NHỚ ÔNG DY
Bravo Zulu - 11 năm về trước, khi ba tôi vừa mất, cuốn sách cụ đang dịch dở, còn vài chục trang. Việc dịch nốt có vài người giúp được nhưng không nhớ vì sao tôi chạy lên ông. Ông sốt sắng nhận ngay và chỉ trong vòng hai tuần là xong. Khi đưa bản dịch cho tôi, ông nói, đại ý : Chú kém ba mày 10 tuổi, chỉ mong thọ được bằng Cụ thôi !Vậy là ông đã thọ hơn ba tôi, vậy là đã toại nguyện ! Cầu mong linh hồn Chú đời đời yên nghỉ, Chú Dương Danh Dy ơi ! (Tin trên mạng ghi ông 84 tuổi, chắc đó là tuổi trong lý lịch).
Sinh ra trong một đại gia đình khoa bảng xứ Bắc Kỳ mà cái truyền thống thông gia chằng chịt trăm năm có lẻ khiến qua nói chuyện, tôi thấy ông họ hàng với nhiều nhân vật hữu danh trong lịch sử VN đầu thế kỷ XX ; còn hai người họ hàng đồng tuổi ông mà tôi được nhận là “thằng em hư” (lời ông P.T) là các ông Phạm Toàn và Nguyễn Hải Hoành.
Với cái tuổi của các ông, đã kịp làm Sói con (Wolf Cubs) rồi vội bỏ lại “cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng” và ngay khi đủ tuổi, trở thành lính Vệ quốc ở miền Việt Bắc ; cùng tự nghĩ là mình may mắn khi trở về thủ đô sau trận Điện Biên “chấn động địa cầu”. Các ông đều lao ngay vào trường Đại học và ông Dy đã tốt nghiệp Đại học… Bách khoa.
Ông kể với tôi, giọng tự hào : So với cánh cùng ngành, chú thấy nhờ học Bách khoa mà phương pháp và tốc độ xử lý công việc của mình hơn hẳn. Tôi hỏi : Chú dân Bách khoa, lại lý lịch thế kia, sao mà vào ngoại giao được ? Ông bảo : Chẳng giấu gì mày, đó là nhờ nhà vợ (người vợ đầu của ông sau mất khá sớm vì bạo bệnh). Bộ (ngoại giao) nó có nhận đâu ! Sau cô của cô ấy phải gọi điện xuống nói – thằng Dy là cháu rể anh L. (khi đó là Phó Ban Tổ chức TƯ đảng Lao động) đấy, các anh có định nhận không thì cho biết; thế là (vụ) Tổ chức cán bộ nó mới cuống lên…
Cuộc đời ngoại giao của ông duy nhất chỉ gắn với một địa chỉ : Trung Quốc. Nói cho đúng, cuộc đời “sau ngoại giao” của ông cũng vậy. Chỉ mấy năm cuối cho tới khi mất, do bị đột quỵ, ông mới không thể làm việc được nữa chứ thời gian trước đó ông vẫn ngày ngày gắn với cái máy tính để thu thập thông tin và làm việc. Có lần ông nói : thật buồn, ở viện NC T., cái tạp chí Đông Nam Á tung hoành, họ nói chỉ mỗi chú đọc.
Kết quả làm việc của ông cũng rất dễ thấy : Trước kia, các ngày kỷ niệm liên quan hàng năm, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đều mời ông Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tham dự ; nhưng việc đó đã chấm dứt từ khoảng năm 2010.
Khi còn sức khỏe, ông không hề nề hà khi các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước (ngoài nước chủ yếu là BBC, RFI và hình như có cả RFA..) muốn trao đổi thông tin về TQ. Những giai đoạn quan hệ Việt-Trung căng thẳng, cán bộ cục có liên quan của bộ Công an chắc phải tuần vài lượt viết thăm ông Dy. Tôi đùa : Cục này theo dõi, Cục kia lại đến xin ý kiến ạ ? Ông cười : Mình làm được cái gì tốt thì làm…
Tôi tin là ông vẫn xếp mình ở trong “bộ máy”, vẫn muốn làm mọi việc để Đảng của ông, để đất nước tốt lên. Nhưng có một điều xin kể thêm, tuy gắn với ông nhưng là chi tiết bổ sung cho tiểu sử người khác : Trong đầu ông, không có lãnh tụ.
Ông kể: người yêu đầu của chú là y tá riêng cho…, nhiều lần gặp chú, cô ấy gục đầu vào vai chú khóc nức nở… Sau chú gặng hỏi, cô ấy kể hết…
Còn chuyện Hồi ký Trần Quang Cơ. Một ngày đã xa, một ông sử học nhân gặp mặt thứ 7 hàng tuần của tạp chí Tia Sáng mang đến một bản copy Hồi ký Trần Quang Cơ, nhờ đánh máy. Vốn mê tư liệu, tôi nhận luôn, và hoàn thành chóng vánh. Kể việc đó với chú Dy, ông bảo, tao cũng có một bản, mày mượn không ? Tiếc gì mà không mượn ?
Ông kể: người yêu đầu của chú là y tá riêng cho…, nhiều lần gặp chú, cô ấy gục đầu vào vai chú khóc nức nở… Sau chú gặng hỏi, cô ấy kể hết…
Còn chuyện Hồi ký Trần Quang Cơ. Một ngày đã xa, một ông sử học nhân gặp mặt thứ 7 hàng tuần của tạp chí Tia Sáng mang đến một bản copy Hồi ký Trần Quang Cơ, nhờ đánh máy. Vốn mê tư liệu, tôi nhận luôn, và hoàn thành chóng vánh. Kể việc đó với chú Dy, ông bảo, tao cũng có một bản, mày mượn không ? Tiếc gì mà không mượn ?
Tôi mang về đọc, HÓA RA 2 BẢN LỆCH NHAU (do tác giả, sửa chữa bản đời đầu, thành bản mới, do đó cả 2 bản đều… lưu hành kín đáo). Đọc kỹ, thấy về mặt tư liệu, bản đời 2 bỏ đi một số mà tôi thấy... tiếc. Vậy là tôi hỳ hục tự “chế” ra một bản, chính là bản Hồi ký Trần Quang Cơ nổi tiếng đang lưu hành trên mạng hiện nay.
Làm xong là nghĩ ngay tới anh NNG và tờ Diễn Đàn thôi. Diễn Đàn đăng được ít ngày, tôi mới kể chuyện cho ông Dy ; ông nói : thế à, giọng dè dặt. Tôi không ngạc nhiên vì dù sao ông cũng là một cán bộ ngoại giao cao cấp, cần giữ “khuôn khổ”.
Ít lâu sau, ông bảo : Được đấy mày ạ, tao thấy chú cháu mình làm được một việc có ý nghĩa, để tao lựa lời nói lại với ông Cơ. Sau đó khoảng 2 năm, khi mà Trần Quang Cơ nổi tiếng vì HK TQC ; thấy ông Dy bảo : ông Cơ phấn khởi lắm…
Tuy nhiên, khoảng năm 2013, một bên ở nước ngoài muốn xuất bản bản giấy HK TQC, được nhờ hỏi hộ, ông Dy nhiệt tình làm giúp ngay. Tuy nhiên ông Cơ trả lời : việc đó phải xin phép Bộ (ngoại giao) đã… và đương nhiên, nó không thành./.
Bravo Zuluhttps://www.diendan.org/sang-tac/nho-ong-dy
Từ viết tắt NNG trong bài này, theo chủ Blog này là anh Nguyễn Ngọc Giao, tổng quản lý tạp chí Diễn Đàn
20.9.2018
https://www.diendan.org/sang-tac/nho-ong-dy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét