Vali nạn nhân nữ vụ bắt cóc Berlin 'bị lục tung'
25 tháng 4 2018 - "Các vali trong phòng trống rỗng, giống như có người nào đó từng vào lục lọi, lấy đi hết," một nhân chứng người Việt khai trước tòa trong chiều ngày thứ hai phiên xử bị cáo Long N. H., nghi phạm vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'. Nhân chứng Lê K. P. nói ông là người đã được nhân viên Sứ quán Việt Nam tại Berlin nhờ tới khách sạn lấy đồ cho một phụ nữ "bị gãy tay" vào đúng ngày mà cơ quan công tố Đức nói xảy ra vụ bắt cóc ông Thanh và một phụ nữ đi cùng.
Bị cáo Long N. H và luật sư biện hộ trong phiên xử 25/4/2018. Chiều ngày thứ hai phiên xử bị cáo Long N. H., 25/4/2018, tòa tiếp tục nghe lời khai của ba nhân chứng nữa, trong đó người Việt nêu trên. "Việc một nhân chứng người Việt xuất hiện tại tòa chiều hôm nay quả là một sự kiện hy hữu và là một bất ngờ lớn," nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng, người theo dõi phiên tòa từ đầu ngày thứ hai, nói với BBC.
Bất ngờ hơn nữa là những lời khai của người này trước tòa.
Nếu như cả năm nhân chứng đã lần lượt khai trong ngày, gồm một người Pháp, một người Đức và một người Thổ Nhĩ Kỳ trong phiên xử buổi sáng, và hai sinh viên người Đức trong phiên buổi chiều, đều mô tả về những gì họ chứng kiến tại hiện trường xảy ra vụ bắt cóc, thì lời khai của nhân chứng người Việt lại đề cập tới một câu chuyện xảy ra vào địa điểm, thời gian hoàn toàn khác.
"Tôi đã giúp nhân viên Sứ quán"
Kỹ sư Lê K. P. khai trước tòa rằng vào hôm Chủ Nhật 23/4/2017, ông nhận điện thoại từ một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin có tên là Le D. T., nhờ giúp đỡ.
Khi tới gặp ông này tại Sứ quán Việt Nam, nhân chứng được đề nghị tới khách sạn lấy giúp đồ đạc, vali của "một cô bị thương, bị gãy tay, không tự đến lấy được", nhân chứng trình bày trước tòa.
Nhân chứng nói bên cạnh chìa khóa từ để vào phòng khách sạn, ông còn được nhân viên này trao cho giấy ủy nhiệm đã làm sẵn, gồm một bản tiếng Đức và một bản tiếng Việt, trên đó "có chữ ký của một nữ lãnh đạo Sứ quán", rồi chở đến khách sạn.
Nhân chứng nói khi đó ông đã "không đọc kỹ lắm" nội dung hai bản giấy ủy nhiệm, và không nhận ra rằng có sự khác biệt nào giữa hai bản hay không.
Bất ngờ hơn nữa là những lời khai của người này trước tòa.
Nếu như cả năm nhân chứng đã lần lượt khai trong ngày, gồm một người Pháp, một người Đức và một người Thổ Nhĩ Kỳ trong phiên xử buổi sáng, và hai sinh viên người Đức trong phiên buổi chiều, đều mô tả về những gì họ chứng kiến tại hiện trường xảy ra vụ bắt cóc, thì lời khai của nhân chứng người Việt lại đề cập tới một câu chuyện xảy ra vào địa điểm, thời gian hoàn toàn khác.
"Tôi đã giúp nhân viên Sứ quán"
Kỹ sư Lê K. P. khai trước tòa rằng vào hôm Chủ Nhật 23/4/2017, ông nhận điện thoại từ một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin có tên là Le D. T., nhờ giúp đỡ.
Khi tới gặp ông này tại Sứ quán Việt Nam, nhân chứng được đề nghị tới khách sạn lấy giúp đồ đạc, vali của "một cô bị thương, bị gãy tay, không tự đến lấy được", nhân chứng trình bày trước tòa.
Nhân chứng nói bên cạnh chìa khóa từ để vào phòng khách sạn, ông còn được nhân viên này trao cho giấy ủy nhiệm đã làm sẵn, gồm một bản tiếng Đức và một bản tiếng Việt, trên đó "có chữ ký của một nữ lãnh đạo Sứ quán", rồi chở đến khách sạn.
Nhân chứng nói khi đó ông đã "không đọc kỹ lắm" nội dung hai bản giấy ủy nhiệm, và không nhận ra rằng có sự khác biệt nào giữa hai bản hay không.
Nhân chứng người Việt nói vào ngày 23/7/2017, ông đã tới Sứ quán Việt Nam tại Berlin sau khi nhận được điện thoại của một nhân viên tại đây, nhờ giúp đỡ
Khi tới nơi, nhân chứng trình bày với nhân viên khách sạn; giấy ủy nhiệm và giấy tờ tùy thân của ông được khách sạn photocopy lại.
Tuy nhiên, ông được cho biết chiếc chìa khóa từ vào phòng đã không còn làm việc nữa, và ông được nhân viên khách sạn trao một chìa khóa mới.
Khi lên tới phòng, nhân chứng nói ông "thấy trong phòng rất bừa bãi, các vali đều trống rỗng, giống như đã có người từng vào lục lọi, lấy đi hết".
Tuy nhiên, ông vẫn thu dọn những thứ còn sót lại, đem xuống và được nhân viên Sứ quán đi cùng "chở thẳng ra sân bay" để đưa đồ cho chủ nhân các vali.
"Trên đường đi, vị nhân viên Sứ quán đó gọi điện thoại rất bận rộn," nhân chứng nói.
Lúc tới nơi, thì người phụ nữ đó đã lên máy bay, "không đưa đồ cho cô ấy được nữa".
Không được đưa tới cơ sở y tế để sơ cứu?
Nếu những gì nhân chứng khai được xác định là chính xác, thì trong số các chi tiết đáng chú ý có việc dường như người phụ nữ được nhắc tới trong cuộc trao đổi giữa ông với nhân viên Sứ quán đã rời khỏi Đức trong tình trạng không được sơ cứu dù bị thương tới mức "gãy tay".
Nhân chứng nói ông đã được đề nghị "tìm hộ thuốc nào đó để cầm máu, chữa tạm thời" cho người phụ nữ này.
Ông nói ông đã mất rất nhiều thời gian trong sân bay để đi hỏi các nhân viên ở đó để tìm hiệu thuốc hoặc trạm y tế gần nhất "để kiếm thuốc cho cô ấy".
Khi tới nơi, nhân chứng trình bày với nhân viên khách sạn; giấy ủy nhiệm và giấy tờ tùy thân của ông được khách sạn photocopy lại.
Tuy nhiên, ông được cho biết chiếc chìa khóa từ vào phòng đã không còn làm việc nữa, và ông được nhân viên khách sạn trao một chìa khóa mới.
Khi lên tới phòng, nhân chứng nói ông "thấy trong phòng rất bừa bãi, các vali đều trống rỗng, giống như đã có người từng vào lục lọi, lấy đi hết".
Tuy nhiên, ông vẫn thu dọn những thứ còn sót lại, đem xuống và được nhân viên Sứ quán đi cùng "chở thẳng ra sân bay" để đưa đồ cho chủ nhân các vali.
"Trên đường đi, vị nhân viên Sứ quán đó gọi điện thoại rất bận rộn," nhân chứng nói.
Lúc tới nơi, thì người phụ nữ đó đã lên máy bay, "không đưa đồ cho cô ấy được nữa".
Không được đưa tới cơ sở y tế để sơ cứu?
Nếu những gì nhân chứng khai được xác định là chính xác, thì trong số các chi tiết đáng chú ý có việc dường như người phụ nữ được nhắc tới trong cuộc trao đổi giữa ông với nhân viên Sứ quán đã rời khỏi Đức trong tình trạng không được sơ cứu dù bị thương tới mức "gãy tay".
Nhân chứng nói ông đã được đề nghị "tìm hộ thuốc nào đó để cầm máu, chữa tạm thời" cho người phụ nữ này.
Ông nói ông đã mất rất nhiều thời gian trong sân bay để đi hỏi các nhân viên ở đó để tìm hiệu thuốc hoặc trạm y tế gần nhất "để kiếm thuốc cho cô ấy".
Phiên xử nghi phạm 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'
Cả hai việc mà nhân chứng nhận làm giúp, là lấy đồ đạc từ khách sạn và tìm thuốc cầm máu, "cuối cùng đều không cần thiết, không sử dụng" theo như yêu cầu, do "cô ấy đã bay rồi".
Sau đó, hai người cùng rời sân bay, rồi nhân chứng chia tay nhân viên Sứ quán và đi về nhà.
Ngày hôm sau, ông lên Sứ quán để trả lại chiếc chìa khóa từ không dùng đến.
Nhân chứng khá tự tin về khả năng tiếng Đức của mình và từ chối dùng phiên dịch của tòa, nhà báo Lê Mạnh Hùng cho biết.
Tuy nhiên, trong quá trình trình bày, "chúng tôi thấy tiếng Đức của ông ấy còn rất yếu, cho nên đôi lúc tòa phải nhờ phiên dịch để làm rõ nội dung nhân chứng muốn khai".
"Tòa cũng hỏi ông ấy rất nhiều về mối quan hệ của ông với nhân viên Sứ quán, chẳng hạn như đó là mối quan hệ thế nào, lần cuối cùng gặp nhau ra sao, bản chất đó là mối quan hệ riêng tư hay liên quan đến công việc...."
"Tòa cũng làm phép thử bằng cách đưa tờ giấy ủy nhiệm bằng tiếng Việt do Đại sứ quán đưa và yêu cầu ông ấy thử dịch sang tiếng Đức, sau đó so sánh bản dịch miệng của nhân chứng với bản gốc tiếng Đức, và nói nội dung hai bản rất khác nhau."
Kỹ sư Lê là một gương mặt tham gia khá nhiều hoạt động xã hội trong cộng đồng người Việt tại Đức, cho nên việc ông quen biết các nhân viên Sứ quán không phải là điều lạ, ông Lê Mạnh Hùng bình luận.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43888057
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét