Thương chiến Mỹ Trung 'có ảnh hưởng tới VN'
18 tháng 9 2018 - Đợt áp thuế mới nhất của Trump có hiệu quả đánh thuế lên một nửa tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng thách thức hiện nay là gì? Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC tại Hà Nội, Luật sư Federick Burke từ Công ty luật Baker McKenzie bình luận về vị thế của Việt Nam trong thương chiến Mỹ Trung và các thỏa thuận mậu dịch đa phương mà Việt Nam tham gia.
"Có một số hậu quả từ căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ áp thuế đối với thép từ Trung Quốc, nếu Việt Nam sản xuất ra sản phẩm dùng thép của Trung Quốc thì họ có thể phải chịu thuế quan này. Có thể lấy ví dụ mặt hàng tủ bếp sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu nhưng lại dùng nhiều thép Trung Quốc chẳng hạn," ông Burke nói.
"Tuy nhiên cũng có những lợi ích khi một số nhà sản xuất chuyển cơ sở của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ nếu họ đáp ứng các yêu cầu của Hoa Kỳ về qui định xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam".
Luật sư Burke cho rằng Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi tham gia vào các các thỏa thuận mậu dịch.
"Ngày nay chúng ta thấy hàng trăm triệu đô la đầu tư vào Việt Nam để chế tạo và lắp ráp mọi thứ từ điện thoại đến máy tính cao cấp so với thời chỉ xuất khẩu áo thun và giày dép".
Bình luận về cơ hội kinh doanh và thương mại trong thời gian tới, ông Burke dẫn chiếu tới hai thỏa thuận mậu dịch qui mô là CPTPP và Thỏa thuận Mậu dịch Tự do EU Việt Nam.
"Tuy nhiên cũng có những lợi ích khi một số nhà sản xuất chuyển cơ sở của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ nếu họ đáp ứng các yêu cầu của Hoa Kỳ về qui định xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam".
Luật sư Burke cho rằng Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi tham gia vào các các thỏa thuận mậu dịch.
"Ngày nay chúng ta thấy hàng trăm triệu đô la đầu tư vào Việt Nam để chế tạo và lắp ráp mọi thứ từ điện thoại đến máy tính cao cấp so với thời chỉ xuất khẩu áo thun và giày dép".
Bình luận về cơ hội kinh doanh và thương mại trong thời gian tới, ông Burke dẫn chiếu tới hai thỏa thuận mậu dịch qui mô là CPTPP và Thỏa thuận Mậu dịch Tự do EU Việt Nam.
Luật sư Federick Burke
"CPTPP có vẻ như thực sự đang đi đúng hướng và cần được tối thiểu là 6 nước chuẩn thuận và sẽ có hiệu lực sau 60 ngày trong năm mới. Và Phòng Thương mại Hoa Kỳ vào lúc này đang lo là các công ty Mỹ sẽ ở vào thế bất lợi".
Ông Burke cũng cho biết Bộ Thương mại Quốc tế của Anh đã kêu gọi các ngành tại Anh góp ý cho tới ngày 26/10/2018 về việc họ có nên tham gia CPTPP hay không và điều đó rất thú vị khi thấy Anh có phương án B cho Brexit.
"Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất hàng may mặc, giày dép và đồ nội thất, các sản phẩm công nghiệp nhẹ sang Anh vốn đang nhập từ châu Âu. Việt Nam sẽ bỗng nhiên có lợi về thuế quan vì thuế quan của họ sẽ có thể thấp hơn thuế đánh vào khu vực các nước Đông Âu".
Luật sư Điều hành hãng luật Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng Hà Nội và EU đang tiến gần tới Thỏa thuận Mậu dịch Tự do EU-Việt Nam.
"Tất cả các thành viên của EU phải phê chuẩn FTA và theo dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới".
"CPTPP có vẻ như thực sự đang đi đúng hướng và cần được tối thiểu là 6 nước chuẩn thuận và sẽ có hiệu lực sau 60 ngày trong năm mới. Và Phòng Thương mại Hoa Kỳ vào lúc này đang lo là các công ty Mỹ sẽ ở vào thế bất lợi".
Ông Burke cũng cho biết Bộ Thương mại Quốc tế của Anh đã kêu gọi các ngành tại Anh góp ý cho tới ngày 26/10/2018 về việc họ có nên tham gia CPTPP hay không và điều đó rất thú vị khi thấy Anh có phương án B cho Brexit.
"Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất hàng may mặc, giày dép và đồ nội thất, các sản phẩm công nghiệp nhẹ sang Anh vốn đang nhập từ châu Âu. Việt Nam sẽ bỗng nhiên có lợi về thuế quan vì thuế quan của họ sẽ có thể thấp hơn thuế đánh vào khu vực các nước Đông Âu".
Luật sư Điều hành hãng luật Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng Hà Nội và EU đang tiến gần tới Thỏa thuận Mậu dịch Tự do EU-Việt Nam.
"Tất cả các thành viên của EU phải phê chuẩn FTA và theo dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới".
Một thế hệ trẻ tạo lạc quan
Bình luận về vị thế của Việt Nam trước những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), ông Burke tỏ ra lạc quan.
"Việt Nam là một đất nước có thế hệ trẻ nắm công nghệ rất nhanh. Khá là thú vị khi chứng kiến công nghệ đang tạo ra những thay đổi nhanh trong toàn bộ nền kinh tế và nhanh hơn dự kiến. Điều duy nhất chính phủ cần phải để tâm và quyết tâm là đảm bảo hệ thống giáo dục được cập nhật để trang bị cho mọi người kỹ năng mà họ cần để cạnh tranh trong nền kinh tế dựa nhiều vào công nghệ.
"Có khá nhiều Việt kiều trở lại Việt Nam tham gia vào lĩnh vực công nghệ. Một số người sáng lập các công ty phần mềm ở Sài Gòn có lẽ cách đây 10-15 năm. Bây giờ họ đang mướn hàng trăm hoặc cả ngàn kỹ sư phần mềm cho mảng dịch vụ phần mềm toàn cầu.
Giới trẻ Việt Nam rất quan tâm đến công nghệ cao:
Một triển lãm robot Nhật Bản ở Hà Nội
Đây là một phần quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong ngành công nghiệp phần mềm".
Bình luận về vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong kinh doanh, ông Burke nói tốc độ thông quan cho hàng hóa hiện vẫn đang là trở ngại.
"Thực tế là nếu phải mất 15 ngày để có được một cái gì đó đi qua được hải quan thì chi phí đó sẽ dồn vào người tiêu dùng. Thủ tướng đã yêu cầu thu ngắn lại thời gian thông quan và Việt Nam đang cố gắng loại bỏ vấn đề quan liêu và các thủ tục lặt vặt vốn làm trì hoãn việc đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.
"Nhưng điều đó vẫn còn là việc không dễ và rất mất thời gian mỗi ngày," Luật sư Federick Burke từ Công ty luật Baker McKenzie nói với BBC.
Luật sư Fred Burke có 27 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư và kinh doanh cho khách hàng tại Việt Nam. Ông hiện là đại diện của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) trong Hội đồng Cố vấn cho Thủ tướng Việt Nam về Cải cách Hành chính.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45557985
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét