Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Trần Đại Quang?

Giáo sư Thayer không nhắc tới tên cụ Tổng thì cũng lạ.
Ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Trần Đại Quang?
23 tháng 9 2018- Một giáo sư, nhà quan sát và nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Úc bình luận với BBC về hai "ứng viên tiềm năng" thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời. Giáo sư Thayer: Bí thư TP HCM ông Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bà Tòng Thị Phóng là những 'ứng viên tiềm năng' cho chức chủ tịch nước. "Những tin đồn tôi nghe được trong giới quốc phòng Việt Nam gợi ý Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng, cũng có thể là ứng viên tiềm năng vì thâm niên của ông. Ông được coi là nhân vật thứ 5 của đảng Cộng sản Việt Nam trước khi ông Quang qua đời.
Các nhà sư cầu siêu cho Chủ tịch Trần Đại Quang tại chùa 
Việt Nam Quốc Tự ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 23/9/2018
Trả lời Tina Hà Giang của BBC hôm 23/9, ông Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra đã nghỉ hưu, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ lâu nay bình luận: "Việc ông Trần Đại Quang qua đời sẽ có tác động ngay lập tức đến việc phân công công việc của các thành viên hiện tại của Bộ Chính trị. "Nên nhớ rằng tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 1/2016, có 19 ủy viên được bầu vào Bộ Chính trị. Với cái chết của ông Quang, hiện có vị trí trống.

"Ông Đinh La Thăng, cựu Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, bị cho thôi chức ủy viên và ông Đinh Thế Huynh cũng bị thôi chức Thường trực Ban Bí thư.

"Lựa chọn một chủ tịch nước mới do Bộ Chính trị quyết định sẽ có "phản ứng dây chuyền". Nói cách khác, ai đó phải lấp vào chỗ trống của người được tiến cử làm chủ tịch nước.

"Dường như cuộc họp kế tiếp của Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào khoảng tháng 10/2018, sẽ phải xem xét bổ sung cho đủ những vị trí này.

"Nếu theo thông lệ, người thay ông Quang sẽ là nhân vật lãnh đạo cấp cao, đó là ủy viên Bộ Chính trị từ trước Đại hội Đảng 12.

"Khó có khả năng một trong ba người thuộc "tứ trụ" còn lại sẽ được chọn làm tân Chủ tịch nước."

Bí thư TP HCM ông Nguyễn Thiện Nhân được GS Carl Thayer cho là một trong những 'ứng viên tiềm năng' cho chức chủ tịch nước.


LS Trần Quốc Thuận: 'Đã đến lúc hợp thức hóa hai chức danh TBT và CT nước?'
Các ứng viên tiềm năng

Giáo sư Thayer phân tích:

"Hiện tại có hai ứng viên tiềm năng: ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên xếp vị trí thứ bảy của Bộ Chính trị và bà Tòng Thị Phóng, người xếp thứ mười.

"Vì chủ tịch mới sẽ nắm quyền trong hơn hai năm, Bộ Chính trị có thể quyết định cân nhắc trong số những ủy viên được bầu vào tháng 1/2016.

"Có một nhóm mười ứng viên đủ tiêu chí này.

"Những tin đồn tôi nghe được trong giới quốc phòng Việt Nam gợi ý Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng, cũng có thể là ứng viên tiềm năng vì thâm niên của ông. Ông được coi là nhân vật thứ 5 của đảng Cộng sản Việt Nam trước khi ông Quang qua đời.

"Đã có tiền lệ cho việc một tướng lĩnh quân đội trở thành chủ tịch nước, ví dụ tướng Lê Đức Anh trở thành chủ tịch sau khi làm Bộ trưởng Quốc phòng. Do từng làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trước khi trở thành bộ trưởng Quốc phòng, ông Lịch đương nhiên được cho là vững chắc về mặt ý thức hệ.

Bà Tòng Thị Phóng (giữa), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng được GS Carl Thayer cho là một ứng viên tiềm năng cho chức chủ tịch nước.

"Trong trường hợp ông Nhân hoặc ông Lịch được chọn, ghế bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh hoặc bộ trưởng Quốc phòng sẽ trống.

"Vị trí bí thư TPHCM thì có thể được chọn bằng cách điều động các ủy viên hiện tại của Bộ Chính trị. Ví dụ, ông Trần Quốc Vượng, có thể thay thế ông Nhân.

"Nhưng rồi vị trí của ông Vượng lại phải tìm người khác."

"Kịch bản này cho thấy rằng các thành viên mới phải được cử vào Bộ Chính trị. Kịch bản ông Nhân được chọn có một trở ngại; nếu được thăng chức, đây sẽ là lần thứ ba ghế bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh có người mới từ năm 2016.

"Tướng Lịch là quân nhân duy nhất trong Bộ Chính trị. Nếu ông lên chủ tịch nước, vị trí của ông sẽ được thay bằng cách đưa một vị tướng từ Ban Chấp hành Trung ương vào Bộ Chính trị.

"Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiên luôn là ủy viên Bộ Chính trị và là vị tướng cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam," GS Carl Thayer bình luận.

Một màn hình thông báo tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở Hà Nội

Khi được hỏi liệu cái chết giữa nhiệm kỳ của ông Quang làm gia tăng suy đoán rằng đấu đá phe cánh sẽ gia tăng để trám người chỗ trống của ông và đó sẽ là nguồn cơn bất ổn chính trị, GS Thayer nói:

"Tôi không đồng ý với quan điểm này.

"Các ủy viên Bộ Chính trị có thể đã nắm tình hình về căn bệnh của ông Quang và lập kế hoạch cho người thay thế.

"Việt Nam đang ở một thời điểm chính trị quan trọng. Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 diễn ra vào tháng 5/2018 đã bắt đầu các bước thẩm định ứng viên tiềm năng sẽ được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào năm 2021.

"Hội nghị Trung ương 8 sẽ đẩy nhanh tốc độ này bằng cách bổ nhiệm một ủy ban để xác định các ứng viên tiềm năng để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương kế tiếp.

"Còn quá sớm cho bất kỳ cái gọi là phe nào hành động trong lúc này, vì điều đó khiến phe khác có thời gian chặn đứng. Cuộc đua có nhiều khả năng xảy đến trong những tháng cuối trước khi diễn ra kỳ Đại hội Đảng CSVN tới."
Ai sẽ kế nhiệm Chủ tịch Trần Đại Quang?

23 tháng 9 2018
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45617164

1 nhận xét: