‘Lò’ sẽ đốt ai ở Sài Gòn?
Không còn nghi ngờ gì nữa, sau Đà Nẵng, “Người đốt lò vĩ đại” - một tụng danh mà Đài Tiếng Nói Việt Nam dành cho Nguyễn Phú Trọng - đã chính thức mang củi lửa vào đất Sài Gòn. Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến trước tết 2018, đã ầm ì tin tức về việc sau tết nguyên đán 2018 Lê Thanh Hải, “gia tộc họ Lê - Trương” sẽ bị “trung ương đánh”, và sẽ “đánh” trước Hội nghị trung ương 7. Hội nghị trung ương 7 dự kiến được tổ chức vào tháng Năm năm 2018. Cho tới nay, đã có 3 “thân nhân” của ông Lê Thanh Hải bị cuốn vào cơn sóng gió: Lê Tấn Hùng, Lê Trương Hải Hiếu và Tất Thành Cang. Nhưng “tử huyệt” của Lê Thanh Hải có lẽ là Vạn Thịnh Phát.
Lê Thanh Hải và gia tộc Trương Mỹ Lan
Một tháng sau tết nguyên đán 2018 và sau khi đã kết thúc khoảng lặng “nhân văn trước tết” như một tư tưởng nhân đạo mới của Nguyễn Phú Trọng, song trùng với vụ giáng cho cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng thêm án tù giam 18 năm, bùng cháy vụ “Mobifone mua AVG” móc xích với Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn, vụ bắt hai tướng công an “tổ chức đánh bạc công nghệ cao”, bắt cả một tướng tình báo của Tổng cục V Bộ Công an có cấu kết với vụ Vũ “Nhôm”, cùng lúc khai hỏa kế hoạch cải tổ ngành công an, chiến dịch “đốt lò” ở Sài Gòn đã khởi động từ tháng Ba năm 2018 và tăng hẳn sức nóng vào tháng Tư.
Khá nhiều dấu hiệu và biểu hiện đã và đang tựu trung cho kết luận không còn là sơ bộ về kế hoạch “Nam tiến” trên.
Những “khúc củi” đầu tiên
“Khúc củi” đầu tiên bị tống vào “lò” là ông Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI).
Vào đầu tháng Ba năm 2018, Lê Tấn Hùng bị Ủy ban nhân dân TP.HCM quyết định kỷ luật với mức độ khiển trách và đã tưởng như sẽ “hạ cánh an toàn”. Nhưng một tháng sau đó, cơ quan Thanh tra TP.HCM đã bật đèn xanh cho báo chí công bố vụ Lê Tấn Hùng “chi khống 13,3 tỉ đồng” với những bằng chứng rõ rệt mà không thể hiểu khác hơn là ông Hùng sẽ phải “đi” tiếp bước hai vào quy trình tố tụng hình sự.
Lê Tấn Hùng lại là em ruột của cựu ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải.
Cách đây gần hai chục năm và trước khi ngồi vào ghế chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải là Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong - “cái nôi cách mạng” mà sau đó người em trai Lê Tấn Hùng được thừa kế. Trong suốt một thời gian dài, cặp anh em Lê Thanh Hải - Lê Tấn Hùng đã biến lực lượng này thành một nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi - theo rất nhiều dư luận.
“Khúc củi” thứ hai bị cháy là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12. Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng bị báo chí công bố “chi khống 13,3 tỉ đồng”, Lê Trương Hải Hiếu bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật theo cách “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”.
Lê Trương Hải Hiếu lại là con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải.
Vào thời người cha còn đương chức Bí thư thành ủy TP.HCM, ông Lê Trương Hải Hiếu đã từng được liệt vào danh sách “tuổi trẻ tài cao” theo ngôn ngữ nửa thật nửa hư của giới quan chức và báo chí, hoặc “hót hay nhảy giỏi” theo cách châm biếm của dân gian đương đại.
Thành tích cao nhất về “nhảy giỏi” là ngay cả sau khi Lê Thanh Hải đã “rớt đài” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền và phải “về vườn”, vào tháng 5/2016 ông Hải vẫn tìm cách “binh” cho con trai Lê Trương Hải Hiếu có được một suất trong Ban chấp hành đảng bộ thành phố (tức thành ủy viên), bất chấp việc trước đó ông Hiếu chỉ nhận được tỷ lệ phiếu khá thấp cho cái ghế chính trị kèm lợi ích này.
Chính người kế nhiệm Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đã hoàn tất câu chuyện “binh” mang tính thần thoại ấy. Từ đầu năm 2016, Đinh La Thăng đã bất ngờ “nhảy” vào Bộ Chính trị và được điều động về làm bí thư thành ủy TP.HCM.
Như vậy, “độ trễ” của Lê Trương Hải Hiếu so với Đinh La Thăng là đúng 1 năm, nếu tính từ thời đểm tháng 4/2017 khi ông Thăng phải nhận “án” kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, và là 4 tháng nếu tính từ tháng 12/2017 khi ông Thăng chính thức tra tay vào còng.
Còn “khúc củi” thứ ba, tuy chưa chính thức được gọi tên, nhưng nhiều khả năng là Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM.
Chỉ một ngày sau vụ công bố kỷ luật Lê Trương Hải Hiếu, báo chí nhà nước bắt đầu nhóm lửa vụ một doanh nghiệp đảng có vốn 100% của Thành ủy TP.HCM là Công ty Tân Thuận đã bán 30 ha đất cộng sản ở huyện Nhà Bè cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá quá thấp và sai quy định pháp luật, khiến ngân khố đang cạn kiệt của nhà nước vì tham nhũng và lãng phí phải chịu thêm khoản thất thoát khổng lồ lên tới khoảng 2.400 tỷ đồng.
Chiến dịch mổ xẻ của báo chí nhà nước trong những ngày tiếp theo về vụ việc trên đã phác ra chân dung của nhân vật được cho là đã ký phê duyệt chủ trương vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè: Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang lại là nhân vật được dư luận xem là “đệ ruột” của cựu bí thư Lê Thanh Hải.
“Trưởng thành” từ cán bộ đoàn ở Thành đoàn TP.HCM, Tất Thành Cang được bí thư thành ủy TP.HCM thời đó là Lê Thanh Hải “đặt” vào ghế bí thư quận 2 - nơi có dự án Thủ Thiêm khổng lồ với 160 ha đất vàng, cũng là nơi đã phát sinh vô số vụ đền bù bất công, tạo chênh lệch đến vài chục lần giữa giá thị trường và giá đền bù cho người dân, cũng là nơi đã xảy ra không ít cái chết của dân oan đất đai do phẫn uất.
Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy khi còn là bí thư quận 2, Tất Thành Cang đã đắc lực giúp cho “Anh Hai Nhựt” (bí danh của Lê Thanh Hải) nhằm “nuốt sống” đất Thủ Thiêm.
Cũng vào thời gian này, dư luận đang phong phanh tin về một đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm với trọng tâm là công tác đền bù giải tỏa.
“Tử huyệt Vạn Thịnh phát”
“Khúc nhạc dạo đầu” của báo chí nhà nước về hàng loạt và còn hơn thế nữa những vụ bê bối của những người trong “gia tộc Lê Thanh Hải”, cùng những vụ việc có dấu hiệu “ăn đậm” của giới quan chức, đang phát ra tín hiệu nóng rẫy về “lò” của Nguyễn Phú Trọng đang phi mã đến trước cửa nhà cựu bí thư Lê Thanh Hải.
Lê Thanh Hải lại là nhân vật được rất nhiều “đồng bào và đồng chí” ở Sài Gòn và Nam Bộ quan tâm. Đã từ nhiều năm qua, ông Hải được cho là “một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam”. Cũng không thiếu dư luận cho rằng Lê Thanh Hải sở dĩ phất lên kinh khủng như thế là do “ăn đậm”.
“Gia tộc Lê Thanh Hải” lại được cho là có mối quan hệ rất sâu đậm với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan. Trong thương trường, Vạn Thịnh Phát được xem là “siêu giàu”, còn bà Trương Mỹ Lan lại là một trong số những người giàu nhất Việt Nam.
Tuy nhiên cho tới nay, cái tên Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan vẫn khá bí ẩn khi thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.
Vạn Thịnh Phát chỉ thực sự “nổi lên mặt nước” khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông vận tải) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.
Sau đó, từ đầu tháng 8/2016 đã bắt đầu tăng cường những dấu hiệu tấn công vào Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Một trong số những bài viết đáng chú ý trên báo nhà nước mang tựa đề “Đại gia Trương Mỹ Lan và ‘đế chế’ Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì?”, cho rằng “Thâu tóm hàng loạt siêu dự án rồi để “trùm mền”, động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc TP.HCM đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm”.
Gần đại hội 12 của đảng cầm quyền, bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết mang tính móc xích về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Lê Thanh Hải – Bí thư thành ủy TP.HCM từ năm 2015 trở về trước. Nhiều dư luận cho rằng nhờ có sự “bảo kê” của Bí thư Hải mà Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để kinh doanh bất động sản, mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này.
Từ cuối năm 2015 và trước đại hội 12, đã có tin Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan nằm trong danh sách “bị thịt”.
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến trước tết 2018, đã ầm ì tin tức về việc sau tết nguyên đán 2018 Lê Thanh Hải, “gia tộc họ Lê - Trương” sẽ bị “trung ương đánh”, và sẽ “đánh” trước Hội nghị trung ương 7.
Hội nghị trung ương 7 dự kiến được tổ chức vào tháng Năm năm 2018.
Cho tới nay, đã có 3 “thân nhân” của ông Lê Thanh Hải bị cuốn vào cơn sóng gió: Lê Tấn Hùng, Lê Trương Hải Hiếu và Tất Thành Cang.
Nếu Tất Thành Cang bị mất chức do vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một đàn em - con cờ chủ chốt mà ông ta đã “cài cắm” trong cơ quan thường trực thành ủy, càng khiến cho nguy cơ ông Hải bị “hồi tố” về trách nhiệm điều hành và tài sản cá nhân trong thời gian tới trở nên rõ như ban ngày.
Nhưng “tử huyệt” của Lê Thanh Hải có lẽ là Vạn Thịnh Phát.
Khác hẳn với nhiều đại gia khác khi luôn cố triển khai càng nhanh càng tốt dự án, hoặc nếu chậm triển khai là do bị kẹt vốn, Vạn Thịnh Phát lại “mua để đó” nhiều cụm đất vàng ở Sài Gòn, trong khi hoàn toàn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tập đoàn này bị thiếu vốn. Đây là một dấu hỏi rất lớn mà cho tới nay vẫn chưa được giải mã.
Phạm Chí Dũng
Blog VOA
Khá nhiều dấu hiệu và biểu hiện đã và đang tựu trung cho kết luận không còn là sơ bộ về kế hoạch “Nam tiến” trên.
Những “khúc củi” đầu tiên
“Khúc củi” đầu tiên bị tống vào “lò” là ông Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI).
Vào đầu tháng Ba năm 2018, Lê Tấn Hùng bị Ủy ban nhân dân TP.HCM quyết định kỷ luật với mức độ khiển trách và đã tưởng như sẽ “hạ cánh an toàn”. Nhưng một tháng sau đó, cơ quan Thanh tra TP.HCM đã bật đèn xanh cho báo chí công bố vụ Lê Tấn Hùng “chi khống 13,3 tỉ đồng” với những bằng chứng rõ rệt mà không thể hiểu khác hơn là ông Hùng sẽ phải “đi” tiếp bước hai vào quy trình tố tụng hình sự.
Lê Tấn Hùng lại là em ruột của cựu ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải.
Cách đây gần hai chục năm và trước khi ngồi vào ghế chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM, Lê Thanh Hải là Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong - “cái nôi cách mạng” mà sau đó người em trai Lê Tấn Hùng được thừa kế. Trong suốt một thời gian dài, cặp anh em Lê Thanh Hải - Lê Tấn Hùng đã biến lực lượng này thành một nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi - theo rất nhiều dư luận.
“Khúc củi” thứ hai bị cháy là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12. Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng bị báo chí công bố “chi khống 13,3 tỉ đồng”, Lê Trương Hải Hiếu bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật theo cách “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”.
Lê Trương Hải Hiếu lại là con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải.
Vào thời người cha còn đương chức Bí thư thành ủy TP.HCM, ông Lê Trương Hải Hiếu đã từng được liệt vào danh sách “tuổi trẻ tài cao” theo ngôn ngữ nửa thật nửa hư của giới quan chức và báo chí, hoặc “hót hay nhảy giỏi” theo cách châm biếm của dân gian đương đại.
Thành tích cao nhất về “nhảy giỏi” là ngay cả sau khi Lê Thanh Hải đã “rớt đài” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền và phải “về vườn”, vào tháng 5/2016 ông Hải vẫn tìm cách “binh” cho con trai Lê Trương Hải Hiếu có được một suất trong Ban chấp hành đảng bộ thành phố (tức thành ủy viên), bất chấp việc trước đó ông Hiếu chỉ nhận được tỷ lệ phiếu khá thấp cho cái ghế chính trị kèm lợi ích này.
Chính người kế nhiệm Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đã hoàn tất câu chuyện “binh” mang tính thần thoại ấy. Từ đầu năm 2016, Đinh La Thăng đã bất ngờ “nhảy” vào Bộ Chính trị và được điều động về làm bí thư thành ủy TP.HCM.
Như vậy, “độ trễ” của Lê Trương Hải Hiếu so với Đinh La Thăng là đúng 1 năm, nếu tính từ thời đểm tháng 4/2017 khi ông Thăng phải nhận “án” kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, và là 4 tháng nếu tính từ tháng 12/2017 khi ông Thăng chính thức tra tay vào còng.
Còn “khúc củi” thứ ba, tuy chưa chính thức được gọi tên, nhưng nhiều khả năng là Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM.
Chỉ một ngày sau vụ công bố kỷ luật Lê Trương Hải Hiếu, báo chí nhà nước bắt đầu nhóm lửa vụ một doanh nghiệp đảng có vốn 100% của Thành ủy TP.HCM là Công ty Tân Thuận đã bán 30 ha đất cộng sản ở huyện Nhà Bè cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá quá thấp và sai quy định pháp luật, khiến ngân khố đang cạn kiệt của nhà nước vì tham nhũng và lãng phí phải chịu thêm khoản thất thoát khổng lồ lên tới khoảng 2.400 tỷ đồng.
Chiến dịch mổ xẻ của báo chí nhà nước trong những ngày tiếp theo về vụ việc trên đã phác ra chân dung của nhân vật được cho là đã ký phê duyệt chủ trương vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè: Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang lại là nhân vật được dư luận xem là “đệ ruột” của cựu bí thư Lê Thanh Hải.
“Trưởng thành” từ cán bộ đoàn ở Thành đoàn TP.HCM, Tất Thành Cang được bí thư thành ủy TP.HCM thời đó là Lê Thanh Hải “đặt” vào ghế bí thư quận 2 - nơi có dự án Thủ Thiêm khổng lồ với 160 ha đất vàng, cũng là nơi đã phát sinh vô số vụ đền bù bất công, tạo chênh lệch đến vài chục lần giữa giá thị trường và giá đền bù cho người dân, cũng là nơi đã xảy ra không ít cái chết của dân oan đất đai do phẫn uất.
Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy khi còn là bí thư quận 2, Tất Thành Cang đã đắc lực giúp cho “Anh Hai Nhựt” (bí danh của Lê Thanh Hải) nhằm “nuốt sống” đất Thủ Thiêm.
Cũng vào thời gian này, dư luận đang phong phanh tin về một đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm với trọng tâm là công tác đền bù giải tỏa.
“Tử huyệt Vạn Thịnh phát”
“Khúc nhạc dạo đầu” của báo chí nhà nước về hàng loạt và còn hơn thế nữa những vụ bê bối của những người trong “gia tộc Lê Thanh Hải”, cùng những vụ việc có dấu hiệu “ăn đậm” của giới quan chức, đang phát ra tín hiệu nóng rẫy về “lò” của Nguyễn Phú Trọng đang phi mã đến trước cửa nhà cựu bí thư Lê Thanh Hải.
Lê Thanh Hải lại là nhân vật được rất nhiều “đồng bào và đồng chí” ở Sài Gòn và Nam Bộ quan tâm. Đã từ nhiều năm qua, ông Hải được cho là “một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam”. Cũng không thiếu dư luận cho rằng Lê Thanh Hải sở dĩ phất lên kinh khủng như thế là do “ăn đậm”.
“Gia tộc Lê Thanh Hải” lại được cho là có mối quan hệ rất sâu đậm với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan. Trong thương trường, Vạn Thịnh Phát được xem là “siêu giàu”, còn bà Trương Mỹ Lan lại là một trong số những người giàu nhất Việt Nam.
Tuy nhiên cho tới nay, cái tên Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan vẫn khá bí ẩn khi thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.
Vạn Thịnh Phát chỉ thực sự “nổi lên mặt nước” khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông vận tải) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.
Sau đó, từ đầu tháng 8/2016 đã bắt đầu tăng cường những dấu hiệu tấn công vào Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Một trong số những bài viết đáng chú ý trên báo nhà nước mang tựa đề “Đại gia Trương Mỹ Lan và ‘đế chế’ Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì?”, cho rằng “Thâu tóm hàng loạt siêu dự án rồi để “trùm mền”, động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc TP.HCM đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm”.
Gần đại hội 12 của đảng cầm quyền, bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết mang tính móc xích về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Lê Thanh Hải – Bí thư thành ủy TP.HCM từ năm 2015 trở về trước. Nhiều dư luận cho rằng nhờ có sự “bảo kê” của Bí thư Hải mà Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để kinh doanh bất động sản, mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này.
Từ cuối năm 2015 và trước đại hội 12, đã có tin Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan nằm trong danh sách “bị thịt”.
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến trước tết 2018, đã ầm ì tin tức về việc sau tết nguyên đán 2018 Lê Thanh Hải, “gia tộc họ Lê - Trương” sẽ bị “trung ương đánh”, và sẽ “đánh” trước Hội nghị trung ương 7.
Hội nghị trung ương 7 dự kiến được tổ chức vào tháng Năm năm 2018.
Cho tới nay, đã có 3 “thân nhân” của ông Lê Thanh Hải bị cuốn vào cơn sóng gió: Lê Tấn Hùng, Lê Trương Hải Hiếu và Tất Thành Cang.
Nếu Tất Thành Cang bị mất chức do vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một đàn em - con cờ chủ chốt mà ông ta đã “cài cắm” trong cơ quan thường trực thành ủy, càng khiến cho nguy cơ ông Hải bị “hồi tố” về trách nhiệm điều hành và tài sản cá nhân trong thời gian tới trở nên rõ như ban ngày.
Nhưng “tử huyệt” của Lê Thanh Hải có lẽ là Vạn Thịnh Phát.
Khác hẳn với nhiều đại gia khác khi luôn cố triển khai càng nhanh càng tốt dự án, hoặc nếu chậm triển khai là do bị kẹt vốn, Vạn Thịnh Phát lại “mua để đó” nhiều cụm đất vàng ở Sài Gòn, trong khi hoàn toàn chưa có dấu hiệu nào cho thấy tập đoàn này bị thiếu vốn. Đây là một dấu hỏi rất lớn mà cho tới nay vẫn chưa được giải mã.
Phạm Chí Dũng
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét