Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Các Bộ, ngành lại giả vờ xử lý tour 0 đồng

Tour này của các ông chủ Trung Quốc, quan chức Việt nào dám xử lý đây ? Chỉ giả vờ để trấn an dư luận. Đã nhiều lần đóng kịch lừa dân thế này rồi. Ví dụ đầu năm 2017: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh 'tour du lịch 0 đồng'
Các Bộ, ngành vào cuộc xử lý việc thanh toán 'chui' của tour 0 đồng
17/09/2018 - Khách Trung Quốc thanh toán qua phương tiện không đăng ký với ngân hàng Việt Nam khiến nhà chức trách khó kiểm soát dòng tiền. Tình trạng khách nước ngoài tới Việt Nam theo các tour du lịch giá rẻ, 0 đồng nhưng mua sắm tại các cơ sở khép kín do người Trung Quốc làm chủ gây khó khăn trong kiểm tra... cũng được đại diện quản lý thị trường nêu thực tế tại hội nghị của ngành này cách đây không lâu.
Một cửa hàng tại Nha Trang (Khánh Hoà) treo biển chấp nhận thanh toán qua WeChat Pay. Ảnh: An Phước. Trong văn bản nêu ý kiến về thực trạng tour 0 đồng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư lo ngại vấn đề an ninh thanh toán, an ninh thông tin dữ liệu người dùng khi khách nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) thanh toán qua máy POS hoặc ví điện tử AliPay, WeChat Pay... không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Cơ quan ngành kế hoạch đề nghị Bộ Tài chính rà soát các văn bản quy định hiện hành để hoàn thiện pháp lý về quản lý thuế với các giao dịch phát sinh trong thanh toán điện tử nhằm tránh thất thu thuế.

Thừa nhận đây là "thủ đoạn mới tinh vi", Bộ Tài chính nhìn nhận, các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ khó kiểm soát dòng tiền, doanh thu của các điểm bán hàng. Bộ này cho biết, sẽ thanh, kiểm tra các công ty lữ hành tại những địa bàn trọng điểm, nếu phát hiện có sai phạm về thuế nghiêm trọng sẽ chuyển công an xử lý.

Trong khi đó Bộ Công Thương khẳng định sẽ chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất các trung tâm thương mại mua sắm, các cơ sở kinh doanh chuyên bán hàng hóa cho người nước ngoài. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an điều tra.

Với nhiệm vụ của mình, Bộ Công an kiến nghị ngành chức năng có giải pháp chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, đảm bảo đủ năng lực, uy tín và nghiêm túc chấp hành pháp luật, nhất là trong quá trình kí kết, hợp tác với các đối tác Trung Quốc, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch Trung Quốc. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, viễn thông.. để có biện pháp quản lý.

Tình trạng khách nước ngoài tới Việt Nam theo các tour du lịch giá rẻ, 0 đồng nhưng mua sắm tại các cơ sở khép kín do người Trung Quốc làm chủ gây khó khăn trong kiểm tra... cũng được đại diện quản lý thị trường nêu thực tế tại hội nghị của ngành này cách đây không lâu.

Quảng Ninh đón hơn 7 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế, có 60 cơ sở đạt chuẩn bán hàng cho du khách. Tuy nhiên với những tour du lịch 0 đồng, khách Trung Quốc vào Quảng Ninh rồi đi du lịch ở địa phương khác mà không mất đồng nào, cũng không góp đồng nào trong mua sắm, chi tiêu.

Ông Cao Xuân Luật - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh nêu thực tế, khách Trung Quốc đến du lịch nhưng toàn bộ mua sắm tại các cơ sở khép kín do người Trung Quốc làm chủ. Chủ các cửa hàng này là người Trung Quốc và mở máy thanh toán từ ngân hàng bên nước này, khi khách mua hàng thanh toán bằng ngoại tệ hoặc thanh toán thẻ, tiền không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.

“Khách mua hàng quẹt thẻ và toàn bộ tiền mua hàng ở Quảng Ninh đều sang Trung Quốc, gây thất thu thuế, ngân sách rất lớn. Việc phát hiện thất thu, kiểm soát cũng gặp khó khăn bởi các giao dịch mua hàng chủ yếu qua mạng trực tuyến (online)", ông Luật nói.

Tại Đà Nẵng, quản lý thị trường cũng kiểm tra, phát hiện trường hợp du khách Trung Quốc mua hàng ở Việt Nam cà thẻ qua máy POS chui, hay thanh toán qua ví điện tử, WebchatPay, AliPay... Các hình thức thanh toán sử dụng công nghệ trung gian này có thể được cho phép chính thức và không chính thức.

"Thanh toán qua mạng bằng hình thức quẹt thẻ, ví điện tử... nhanh gọn và quản lý thị trường khó có thể bố trí lực lượng 24/24 giờ giám sát, kiểm tra trung gian thanh toán", đại diện quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng than.

Trong khi đó với Khánh Hoà, tỉnh này có hơn 410 doanh nghiệp lữ hành thì đến gần 30 đơn vị chuyên đón khách Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đón khách Trung Quốc bằng tour giá rẻ qua các charter flight (chuyến bay thuê bao) nên hình thành chuỗi cửa hàng mua sắm để bù chi phí. Ông Trần Sơn Hải - Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hoà cho biết, các tổ chức thanh toán thẻ cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ các loại máy POS di động cầm tay, mã QR Code... Tuy nhiên, tổ chức thanh toán thẻ chưa có giải pháp quản lý nên việc kiểm tra, giám sát rất khó khăn do máy có hình thức nhỏ gọn, QR Code thực hiện thông qua điện thoại di động của bên bán và bên mua nên khó có chứng cứ và khó phân biệt đâu là hợp pháp, đâu là trái pháp luật.

Đầu tháng 9, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành trong rà soát, nghiên cứu và sớm đưa ra giải pháp chấn chỉnh tình trạng khách du lịch mua sắm, quẹt thẻ qua máy POS, ví điện tử nhưng tiền không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, gây thất thu thuế.

Theo Vnexpresshttps://www.tienphong.vn/kinh-te/cac-bo-nganh-vao-cuoc-xu-ly-viec-thanh-toan-chui-cua-tour-0-dong-1324740.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét