Huawei đang bị các nước Mỹ, Anh, Nhật, Canada tẩy chay vì an ninh quốc gia. Ngược lại, Việt Nam lại dự định mở ba đặc khu kinh tế chủ yếu là phục vụ kinh tế TQ và đã ký kết mở rộng “hai hành lang một vành đai” ở 7 tỉnh biên giới với quyết định cho phép dùng nhân dân tệ ở đó. Rõ ràng lệ thuộc vào công nghệ lạc hậu đã là điều không nên. Việc dựa vào công nghệ TQ, đặc biệt là công nghệ viễn thông số hóa, là nguy cơ về mặt an ninh quốc gia,
TQ đã nói rõ về “giấc mơ Trung Quốc” thể hiện bằng khẩu hiệu “làm ở TQ năm 2025” với kế hoạch đạt 70% sản xuất tại nội địa các công cụ và nguyên liệu cốt lõi cho công nghiệp tiên tiến từ công nghệ thông tin, rô-bô, hàng không, vũ trụ, phương tiện kiểm soát biển, xe lửa cao tốc, xe hơi, năng lượng, dược phẩm, v.v. Về mặt quan hệ quốc tế, Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu phát triển trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng lần 19 không chỉ để bắt kịp mà còn vươn lên để “trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu với sức mạnh tổng hợp quốc gia và uy tín thế giới” trong giai đoạn 2035-2050.

Vay vốn TQ = "tham nhũng vặt" + "sự dối trá"

Vay vốn TQ không khác gì vay tiền tín dụng đen. Rất dễ dàng, chỉ cần hứa trả, không cần thế chấp ! Nhưng khi không trả được nợ thì sẽ bị đầu gấu mang súng đến đòi, dân thì mất nhà, quốc gia thì mất nước. Ai cũng biết vậy mà Đảng và Nhà nước ta cứ lao vào vay là sao ? Bà Lan nói đúng: Việc vay mượn tiền, nếu không trả được sẽ mất luôn chủ quyền các nhà máy, thậm chí ở đó lại là các dự án quan trọng, ở vị trí quan trọng và kèm luôn sở hữu đất đai.
Bà Phạm Chi Lan: Vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá
Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Những dự án, những công trình lớn của Việt Nam có liên quan đến Trung Quốc hầu hết đều ở trạng thái không tốt, thậm chí kém chất lượng, kéo dài thời gian, chậm tiến độ. Đường cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng khánh thành xong 1 tháng đã hỏng mà hỏng chủ yếu là ở đoạn bị bán lại thầu cho nhà thầu Trung Quốc đảm nhận" Điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của Việt Nam. Một Việt Nam yếu có lợi cho những mưu tính của các thế lực nước ngoài, chúng ta cần biết điều này và ngăn chặn. Tôi biết, có tình trạng các dự án lớn như nhiệt điện của tỉnh họ không muốn sử dụng thầu hoặc nhà đầu tư Trung Quốc đâu, nhưng ở phía trên ép xuống phải nhận thầu của phía Trung Quốc. Chúng ta cần ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm của bộ ngành, địa phương trong dự án."


Dưới góc độ chuyên gia, bà đánh giá như thế nào về việc vay và sử dụng vốn Trung Quốc trong thời gian qua?
- Hiện nay, cái mà Việt Nam thiếu không phải là vốn, trong thời gian vừa qua rất nhiều nhưng chúng ta sử dụng rất kém, những cái đau của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thế thôi mà gần lên đến 900 triệu USD. Chất lượng cũng đặt ra câu hỏi, nhiều người còn nói đùa có làm xong cũng không dám đi.

Điểm danh những con “Mối chúa” đang ẩn mình?

Những con “Mối chúa” đang ẩn mình?
Thiện Tùng - Nếu tướng Công an Trương Giang Long nói đúng thì, trong giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ngoài số thân Tàu, còn lại chỉ là những “sứ quân” nặng mang ý tưởng tham nhũng. Những năm tháng gần đây, trong chiến dịch “đốt lò” thiêu tham nhũng của Tổng Chủ Trọng, người ta phát hiện những con “Mối chúa” đang bất an, cố ẩn mình trong những vỏ bọc. Trước diễn cảnh tham nhũng bắt đầu tìm cách tử thủ, người ta có cảm giác, Tổng Chủ Trọng như đang rơi vào tình cảnh “lực bất tòng tâm”: Ngoài tuổi cao sức yếu, dầu có cố, Ông cũng không thể “đốt” hết “củi địch” chớ chưa nói “củi ta”, không khéo coi chừng bị “lửa táp”. Và có lẽ ông Trọng đang rơi vào cảnh “tấn thóai lưỡng nan”: nếu đốt hết “củi” lấy ai cầm quyền, không đốt dân sẽ nổi loạn, bất tuân dân sự - Thủ Thiêm là một dẫn chứng.

Trong Quân đội:
“Mối chúa” có thể là Phùng Quang Thanh, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã bị vô hiệu hóa, đang cùng con là Phùng Quang Hải ẩn dật ở một nơi nào đó không rõ.
Trong Công an:
Thê thảm hơn Quân đội nhiều, “Mối chúa” dường như đã qua đời, đến giờ nầy, dàn đệ tử có đến 15 tướng đang thọ nạn. Theo báo Pháp Luật:
- 3 tướng đã vào tù: Cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn / Cựu trung tướng Phan văn Vĩnh / Cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa.
- 6 tướng bị kỷ luật: Trung tướng Bùi văn Thành / Thượng tướng Trần Việt Tân / Trung tướng Bùi Xuân Sơn / Trung tướng Nguyễn Công Sơn / Trung tướng Nguyễn văn Ba / Thiếu tướng Lê Đình Nhường.

Nếu FDI rút đi, chúng ta sẽ tăng trưởng dựa vào gì ?

Lạ nhỉ, các chuyện gia nhìn nền kinh tế bi quan quá. Nhiều chuyên gia phát biểu trái hoàn toàn với quan điểm hồ hởi, phấn khởi của Thủ tướng, thậm chí như bà Chi Lan: "Việt Nam không có một sản phẩm chế tạo thực sự nào" hay TS Nghĩa: "nền kinh tế chưa có tiến bộ nào đáng kể",... Vậy mà không có công an tới giải tán nhỉ ? Mình nghĩ tới chuyện này vì mới đọc tin sáng hôm qua 19/12 hội thảo của các tổ chức XHDS bàn về vấn đề chăm sóc sức khoẻ và giáo dục họp tại khách sạn Hanoi Club đã bị chính quyền bắt dừng lại và không cho tiếp tục với lý do phải xin phép và được sự đồng ý của chính quyền trước một ngày. Ho vin vào một văn bản ban hành từ 1957 về việc tụ tập đông người ở nơi công cộng!
20 năm qua Việt Nam không có một sản phẩm chế tạo thực sự nào
"Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào FDI, chiếm tới 25% GDP, 75% giá trị xuất khẩu. Song chủ yếu là gia công, không có sản phẩm nào thể hiện sự chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Đối với các nước công nghệ phát triển, trừ Hàn Quốc có một chút, Nhật Bản không có chuyển giao công nghệ gì. Doanh nghiệp mới tăng lên 20.000, nhưng đóng cửa ngừng hoạt động đạt kỷ lục mới. Ước tính khoảng 10 doanh nghiệp ra đời thì 7 ngưng hoạt động" Tính bền vững của nền kinh tế rất thấp, nếu có biến cố xảy ra, FDI rút đi, vậy chúng ta tăng trưởng dựa vào gì"Bên cạnh đó, nợ công trên GDP có giảm, chúng ta tính trên GDP thì thấp đi, nhưng số nợ công tuyệt đối vẫn rất cao.

Sáng 19.12, tại toạ đàm Sức bật kinh tế 2019 nhìn từ tam nông do báo Dân Việt tổ chức, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng nền kinh tế chưa có tiến bộ nào đáng kể. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bắt đầu từ năm 1995 theo hướng dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tăng trưởng GDP trong chế biến chế tạo không thay đổi, hàm lượng nước ngoài trong công nghiệp quá nửa.

Liệu bà Quyết Tâm có được nghỉ hưu thảnh thơi ?

Đây là 1 bình luận trên mạng: ông Trần Quốc Vượng có quyền ra quyết định cho bà Tâm nghỉ hưu? Theo quyết định số 900-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (BCHTW Đảng) do ông Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị ký, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM - sẽ chính thức nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2019. Về nguyên tắc, Đảng không có chức năng quản lý hành chính (Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý). Chỉ có nhà nước mới có quyền đó. Có lấn sân đến đâu thì Đảng cũng không có quyền điều động, bổ nhiệm, quyết định cho nghỉ hưu bất cứ công chức nào trong bộ máy nhà nước. Ấy thế mà mọi việc vẫn diễn ra, vậy nhà nước này có phải nhà nước pháp quyền không ? Lưu bài này để nhớ về một đảng viên điển hình. Điển hình vì trong nhiệm kỳ 7 năm làm Chủ tịch HĐND tp HCM vừa qua, bà đã để lại rất nhiều bê bối nhưng khi nhận quyết định về hưu vẫn thản nhiên nói: “Đi làm việc cho nhà nước ai cũng tới lúc đó - lúc đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, đã “làm việc với tất cả sức lực, trí tuệ và sự cố gắng của mình"; “Tôi thấy rất thảnh thơi...”. Riêng với vụ Thủ Thiêm, bị ném giày vào mặt, liệu bà có thảnh thơi, hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời không ? Thậm chí liệu bà có bị đưa vào lò vì có liên quan tới Hai Nhật không ?
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu từ ngày 1/1/2019
Quá trình công tác tại HĐND TP.HCM, bà Quyết Tâm nổi tiếng với các phát ngôn “gây sốc”, các quyết định gây tranh cãi. Đặc biệt, với những lùm xùm sai phạm và giải quyết hậu quả sai phạm tại quy hoạch Đô thị mới Thủ Thiêm nổi tiếng, bà Quyết Tâm có nhiều phát biểu gây bức xúc trong dư luận. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, bà Tâm nhiều lần gặp phải phản ứng gay gắt vì không đại diện bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm sinh ngày 20/12/1958 tại Trảng Bàng, Tây Ninh, là con đầu của nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình). Bà Tâm là Cử nhân Tài chính Tín dụng, Cử nhân Hành chính, Cử nhân Lịch sử Đảng, trình độ Cao cấp Lý luận chính trị. Bà Quyết Tâm được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1980, khi mới 22 tuổi. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm hiện là Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM. 

Hết thời kiếm chác, lãnh đạo giờ chỉ lo cho… cái ghế

10 năm tung hoành kiếm chác, phá hoại đất nước dưới thời ông thủ tướng 3X đã qua. Giờ lò đã được đốt lên, các quan chỉ còn biết tập trung lo giữ ghế. Riêng về mặt này phải cám ơn cụ Tổng Chủ.
Lãnh đạo chỉ lo cho an nguy của … cái ghế
19/12/2018 Trân Văn - Nước có thể tàn, dân có thể mạt nhưng bất kể thế nào thì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng vẫn là yêu cầu hàng đầu. Để được như thế, lựa chọn – sắp đặt những cá nhân trung với đảng, bất kể tư cách, năng lực ra sao vẫn là tiêu chuẩn bất biến. Vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, vẫn là thứ yếu, làm sao để đảng trường trị mới là chính yếu! Lấy “nhạy cảm” để biện bạch cho việc từ chối công bố tờ khai tài sản của các viên chức nằm trong diện phải kê khai tài sản cho toàn dân giám sát… chỉ ra một điều hết sức đơn giản: Giới lãnh đạo đảng CSVN chỉ “cảm” được chuyện đảng viên bất trung, nguy hại cho vị thế của họ, còn những phạm trù khác như độc lập, công bằng, dân chủ, văn minh, ấm no, hạnh phúc vẫn chỉ là nói cho vui chứ chưa “cảm” được.
Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, Nguyễn Phú Trọng, có sẽ giúp làm trong sạch bộ máy lãnh đạo CSVN? Tạp chí của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) vừa đăng bài “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (1). Ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ hiếm người biết này đang là Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN.

Thủ tướng: Kinh tế phải thành công như bóng đá VN

Nhìn mặt mấy ông lãnh đạo thấy ghét, đọc những câu của họ thấy điên cái đầu,... nên mình ko muốn lưu những tin về họ. Tuy nhiên hôm nay bác Phúc nói hay. Thâm ý của bác là nên thuê người Hàn Quốc về làm Thủ tướng thay bác thì chỉ trong 1 năm kinh tế sẽ thành công như đội tuyển bóng đá Việt Nam. Không hiểu cụ Tổng Chủ có đoán được ý bác và làm theo ý bác không ?
Thủ tướng: Kinh tế phải làm sao thành công như đội tuyển bóng đá Việt Nam
SGGPO Thứ Tư, 19/12/2018 DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam gần như không có sản phẩm công nghiệp chủ lực (đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu) nên sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp FDI và các chuỗi sản xuất của nước ngoài...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP
Ngày 19-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam nhằm đưa ra những cái nhìn khách quan và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành được coi là xương sống cho sự phát triển công nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước.