Xu hướng tháo chạy khỏi Nghĩa trang Mai Dịch
Xu hướng từ chối Mai Dịch để "về quê" đang khá phổ biến trong giới lãnh đạo cao cấp trong những năm gần đây. Trước đây, Ông Võ Văn Kiệt có nguyện vọng "về quê" nhưng không được chấp nhận. Từ khi Ông Võ Nguyên Giáp có để lại di chúc nói rõ ý nguyện về quê và được chấp nhận thì nhiều người đã học tập và làm theo. Sau Tướng Giáp là đến ông Phan Văn Khải cũng được an táng tại quê nhà theo sở nguyện.Hai cựu Tổng bí thư Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu cũng có nguyện vọng được yên nghỉ tại quê nhà. Được biết, gia đình ông Đỗ Mười đã chuẩn bị xong hậu sự tại quê nhà từ cả năm nay: Làng Đông Phù; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước đó, nguyện vọng an táng ở quê nhà đã được Bộ Chính trị đồng ý, và chỉ đạo Ông Phạm Quang Nghị, lúc đó là Bí thư thành ủy trực tiếp về huyện Thanh Trì lo liệu.
Người dân địa phương cho biết lúc đầu con gái ông và thầy địa lý muốn xây khu lăng mộ tại mảnh đất đang là trường tiểu học khang trang. Dân làng phản đối. Sau lấy đất khu Vườn Đào rộng 1.500 m2 ở bìa làng để làm khu lăng mộ, nằm bên một lạch nước. Đường vào và huyệt chờ đã sẵn sàng.
Ông Lê Khả Phiêu cũng đã chuẩn bị xong cho mình phần mộ tại quê nhà xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, xứ Thanh, kề bên một ngôi chùa và một ngôi đền.
Được biết, Ông Trần Đại Quang vừa từ trần cũng sẽ được an táng tại quê nhà sau khi lễ viếng, lễ truy điệu được tổ chức tại Hà Nội. Khu mộ chôn ông Quang khoảng 3 ha, là một cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Từ nghĩa trang liệt sĩ biến thành nghĩa trang cán bộ cấp cao
Năm ngoái lên đây thấy nghĩa trang đang cho ốp đá mới tất cả các phần mộ liệt sĩ, tiếc rằng tấm bia làm lại có khi khắc sai một vài dữ liệu tiểu sử liệt sỹ so với nguyên gốc.
Ví dụ bố vợ tôi được thông báo hy sinh ngày 7/12/1950 trong chiến dịch Sơn Tây, thì nay bia ghi ngày cụ hy sinh là 7/2/1950, -- sớm 10 tháng, có khi lúc ấy chiến dịch kể trên còn chưa mở màn!
Chưa biết đề nghị với ai để yêu cầu sửa lại cho đúng?!
Nhân đây nói thêm, nghĩa trang Mai Dịch khi mới lập, là nghĩa trang liệt sỹ; về sau đã biến thành nghĩa trang cán bộ cấp cao, nên đã sửa tên lại thành Nghĩa trang Mai Dịch (bỏ chữ "liệt sỹ").
Vốn là sau hòa bình lập lại 1954, chính quyền Hà Nội mới lập 1 nghĩa trang liệt sĩ của thành phố, và tiến hành quy tập hài cốt liệt sỹ các địa phương thuộc thành phố Hà nội. Tiểu khu Vĩnh Tuy Đoài, thuộc Quận 7, cũng như nhiều đơn vị tương tự, đã tiến hành chuyển di hài các liệt sỹ ở nơi mình đến nghĩa trang mới này. Trong khu vực gọi là D6 nghĩa trang Mai Dịch, cạnh phần mộ bố vợ tôi là khá nhiều phần mộ liệt sỹ cùng làng cũ Vĩnh Tuy Đoài với cụ.
Sau đó, người ta đưa đến chôn ở đây những cán bộ cấp cao, lâu dần, đây trở thành một thứ nghĩa trang trung ương!
Trước đây, cho đến những năm 1980, trong nghĩa trang này, phần mộ liệt sĩ vẫn lớn hơn các phần mộ cán bộ cấp cao (chết từ 1960).
Nay thì phần mộ liệt sỹ chỉ là phần nhỏ, trong khi những khu vực các con đường đi, các lề cỏ để trống trước đây, đều bị lấn để đặt phần mộ các ... cán bộ cấp cao. Các ngôi mộ ấy đều có kích thước to lớn, bia mộ có ảnh màu, ghi chữ to, nêu các chức vụ lớn nhất người quá cố từng trải qua.
Mộ liệt sỹ thì kích cỡ vẫn nhỏ thó, kiểu cách đồng nhất, bia đồng loạt, thậm chí còn ghi sai dữ kiện tiểu sử, như ví dụ trên
Hóa ra chính thể chả công bằng gì đối với những người có công với chế độ,-- đây là nói những liệt sỹ chống Pháp so với những người khi chết là cán bộ cao cấp ...
________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét