Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tiên sư chúng nó, còn cái lai quần cũng ăn

Nếu chia đúng thì 168,5 tỷ chia 821 bộ bằng xấp xỉ 206 triệu/bộ; không 10 thì cũng tới 9 nghìn đô la/bộ. Khách đi tàu cho biết khi sử dụng WC này, nước bị văng đầy ngoài sàn bẩn khủng khiếp,chị em vào nhìn rồi lắc đầu không dám ngồi. Nhiều hành khách đi tàu đã phản ứng rất dữ dội khi sử dụng thiết bị vệ sinh này. Bản thân các nhân viên đi tàu cũng rất bức xúc khi Tổng công ty đưa vào sử dụng loại thiết bị vệ sinh với giá 200 triệu đồng/ bộ nhưng không giải quyết được mùi hôi thối. Nhiều trường hợp nhân viên trên tàu đã phải đóng cửa các phòng nhà vệ sinh vì mùi hôi làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ hành khách trên các đoàn tàu. “Không hiểu sao họ lại đưa vào một loại thiết bị vệ sinh khủng khiếp như thế. Nó vừa xấu vừa thiếu mỹ quan mà mùi hôi thối thì không thể chịu nổi. Trước đây sử dụng loại thải trực tiếp xuống đường tuy có hơi mất vệ sinh nhưng nó không hôi như thế”, một nhân viên trong ngành nhận xét.
Tiên sư chúng nó, còn cái lai quần cũng ăn
Lê Hải 9 tháng 12 Bà con có tưởng tượng được không, chiếc bồn cầu được lắp trên các toa tàu VN XHCN này được quyết toán 230 triệu đồng, tương đương 10.000 USD.
Đó mới chỉ là một chi tiết nhỏ trong ngành đường sắt, nếu nhìn rộng ra tất cả các ngành trong nước, tất cả các nguyên vật liệu, các dự án, thì những người có trách nhiệm đã bỏ vào túi biết bao nhiêu. 
Dự án lắp đặt 821 nhà vệ sinh trên tàu đã được đầu tư với số tiền “khủng” hơn 168 tỷ đồng nhưng đang trở thành một công trình tệ hại nhất. Những toa tàu cũ mục nát từ Trung Quốc được mua về với giá đắt hơn tàu đóng mới mua, mua tàu Trung Quốc 20 tỷ đồng/toa nhưng đóng tại Việt Nam chỉ 10 tỷ. 


Giải thích nào phía sau những con số ?
Còn theo các thông tin mà Tieudung24h.vn có được, tính đến cuối năm 2015 ngành đường sắt đã lắp đặt được 821 nhà vệ sinh trên tàu. Toàn bộ thiết bị này đều do hai hãng Chodai và Petech (VN) cung cấp, riêng tiền thiết bị là hơn 168 tỷ đồng. Còn nếu tính tổng dự án này thì con số là 188.396.291.000 đồng (làm tròn 188 tỷ). Một phép chia đơn giản cũng có thể thấy chi phí cho một nhà vệ sinh lắp đặt trên tàu này là khoảng 230 triệu đồng. Còn với riêng 02 gói thầu GS2a và GS2b, trong bản đề nghị quyết toán có tổng số 473 bộ thiết bị vệ sinh với giá tiền là trên 92 tỷ đồng. Như vậy, giá trị một bộ thiết bị vệ sinh trong 02 gói thầu này là trên 194 triệu đồng/bộ.

Từ một lỗ thủng vô nghĩa lý, giờ đây là con số 230 triệu đồng đã chi (và quyết toán) - một giá trị rất lớn - nhưng lại không đảm bảo giá trị nào, ít nhất là đối với hành khách đi tàu, người cần được phục vụ trực tiếp. Chúng tôi không thể hình dung làm sao, khi hành khách quay về ghế ngồi của mình để “thưởng thức” các bữa ăn trên tàu, với những ấn tượng nặng nề sau khi đi ra khỏi nhà vệ sinh đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét