Mấy lời về chính sách đánh thuế lên tài sản
16/04/2018 Ở góc độ chi tiêu tiền thuế, người nộp thuế muốn tăng tính minh bạch, các bộ phận hoạch định ngân sách có xu thế né trách nhiệm giải trình. Khi thực thi một sắc thuế, người ta sẽ có những thứ tự ưu tiên nhất định tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội. Ảnh minh hoạ: Zing
Tổng quan về thuế
Những tranh luận về thuế là một trong những tranh luận gây chia rẽ sâu sắc kể cả trong chốn nghị trường cũng như ở đời sống thường ngày. Sở dĩ, có sự chia rẽ như vậy vì các bên trong tranh luận thường có lợi ích trái ngược nhau trong việc thực thi các sắc thuế hay phân phối lợi ích từ thuế.
Đơn cử, ở góc độ thu thuế, người nộp thuế thì muốn giảm thiểu số thuế phải nộp trong khi đa số (không phải tất cả) cơ quan thuế thì muốn thu càng nhiều càng tốt. Ở góc độ chi tiêu tiền thuế, người nộp thuế muốn tăng tính minh bạch, các bộ phận hoạch định ngân sách có xu thế né trách nhiệm giải trình.
Khi đưa ra các sắc thuế, các cơ quan hữu quan thường dựa trên ba chức năng của thuế: tái phân phối thu nhập để giảm bất công bằng, điều tiết tiêu dùng, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Có người sẽ đặt câu hỏi: tại sao lại phải tái phân phối thu nhập? Câu trả lời là: do trong xã hội luôn có sự bất bình đẳng (một cách tương đối) trong thu nhập, người ta kỳ vọng rằng nhờ chính sách thuế sẽ làm giảm sự bất bình đẳng này thông qua việc dùng tiền thuế để đầu tư các dịch vụ công và giảm chi phí tiếp cận các dịch vụ này đối với người nghèo dẫn tới làm tăng tổng phúc lợi xã hội.
Chức năng thứ hai được hình thành dựa trên giả định con người phản ứng đối với các khuyến khích. Khi không muốn người tiêu dùng sử dụng những loại hàng hoá có ngoại tác tiêu cực, chính phủ đánh thuế lên hàng hoá đó làm giá của nó tăng cao và lượng cầu hàng hoá đó giảm xuống.
Chức năng thứ ba gần như là hiển nhiên cho các chính quyền hiện nay. Nguyên lý quản lý hiện đại cho rằng: chính phủ chỉ nên thực hiện những việc mà thị trường không làm tốt. Dựa trên nguyên lý này thì chính phủ sẽ không tham gia kinh doanh vì thị trường làm rất tốt việc này. Nhưng nghịch lý là, nếu không tham gia kinh doanh thì không có nguồn thu, trong khi chính phủ vẫn phải chi tiêu cho sự tồn tại của bộ máy hành chính, cung cấp hàng hoá công và nhiều dịch vụ công khác. Giải pháp cho vấn đề này chính là chính phủ sẽ thu thuế như nguồn tài chính để duy trì các chức năng của mình và đổi lại chính phủ sẽ tạo ra những luật chơi để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một điều: ba chức năng nói trên hiếm khi đồng hành cùng nhau trong một sắc thuế. Thông thường sẽ có một lý do lấn át các lý do còn lại. Chính vì thế, khi thực thi một sắc thuế, người ta sẽ có những thứ tự ưu tiên nhất định tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội. Như đã nói ở trên, việc đánh thuế thường gây chia rẽ, nên người hoạch định thường đưa ra những lý do nhằm ổn định tâm lý người dân, đặc biệt là những chính quyền theo đường lối dân túy.
Một chính sách thuế được gọi là tốt nếu như nó thoả mãn được các tiêu chí sau đây.
Đầu tiên, sắc thuế phải hiệu quả, có nghĩa là có cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp. Cơ sở thuế rộng đảm bảo tính bền vững của nguồn thu trong khi thuế suất thấp làm giảm tổn thất xã hội, giảm động cơ trốn thuế.
Tiếp theo, sắc thuế phải đảm bảo sự công bằng cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang được hiểu là: hai cá thể có khả năng chi trả như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Công bằng theo chiều dọc có nghĩa là hai cá thể có khả năng chi trả khác nhau thì phải đối xử khác nhau trong nghĩa thực thi sắc thuế.
Hiển nhiên, chúng ta đều hiểu rằng ai có khả năng chi trả cao hơn thì sẽ phải đóng thuế nhiều hơn (một cách tương đối) thì mới gọi là công bằng. Cuối cùng, sắc thuế phải khả thi - chi phí hành thu phải nhỏ hơn doanh thu thuế.
Về đề xuất thu thuế nhà
Trước hết dựa vào lý thuyết tổng quan ở trên để phân tích động cơ chính của đề xuất dựa trên lý do nào. Việc sở hữu, tích lũy tài sản như xây nhà là việc nhà nước không cấm. Mặt khác việc tích lũy tài sản như vậy có tác động tích cực tới nền kinh tế vì thông qua hoạt động tích luỹ tài sản này lượng vốn trong nền kinh tế cũng gia tăng. Như vậy việc đánh thuế nhà đất không phải nhằm mục đích điều tiết tiêu dùng.
Vậy đề xuất đánh thuế này có giảm bất công bằng?
Theo ý kiến cá nhân của người viết, nếu chỉ đánh thuế lên nhà ở mà không đánh thuế lên tài sản khác, thì câu trả lời là không. Những lập luận dưới đây ủng hộ câu trả lời này. Giả sử một đại gia và một công chức cùng sở hữu nhà có giá trị như nhau. Do giá trị của ngôi nhà như nhau nên họ cùng phải nộp một số tiền thuế như nhau. Nhưng đối với vị công chức, tài sản lớn nhất của anh ta là căn nhà, trong khi đó vị đại gia còn có nhiều loại tài sản khác.
Nói cách khác, khả năng chi trả của đại gia cao hơn nhiều so với công chức. Điều này dẫn tới tỷ lệ thuế phải nộp so với khả năng chi trả của vị công chức cao hơn tỷ lệ này của anh đại gia. Trong thuật ngữ chuyên ngành, đây là sắc thuế có tính lũy thoái nên không đảm bảo giảm bất công bằng.
Loại trừ hai lý do trên, thì đề xuất này thiên về hướng thu thuế để bổ sung ngân sách. Đặt trong bối cảnh hiện nay, các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết và có hiệu lực, nguồn thu từ thuế ngoại thương giảm đáng kể trong khi chi ngân sách càng ngày càng gia tăng thì suy luận này là hợp lý.
Việc đánh thuế lên sở hữu nhà có khả thi?
Một khi, người nộp thuế ý thức được rằng khi họ nộp thuế nhà, chính quyền sử dụng tiền thuế đó để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống và gián tiếp làm giá bất động sản tăng lên, họ sẽ sẵn sàng nộp. Lúc đó chi phí tuân thủ sẽ thấp hơn trường hợp ngược lại.
Theo quan sát của người viết, trong bối cảnh người dân xây một cái chuồng gà cũng bị xử phạt, thì việc xác định chủ sở hữu, giá trị của một ngôi nhà không phải là việc khó. Điều đó cho thấy rằng việc né thuế (hợp pháp) đối với sắc thuế này là rất khó.
Với tâm lý chung “an cư lạc nghiệp”, thì cơ sở thuế của thuế đánh lên nhà ở rộng hơn so với thuế đánh lên các tài sản khác. Và đây là thuế hàng năm phải nộp, nên xét về khía cạnh ngân sách thì nó tương đối bền vững. Vấn đề ở đây là xác định ngưỡng chịu thuế là bao nhiêu, thuế suất ở mức nào, cấp nào được quyền thu và cấp nào được hưởng lợi từ tiền thuế này?
Như đã nói ở trên, lực lượng cán bộ ở địa phương nắm rõ tình hình xây dựng mua bán trao đổi bất động sản trên địa bàn của mình. Như vậy, nên để cho địa phương thu thuế này là tốt nhất. Nhưng để địa phương có động lực thu thuế thì họ phải được hưởng lợi từ nguồn thu này. Hơn thế nữa, việc tích lũy bất động sản là sử dụng nguồn lực của địa phương nên để cho địa phương được hưởng phần lớn số thu từ thuế đánh lên nhà ở là việc làm hợp lý.
Vậy ngưỡng chịu thuế là bao nhiêu? Nên để mỗi địa phương tự đặt ra ngưỡng chịu thuế và thuế suất hay là cào bằng trong cả nước? Để trả lời câu hỏi này, cần phải có điều tra cụ thể. Nhưng một cách định tính, chúng ta nên để các địa phương tự quyết ngưỡng chịu thuế và thuế suất.
Điều này đảm bảo mức thuế sẽ phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương giúp khả năng hành thu tốt hơn. Ví dụ, ở vùng nông thôn, hầu hết các gia đình xây nhà giá trị thấp trong khi ở đô thị thường xây nhà giá trị cao hơn. Như vậy nếu cào bằng ngưỡng chịu thuế và thuế suất, có khả năng doanh thu thuế nhà ở các vùng nông thôn sẽ rất thấp (đôi khi không đủ bù chi phí hành thu) dẫn đến không khả thi.
Ở một khía cạnh khác, tính “hiện” của thuế nhà ở rất cao, tức người chịu thuế dễ dàng ước lượng được mức giảm của thu nhập khả dụng. Việc này bất lợi cho chính quyền nếu họ không có trách nhiệm giải trình. Để khuyến khích người dân tuân thủ sắc thuế này cần phải tăng tính minh bạch khi sử dụng nguồn thu từ thuế nhà. Một khi, người nộp thuế ý thức được rằng khi họ nộp thuế nhà, chính quyền sử dụng tiền thuế đó để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống và gián tiếp làm giá bất động sản tăng lên, họ sẽ sẵn sàng nộp. Lúc đó chi phí tuân thủ sẽ thấp hơn trường hợp ngược lại (thiếu minh bạch).
Nói tóm lại, việc thu thuế nhà ở là một trong các giải pháp giúp giảm căng thẳng của vấn đề ngân sách trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên để đề xuất này hiệu quả và khả thi nên để cho địa phương tự quyết ngưỡng chịu thuế và thuế suất và để nguồn thu này cho địa phương thay vì chuyển về trung ương.
Hơn thế nữa, chính quyền địa phương tăng cường tính minh bạch trong việc sử dụng tiền thuế này là một điều kiện để giảm chi phí tuân thủ của sắc thuế nêu trên.
Quỳnh Anh
Lời tòa soạn: Người Đô Thị nhận được ý kiến của một giáo viên trường Đại học Mở TP.HCM chung quanh đề xuất đánh thuế tài sản từ Bộ Tài chính làm dư luận dậy sóng. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái niệm, từ đó tập trung phân tích sắc thuế đánh vào nhà ở trước khi đưa ra một số khuyến nghị. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
http://nguoidothi.net.vn/may-loi-ve-chinh-sach-danh-thue-len-tai-san-13331.html
Những tranh luận về thuế là một trong những tranh luận gây chia rẽ sâu sắc kể cả trong chốn nghị trường cũng như ở đời sống thường ngày. Sở dĩ, có sự chia rẽ như vậy vì các bên trong tranh luận thường có lợi ích trái ngược nhau trong việc thực thi các sắc thuế hay phân phối lợi ích từ thuế.
Đơn cử, ở góc độ thu thuế, người nộp thuế thì muốn giảm thiểu số thuế phải nộp trong khi đa số (không phải tất cả) cơ quan thuế thì muốn thu càng nhiều càng tốt. Ở góc độ chi tiêu tiền thuế, người nộp thuế muốn tăng tính minh bạch, các bộ phận hoạch định ngân sách có xu thế né trách nhiệm giải trình.
Khi đưa ra các sắc thuế, các cơ quan hữu quan thường dựa trên ba chức năng của thuế: tái phân phối thu nhập để giảm bất công bằng, điều tiết tiêu dùng, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Có người sẽ đặt câu hỏi: tại sao lại phải tái phân phối thu nhập? Câu trả lời là: do trong xã hội luôn có sự bất bình đẳng (một cách tương đối) trong thu nhập, người ta kỳ vọng rằng nhờ chính sách thuế sẽ làm giảm sự bất bình đẳng này thông qua việc dùng tiền thuế để đầu tư các dịch vụ công và giảm chi phí tiếp cận các dịch vụ này đối với người nghèo dẫn tới làm tăng tổng phúc lợi xã hội.
Chức năng thứ hai được hình thành dựa trên giả định con người phản ứng đối với các khuyến khích. Khi không muốn người tiêu dùng sử dụng những loại hàng hoá có ngoại tác tiêu cực, chính phủ đánh thuế lên hàng hoá đó làm giá của nó tăng cao và lượng cầu hàng hoá đó giảm xuống.
Chức năng thứ ba gần như là hiển nhiên cho các chính quyền hiện nay. Nguyên lý quản lý hiện đại cho rằng: chính phủ chỉ nên thực hiện những việc mà thị trường không làm tốt. Dựa trên nguyên lý này thì chính phủ sẽ không tham gia kinh doanh vì thị trường làm rất tốt việc này. Nhưng nghịch lý là, nếu không tham gia kinh doanh thì không có nguồn thu, trong khi chính phủ vẫn phải chi tiêu cho sự tồn tại của bộ máy hành chính, cung cấp hàng hoá công và nhiều dịch vụ công khác. Giải pháp cho vấn đề này chính là chính phủ sẽ thu thuế như nguồn tài chính để duy trì các chức năng của mình và đổi lại chính phủ sẽ tạo ra những luật chơi để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một điều: ba chức năng nói trên hiếm khi đồng hành cùng nhau trong một sắc thuế. Thông thường sẽ có một lý do lấn át các lý do còn lại. Chính vì thế, khi thực thi một sắc thuế, người ta sẽ có những thứ tự ưu tiên nhất định tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội. Như đã nói ở trên, việc đánh thuế thường gây chia rẽ, nên người hoạch định thường đưa ra những lý do nhằm ổn định tâm lý người dân, đặc biệt là những chính quyền theo đường lối dân túy.
Một chính sách thuế được gọi là tốt nếu như nó thoả mãn được các tiêu chí sau đây.
Đầu tiên, sắc thuế phải hiệu quả, có nghĩa là có cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp. Cơ sở thuế rộng đảm bảo tính bền vững của nguồn thu trong khi thuế suất thấp làm giảm tổn thất xã hội, giảm động cơ trốn thuế.
Tiếp theo, sắc thuế phải đảm bảo sự công bằng cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang được hiểu là: hai cá thể có khả năng chi trả như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Công bằng theo chiều dọc có nghĩa là hai cá thể có khả năng chi trả khác nhau thì phải đối xử khác nhau trong nghĩa thực thi sắc thuế.
Hiển nhiên, chúng ta đều hiểu rằng ai có khả năng chi trả cao hơn thì sẽ phải đóng thuế nhiều hơn (một cách tương đối) thì mới gọi là công bằng. Cuối cùng, sắc thuế phải khả thi - chi phí hành thu phải nhỏ hơn doanh thu thuế.
Về đề xuất thu thuế nhà
Trước hết dựa vào lý thuyết tổng quan ở trên để phân tích động cơ chính của đề xuất dựa trên lý do nào. Việc sở hữu, tích lũy tài sản như xây nhà là việc nhà nước không cấm. Mặt khác việc tích lũy tài sản như vậy có tác động tích cực tới nền kinh tế vì thông qua hoạt động tích luỹ tài sản này lượng vốn trong nền kinh tế cũng gia tăng. Như vậy việc đánh thuế nhà đất không phải nhằm mục đích điều tiết tiêu dùng.
Vậy đề xuất đánh thuế này có giảm bất công bằng?
Theo ý kiến cá nhân của người viết, nếu chỉ đánh thuế lên nhà ở mà không đánh thuế lên tài sản khác, thì câu trả lời là không. Những lập luận dưới đây ủng hộ câu trả lời này. Giả sử một đại gia và một công chức cùng sở hữu nhà có giá trị như nhau. Do giá trị của ngôi nhà như nhau nên họ cùng phải nộp một số tiền thuế như nhau. Nhưng đối với vị công chức, tài sản lớn nhất của anh ta là căn nhà, trong khi đó vị đại gia còn có nhiều loại tài sản khác.
Nói cách khác, khả năng chi trả của đại gia cao hơn nhiều so với công chức. Điều này dẫn tới tỷ lệ thuế phải nộp so với khả năng chi trả của vị công chức cao hơn tỷ lệ này của anh đại gia. Trong thuật ngữ chuyên ngành, đây là sắc thuế có tính lũy thoái nên không đảm bảo giảm bất công bằng.
Loại trừ hai lý do trên, thì đề xuất này thiên về hướng thu thuế để bổ sung ngân sách. Đặt trong bối cảnh hiện nay, các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết và có hiệu lực, nguồn thu từ thuế ngoại thương giảm đáng kể trong khi chi ngân sách càng ngày càng gia tăng thì suy luận này là hợp lý.
Việc đánh thuế lên sở hữu nhà có khả thi?
Một khi, người nộp thuế ý thức được rằng khi họ nộp thuế nhà, chính quyền sử dụng tiền thuế đó để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống và gián tiếp làm giá bất động sản tăng lên, họ sẽ sẵn sàng nộp. Lúc đó chi phí tuân thủ sẽ thấp hơn trường hợp ngược lại.
Theo quan sát của người viết, trong bối cảnh người dân xây một cái chuồng gà cũng bị xử phạt, thì việc xác định chủ sở hữu, giá trị của một ngôi nhà không phải là việc khó. Điều đó cho thấy rằng việc né thuế (hợp pháp) đối với sắc thuế này là rất khó.
Với tâm lý chung “an cư lạc nghiệp”, thì cơ sở thuế của thuế đánh lên nhà ở rộng hơn so với thuế đánh lên các tài sản khác. Và đây là thuế hàng năm phải nộp, nên xét về khía cạnh ngân sách thì nó tương đối bền vững. Vấn đề ở đây là xác định ngưỡng chịu thuế là bao nhiêu, thuế suất ở mức nào, cấp nào được quyền thu và cấp nào được hưởng lợi từ tiền thuế này?
Như đã nói ở trên, lực lượng cán bộ ở địa phương nắm rõ tình hình xây dựng mua bán trao đổi bất động sản trên địa bàn của mình. Như vậy, nên để cho địa phương thu thuế này là tốt nhất. Nhưng để địa phương có động lực thu thuế thì họ phải được hưởng lợi từ nguồn thu này. Hơn thế nữa, việc tích lũy bất động sản là sử dụng nguồn lực của địa phương nên để cho địa phương được hưởng phần lớn số thu từ thuế đánh lên nhà ở là việc làm hợp lý.
Vậy ngưỡng chịu thuế là bao nhiêu? Nên để mỗi địa phương tự đặt ra ngưỡng chịu thuế và thuế suất hay là cào bằng trong cả nước? Để trả lời câu hỏi này, cần phải có điều tra cụ thể. Nhưng một cách định tính, chúng ta nên để các địa phương tự quyết ngưỡng chịu thuế và thuế suất.
Điều này đảm bảo mức thuế sẽ phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương giúp khả năng hành thu tốt hơn. Ví dụ, ở vùng nông thôn, hầu hết các gia đình xây nhà giá trị thấp trong khi ở đô thị thường xây nhà giá trị cao hơn. Như vậy nếu cào bằng ngưỡng chịu thuế và thuế suất, có khả năng doanh thu thuế nhà ở các vùng nông thôn sẽ rất thấp (đôi khi không đủ bù chi phí hành thu) dẫn đến không khả thi.
Ở một khía cạnh khác, tính “hiện” của thuế nhà ở rất cao, tức người chịu thuế dễ dàng ước lượng được mức giảm của thu nhập khả dụng. Việc này bất lợi cho chính quyền nếu họ không có trách nhiệm giải trình. Để khuyến khích người dân tuân thủ sắc thuế này cần phải tăng tính minh bạch khi sử dụng nguồn thu từ thuế nhà. Một khi, người nộp thuế ý thức được rằng khi họ nộp thuế nhà, chính quyền sử dụng tiền thuế đó để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường sống và gián tiếp làm giá bất động sản tăng lên, họ sẽ sẵn sàng nộp. Lúc đó chi phí tuân thủ sẽ thấp hơn trường hợp ngược lại (thiếu minh bạch).
Nói tóm lại, việc thu thuế nhà ở là một trong các giải pháp giúp giảm căng thẳng của vấn đề ngân sách trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên để đề xuất này hiệu quả và khả thi nên để cho địa phương tự quyết ngưỡng chịu thuế và thuế suất và để nguồn thu này cho địa phương thay vì chuyển về trung ương.
Hơn thế nữa, chính quyền địa phương tăng cường tính minh bạch trong việc sử dụng tiền thuế này là một điều kiện để giảm chi phí tuân thủ của sắc thuế nêu trên.
Quỳnh Anh
Lời tòa soạn: Người Đô Thị nhận được ý kiến của một giáo viên trường Đại học Mở TP.HCM chung quanh đề xuất đánh thuế tài sản từ Bộ Tài chính làm dư luận dậy sóng. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái niệm, từ đó tập trung phân tích sắc thuế đánh vào nhà ở trước khi đưa ra một số khuyến nghị. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
http://nguoidothi.net.vn/may-loi-ve-chinh-sach-danh-thue-len-tai-san-13331.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét