Ba Lan: Tại sao người Việt lại phải 'rút dần đi'?
Quốc Phương, 12 tháng 9 2018 - "Trước đây thấy nói có từ 50 nghìn tới 70 nghìn người Việt ở Ba Lan, nhưng bây giờ con số này rút xuống chỉ còn khoảng 30 nghìn đến 35 nghìn, tôi nghĩ rằng có thể do sự thay đổi về kinh tế, một số người Việt ở đây không làm ăn được nữa thì chuyển sang nước khác, hoặc là chuyển về Việt Nam đầu tư, nhưng người Trung Quốc vẫn kéo nhau sang đây.
Bên trong một Trung tâm thương mại của người Việt Nam tại Thủ đô Warsaw của Ba Lan. Đang có một số chuyển động có thể coi là biến chuyển hay áp lực mới với công việc làm ăn của cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Ba Lan, theo một nhà hoạt động cộng đồng người Việt từ Warsaw. Áp lực này được thấy qua việc dường như nhiều người Việt làm ăn đang phải 'rút dần đi' trước làn sóng của thương gia và nhà đầu tư của Trung Quốc đến Ba Lan, nơi nhiều chục năm qua là địa bàn làm ăn quen thuộc của người Việt Nam, ông Ngô Hoàng Minh, nhà hoạt động, nói với BBC Tiếng Việt.
Người Việt Nam ở Ba Lan không có sức mạnh về tiền bạc, cũng không thể trông mong sự giúp đỡ từ phía quê nhà Việt Nam, một thương gia và nhà đầu tư đang làm ăn tại Warsaw chia sẻ với BBC cũng trong dịp này.
Tôi không kinh doanh, nhưng tôi quan sát thấy rằng cộng đồng người Việt và cộng đồng Trung Quốc rõ ràng có sự cạnh tranh nhau trong làm ăn. Người Trung Quốc họ sang sau, nhưng họ phát triển mạnh mẽ hơnÔng Ngô Hoàng Minh
Tuy nhiên theo ý kiến này, cộng đồng người Việt lại 'có thế mạnh về con người' nếu biết xây dựng hình ảnh chung của người Việt Nam trên đất nước Ba Lan và nhờ đó Ba Lan sẽ vẫn có thể là 'điểm đến' cho cộng đồng Việt.
"Tôi không kinh doanh, nhưng tôi quan sát thấy rằng cộng đồng người Việt và cộng đồng Trung Quốc rõ ràng có sự cạnh tranh nhau trong làm ăn. Người Trung Quốc họ sang sau, nhưng họ phát triển mạnh mẽ hơn. Người Việt đã sang trước và đây là cộng đồng rất đông nhưng càng ngày càng rút dần đi," nhà hoạt động cộng đồng, ông Ngô Hoàng Minh nói.
"Trước đây thấy nói có từ 50 nghìn tới 70 nghìn người Việt ở Ba Lan, nhưng bây giờ con số này rút xuống chỉ còn khoảng 30 nghìn đến 35 nghìn, tôi nghĩ rằng có thể do sự thay đổi về kinh tế, một số người Việt ở đây không làm ăn được nữa thì chuyển sang nước khác, hoặc là chuyển về Việt Nam đầu tư, nhưng người Trung Quốc vẫn kéo nhau sang đây.
Người Việt Nam ở Ba Lan không có sức mạnh về tiền bạc, cũng không thể trông mong sự giúp đỡ từ phía quê nhà Việt Nam, một thương gia và nhà đầu tư đang làm ăn tại Warsaw chia sẻ với BBC cũng trong dịp này.
Tôi không kinh doanh, nhưng tôi quan sát thấy rằng cộng đồng người Việt và cộng đồng Trung Quốc rõ ràng có sự cạnh tranh nhau trong làm ăn. Người Trung Quốc họ sang sau, nhưng họ phát triển mạnh mẽ hơnÔng Ngô Hoàng Minh
Tuy nhiên theo ý kiến này, cộng đồng người Việt lại 'có thế mạnh về con người' nếu biết xây dựng hình ảnh chung của người Việt Nam trên đất nước Ba Lan và nhờ đó Ba Lan sẽ vẫn có thể là 'điểm đến' cho cộng đồng Việt.
"Tôi không kinh doanh, nhưng tôi quan sát thấy rằng cộng đồng người Việt và cộng đồng Trung Quốc rõ ràng có sự cạnh tranh nhau trong làm ăn. Người Trung Quốc họ sang sau, nhưng họ phát triển mạnh mẽ hơn. Người Việt đã sang trước và đây là cộng đồng rất đông nhưng càng ngày càng rút dần đi," nhà hoạt động cộng đồng, ông Ngô Hoàng Minh nói.
"Trước đây thấy nói có từ 50 nghìn tới 70 nghìn người Việt ở Ba Lan, nhưng bây giờ con số này rút xuống chỉ còn khoảng 30 nghìn đến 35 nghìn, tôi nghĩ rằng có thể do sự thay đổi về kinh tế, một số người Việt ở đây không làm ăn được nữa thì chuyển sang nước khác, hoặc là chuyển về Việt Nam đầu tư, nhưng người Trung Quốc vẫn kéo nhau sang đây.
Cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở một số nới đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp của cộng đồng Trung Quốc, theo ông Ngô Hoàng Minh
"Và người ta đã có ý định là sang đây cắm rễ từ rất lâu rồi, từ những năm 1998, 1999, Ba Lan có sự thay đổi về Luật với người nước ngoài, thì tôi đã thấy một số người Trung Quốc đã xin quốc tịch của Ba Lan. Dù họ không biết tiếng, nhưng họ đã xin quốc tịch Ba Lan và họ bắt buộc phải bỏ quốc tịch Trung Quốc và họ nhận quốc tịch Ba Lan ở đây.
"Xong họ kéo họ hàng của họ sang đây cùng sinh sống và họ phát triển nhà hàng, hoặc kinh doanh, buôn bán ở đây, họ càng mở rộng nhiều hơn, các trung tâm thương mại họ xây ở đây có sáu khu từ một đến sáu. Tức là sáu khu trung tâm thương mại phát triển rất lớn.
"Hồi trước họ cho rất nhiều người Việt thuê các quầy hàng của họ và bây giờ họ không cho người Việt thuê ở trong khu trung tâm thương mại bốn, họ đòi quầy đó lại và họ bây giờ hình như là họ sẽ chờ những doanh nghiệp của họ sang để thuê lại những quầy này."
"Và người ta đã có ý định là sang đây cắm rễ từ rất lâu rồi, từ những năm 1998, 1999, Ba Lan có sự thay đổi về Luật với người nước ngoài, thì tôi đã thấy một số người Trung Quốc đã xin quốc tịch của Ba Lan. Dù họ không biết tiếng, nhưng họ đã xin quốc tịch Ba Lan và họ bắt buộc phải bỏ quốc tịch Trung Quốc và họ nhận quốc tịch Ba Lan ở đây.
"Xong họ kéo họ hàng của họ sang đây cùng sinh sống và họ phát triển nhà hàng, hoặc kinh doanh, buôn bán ở đây, họ càng mở rộng nhiều hơn, các trung tâm thương mại họ xây ở đây có sáu khu từ một đến sáu. Tức là sáu khu trung tâm thương mại phát triển rất lớn.
"Hồi trước họ cho rất nhiều người Việt thuê các quầy hàng của họ và bây giờ họ không cho người Việt thuê ở trong khu trung tâm thương mại bốn, họ đòi quầy đó lại và họ bây giờ hình như là họ sẽ chờ những doanh nghiệp của họ sang để thuê lại những quầy này."
'Tình trạng ở khắp nơi'
Theo ông Ngô Hoàng Minh, người hiện làm phiên dịch tuyên thệ cho Bộ Tư pháp Ba Lan tình trạng này cũng diễn ra ở các thành phố khác ở Ba Lan, nơi có người Việt sinh sống, ông nói:
Bàn tròn: Chuyện cộng đồng và VN - cái nhìn từ Ba Lan
Ngay cả những thành phố khác cũng thế, trước đây có rất nhiều người Việt buôn bán ở đấy và bây giờ người Việt đi đâu hết rồi - Ông Ngô Hoàng Minh
Ba Lan kiểm tra chợ châu Á có đông người Việt
"Ngay cả những thành phố khác cũng thế, trước đây có rất nhiều người Việt buôn bán ở đấy và bây giờ người Việt đi đâu hết rồi, và chỉ thấy người Trung Quốc mở ra những trung tâm siêu thị mới và họ mang rất nhiều hàng sang bán với những trung tâm siêu thị rất lớn và họ tồn tại được mà không hiểu sao người Việt lại phải rút dần đi?
"Tôi nghĩ sự cạnh tranh này là cũng do cơ chế thị trường, bên nào mạnh và có giá hàng rẻ thì người ta buôn bán được thôi và cái thứ hai có thể là do các doanh nghiệp Trung Quốc ở đây có sự hỗ trợ của trong nước, có thể của nhà nước họ hoặc các doanh nghiệp, nhà máy của họ ở trong nước có thể cho họ vay vốn hoặc tính toán hàng trả chậm gì đó, thì họ tồn tại được lâu dài hơn.
"Và các doanh nghiệp Việt Nam thứ nhất vốn vẫn còn ít và không được hỗ trợ nhiều thì làm ăn càng ngày càng khó đi, thì khó phát triển.
"Tuy nhiên một số doanh nghiệp Việt Nam phát triển bên này cũng tốt và họ cũng đầu tư và cũng đã xây dựng được một số trung tâm thương mại của người Việt, người ta hay gọi là 'khu Cộng' hoặc 'khu Việt'. Thì họ cũng không kém gì người Trung Quốc đâu, nhưng đúng là sự phát triển về thị trường thì người Trung Quốc mạnh hơn mình."
Tại một trong các khu Trung tâm Thương mại này, một trong các doanh nhân và nhà đầu tư người Việt Nam chia sẻ với BBC góc nhìn của mình về người Việt và môi trường làm ăn tại Ba Lan.
Quảng cáo bên ngoài một khu Trung tâm Thương mại do cộng đồng Trung Quốc đầu tư tại Warsaw
"Có thể nói người Ba Lan cho đến nay coi người Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukraine ở Ba Lan và cộng đồng này vốn được người Ba Lan yêu quý ngay từ những người đầu tiên là người Việt Nam sang Ba Lan...
"Chúng ta không có thế mạnh về tiền bạc, mình cũng không thể nhận, trông mong sự giúp đỡ từ phía đất nước vì bản thân đất nước cũng đang hút sự giúp đỡ của tất cả mọi hướng về phía đất nước.
"Thế nhưng chúng ta chắc chắn có thế mạnh về phía con người, nên nếu chúng ta xây dựng được tốt hình ảnh của người Việt Nam nói chung trong đất nước Ba Lan, thì chúng ta sẽ tận dụng được thế mạnh về con người và thế mạnh con người này, theo tôi là mạnh hơn nhiều những nước xung quanh, bởi vì dân số Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây tăng rất nhanh.
"Điều đấy chứng tỏ một điều là hiện tại lứa tuổi trong độ tuổi lao động mà đang sung sức ở trong nước là rất nhiều, trong khi đó ở Ba Lan đang trong xu hướng giảm dân số. Và ngay người Ba Lan cũng có nhu cầu rất lớn là họ phải có một nguồn lao động thay thế nguồn lao động của Ba Lan đang bị 'chảy máu', ngoài ra người Ukaine trước đây bù vào sự 'chảy máu' đó của người Ba Lan, thì lại đang bị hút sang Tây Âu, vì lương bổng ở bên Tây Âu có vẻ cao hơn."
Bây giờ rào cản lớn nhất của chúng ta chính là niềm tin của người Ba Lan đối với người Việt nói chung - Ông Trần Trọng Hùng
'Rào cản và cơ hội'
Theo doanh nhân và nhà đầu tư này, cộng đồng người Việt Nam có lợi thế, nhưng cần vượt qua một rào cản và nó cụ thể là gì, ông Trần Trọng Hùng giải thích:
"Bây giờ rào cản lớn nhất của chúng ta chính là niềm tin của người Ba Lan đối với người Việt nói chung," ông Trần Trọng Hùng, thành viên Ban quản trị và nhà đầu tư Tập đoàn EACC Đầu tư Trung tâm Thương mại ở Thủ đo Warsaw nói.
"Niềm tin này xuất phát từ việc chúng ta (người Việt Nam) sang đây và chúng ta có lao động ở đây hay không? Nếu chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta sang đây kinh doanh để kiếm tiền thì cơ hội của chúng ta sẽ giảm đi một chút, bởi vì chúng ta sẽ thấy việc kinh doanh không hoàn toàn dễ dàng một chút nào cả.
"Tuy nhiên chúng ta đơn giản là dùng sức lao động và trí tuệ của mình để kiếm tiền, thì cơ hội của chúng ta rất cao, bởi vì hiện tại bây giờ chúng ta đang sử dụng trí tuệ đó cho các doanh nghiệp ở Việt Nam với giá rất là rẻ.
"Có thể nói người Ba Lan cho đến nay coi người Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukraine ở Ba Lan và cộng đồng này vốn được người Ba Lan yêu quý ngay từ những người đầu tiên là người Việt Nam sang Ba Lan...
"Chúng ta không có thế mạnh về tiền bạc, mình cũng không thể nhận, trông mong sự giúp đỡ từ phía đất nước vì bản thân đất nước cũng đang hút sự giúp đỡ của tất cả mọi hướng về phía đất nước.
"Thế nhưng chúng ta chắc chắn có thế mạnh về phía con người, nên nếu chúng ta xây dựng được tốt hình ảnh của người Việt Nam nói chung trong đất nước Ba Lan, thì chúng ta sẽ tận dụng được thế mạnh về con người và thế mạnh con người này, theo tôi là mạnh hơn nhiều những nước xung quanh, bởi vì dân số Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây tăng rất nhanh.
"Điều đấy chứng tỏ một điều là hiện tại lứa tuổi trong độ tuổi lao động mà đang sung sức ở trong nước là rất nhiều, trong khi đó ở Ba Lan đang trong xu hướng giảm dân số. Và ngay người Ba Lan cũng có nhu cầu rất lớn là họ phải có một nguồn lao động thay thế nguồn lao động của Ba Lan đang bị 'chảy máu', ngoài ra người Ukaine trước đây bù vào sự 'chảy máu' đó của người Ba Lan, thì lại đang bị hút sang Tây Âu, vì lương bổng ở bên Tây Âu có vẻ cao hơn."
Bây giờ rào cản lớn nhất của chúng ta chính là niềm tin của người Ba Lan đối với người Việt nói chung - Ông Trần Trọng Hùng
'Rào cản và cơ hội'
Theo doanh nhân và nhà đầu tư này, cộng đồng người Việt Nam có lợi thế, nhưng cần vượt qua một rào cản và nó cụ thể là gì, ông Trần Trọng Hùng giải thích:
"Bây giờ rào cản lớn nhất của chúng ta chính là niềm tin của người Ba Lan đối với người Việt nói chung," ông Trần Trọng Hùng, thành viên Ban quản trị và nhà đầu tư Tập đoàn EACC Đầu tư Trung tâm Thương mại ở Thủ đo Warsaw nói.
"Niềm tin này xuất phát từ việc chúng ta (người Việt Nam) sang đây và chúng ta có lao động ở đây hay không? Nếu chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta sang đây kinh doanh để kiếm tiền thì cơ hội của chúng ta sẽ giảm đi một chút, bởi vì chúng ta sẽ thấy việc kinh doanh không hoàn toàn dễ dàng một chút nào cả.
"Tuy nhiên chúng ta đơn giản là dùng sức lao động và trí tuệ của mình để kiếm tiền, thì cơ hội của chúng ta rất cao, bởi vì hiện tại bây giờ chúng ta đang sử dụng trí tuệ đó cho các doanh nghiệp ở Việt Nam với giá rất là rẻ.
Ông Trần Trọng Hùng, doanh nhân và nhà đầu tư người Việt tại Warsaw, cho rằng người Việt và cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan có nhiều thế mạnh, nhưng cũng có rào cản cần vượt qua
"Trong khi cùng trí tuệ đó, cùng con người đó mà được trả lương ở một đất nước châu Âu, thì dù là ở Ba Lan không cao bằng các nước khác, sẽ là một chỗ rất lý tưởng. Ba Lan bây giờ vốn được mệnh danh là một đất nước, một công trường của châu Âu, nhưng lại đang thiếu lao động.
"Điều ấy tôi nghĩ làm một lời khuyên cho cả cộng đồng, làm sao mình (người Việt Nam) phải xây dựng được hình ảnh, bởi vì mình làm sao phải củng cố được niềm tin của người Ba Lan đối với chính quyền mình (Việt Nam) và đối với cộng đồng mình.
"Niềm tin sẽ giúp cởi rào cản về giấy tờ để cho việc tuyển lao động ở Ba Lan có thể tăng lên được. Chính điều này, thực ra người Ba Lan đang nghĩ. Đâu đấy đã có những tín hiệu đầu tiên là chính quyền Ba Lan đã có những đề xuất để mở cửa đối với người Việt Nam và tôi hy vọng đề xuất ấy sẽ được nghiên cứu một cách rất cụ thể trong tương lai để mà những hướng mà chúng ta nhìn thấy ấy có cơ hội trở thành hiện thực."
Từ trước đến này cũng rất nhiều người chưa hiểu được cộng đồng Việt Nam ở đây, cho nên họ cho rằng đấy là một cộng đồng khép kín. - Ông Lê Xuân Lâm
"Trong khi cùng trí tuệ đó, cùng con người đó mà được trả lương ở một đất nước châu Âu, thì dù là ở Ba Lan không cao bằng các nước khác, sẽ là một chỗ rất lý tưởng. Ba Lan bây giờ vốn được mệnh danh là một đất nước, một công trường của châu Âu, nhưng lại đang thiếu lao động.
"Điều ấy tôi nghĩ làm một lời khuyên cho cả cộng đồng, làm sao mình (người Việt Nam) phải xây dựng được hình ảnh, bởi vì mình làm sao phải củng cố được niềm tin của người Ba Lan đối với chính quyền mình (Việt Nam) và đối với cộng đồng mình.
"Niềm tin sẽ giúp cởi rào cản về giấy tờ để cho việc tuyển lao động ở Ba Lan có thể tăng lên được. Chính điều này, thực ra người Ba Lan đang nghĩ. Đâu đấy đã có những tín hiệu đầu tiên là chính quyền Ba Lan đã có những đề xuất để mở cửa đối với người Việt Nam và tôi hy vọng đề xuất ấy sẽ được nghiên cứu một cách rất cụ thể trong tương lai để mà những hướng mà chúng ta nhìn thấy ấy có cơ hội trở thành hiện thực."
Từ trước đến này cũng rất nhiều người chưa hiểu được cộng đồng Việt Nam ở đây, cho nên họ cho rằng đấy là một cộng đồng khép kín. - Ông Lê Xuân Lâm
'Tăng cường hiểu biết'
Cộng đồng Việt Nam tại Warsaw đang có những nhu cầu được hỗ trợ và đó là một mảnh đất, không gian cho các dự án hỗ trợ cộng đồng, một nhà hoạt động trong lĩnh vực này, nhà báo Lê Xuân Lâm, Chủ biên báo mạng Quê Việt, chia sẻ góc nhìn của mình với BBC:
"Chúng tôi đã lập một Quỹ Hộ trợ người Việt Nam hội nhập tại Ba Lan.
"Tôi cùng với các thành viên ở trong Quỹ cố gắng tìm những dự án mà về phía Ba Lan họ đưa ra để chúng tôi làm những dự án ấy, thực hiện với mục đích là hỗ trợ cho cộng đồng.
Ông Lê Xuân Lâm chủ trì và tham gia vận hành các dự án trường học, báo chí tiếng Việt và hỗ trợ cộng đồng Việt Nam tại Warsaw
Tờ rơi giới thiệu một Lễ hội Văn hóa Việt Nam do cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan tổ chức vào đầu tháng 9/2018
"Một mặt là quảng bá hình ảnh của người Việt Nam tới người dân Ba Lan, tới chính quyền Ba Lan.
"Mặt nữa cũng để cho những người dân Việt Nam ở đây hiểu được văn hóa của Ba Lan.
"Từ trước đến này cũng rất nhiều người chưa hiểu được cộng đồng Việt Nam ở đây, cho nên họ cho rằng đấy là một cộng đồng khép kín.
"Nhưng chúng tôi hy vọng rằng với sự đóng góp, với sự tích cực của các thành viên trong Quỹ, thì dần dần cộng đồng Việt Nam ở đây sẽ được nhìn qua con mắt của người Ba Lan.
"Với hình ảnh đẹp và về văn hóa Việt Nam có những nét mà thực ra là có rồi, nhưng mà muốn làm càng ngày càng tăng giá trị văn hóa của dân tộc mình đối với bạn bè ở Ba Lan.
"Và thậm chí có thể mở rộng ra các nước ở châu Âu, thế giới," nhà báo Lê Xuân Lâm, người chủ trì và tham gia điều vận nhiều các dự án về hỗ trợ cộng đồng, mở trường học và làm báo chí truyền thông ở cộng đồng nói với BBC.
Bài viết thuộc loạt bài vở, phóng sự do phóng viên BBC Tiếng Việt thực hiện trong năm 2018 ghi lại các câu chuyện, quan điểm, cảm nhận, trải nghiệm của người Việt ở hải ngoại, các ý kiến của người trả lời phóng vấn là quan điểm riêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45485514
"Một mặt là quảng bá hình ảnh của người Việt Nam tới người dân Ba Lan, tới chính quyền Ba Lan.
"Mặt nữa cũng để cho những người dân Việt Nam ở đây hiểu được văn hóa của Ba Lan.
"Từ trước đến này cũng rất nhiều người chưa hiểu được cộng đồng Việt Nam ở đây, cho nên họ cho rằng đấy là một cộng đồng khép kín.
"Nhưng chúng tôi hy vọng rằng với sự đóng góp, với sự tích cực của các thành viên trong Quỹ, thì dần dần cộng đồng Việt Nam ở đây sẽ được nhìn qua con mắt của người Ba Lan.
"Với hình ảnh đẹp và về văn hóa Việt Nam có những nét mà thực ra là có rồi, nhưng mà muốn làm càng ngày càng tăng giá trị văn hóa của dân tộc mình đối với bạn bè ở Ba Lan.
"Và thậm chí có thể mở rộng ra các nước ở châu Âu, thế giới," nhà báo Lê Xuân Lâm, người chủ trì và tham gia điều vận nhiều các dự án về hỗ trợ cộng đồng, mở trường học và làm báo chí truyền thông ở cộng đồng nói với BBC.
Bài viết thuộc loạt bài vở, phóng sự do phóng viên BBC Tiếng Việt thực hiện trong năm 2018 ghi lại các câu chuyện, quan điểm, cảm nhận, trải nghiệm của người Việt ở hải ngoại, các ý kiến của người trả lời phóng vấn là quan điểm riêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45485514
Đoàn kết & uy tín là 2 yếu tố mình đã thua ngay rồi , chưa tính đến những thứ khác như vốn , ưu đãi của chính phủ , sự tiết kiệm chịu khó v.v... . Rút là khôn đấy!.
Trả lờiXóa