Lịch sử thăng trầm của dinh Độc Lập
29/04/2018 - Dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) là một tòa kiến trúc đẹp và uy nghi bậc nhất, là biểu tượng quyền lực tối cao của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Kể từ ngày "khai sinh", tòa nhà đó chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử của đất nước, được đặc cách xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25-6-1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).Khởi đầu từ dinh Gouverneur De La Cochinchine
Tháng 10-1863, Phó Đô đốc Pierre Paul De Lagrandière được chính phủ Pháp cử làm Thống soái Nam Kỳ. Trước khi về Pháp nhận hàm Đô đốc ông ta đã yêu cầu viên Phó Thống đốc tìm người vẽ thiết kế để xây dựng dinh Thống soái. Yêu cầu được đặt ra là công trình phải thể hiện được sự uy nghi của nhà cầm quyền.
Viên Phó Thống soái đã công bố cuộc thi vẽ kiến trúc dinh Thống soái trên tờ báo Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) phát hành ngày 5-2-1865. Giải thưởng dành cho bản phác họa kiến trúc duy nhất được chọn có trị giá 4.000 franc. Khoản tiền thưởng rất lớn nhưng chỉ có 2 bản phác họa gửi đến. Cả 2 bản phác họa đều không đạt yêu cầu.
Cùng thời điểm đó, một kiến trúc sư tên Hermitte, nguyên là học viên Trường Mỹ thuật Paris đoạt giải thưởng thiết kế tòa thị chính Hongkong. Biết tin, Thống đốc Nam kỳ De La Grandière yêu cầu 2 nhân viên thuộc quyền mời kiến trúc sư Hermitte đến Sài Gòn. Chỉ mấy ngày sau, Hermitte đã có 1 bản phác họa. De La Grandière rất hài lòng và đồng ý trả lương cho Hermitte lên đến 36.000 franc/năm để chỉ huy công trình xây dựng.
Lời nguyền thay ngôi đổi chủ
Có giai thoại cho rằng, theo tín ngưỡng của người Pháp, đáng lẽ Grandière phải dùng cây thánh giá đặt lên viên đá động thổ. Tuy nhiên Grandière đã nghe lời tư vấn của một số thầy phong thủy Việt Nam đặt viên đá động thổ theo phong tục Việt. Tận dụng cơ hội đó, một thầy phong thủy đã trấn yểm viên đá động thổ này. Chính vì lẽ đó mà kể từ ngày động thổ cho đến năm 1975, tòa nhà này liên tiếp thay ngôi đổi chủ.
Chỉ 2 tháng sau khi khởi công, De La Grandière đã bị triệu hồi về Pháp bãi miễn chức Thống soái Nam Kỳ. Công trình xây dựng trải qua 5 nhiệm kỳ Thống soái. Đến năm 1875, khi Nam tước Dupré đang là Thống soái thì công trình mới tạm hoàn tất. Thống soái Dupré đặt tên dinh là Norodom. Chỉ vài tháng sau, Dupré cũng bị triệu hồi về nước.
Đến tháng 7-1879, thực dân Pháp kết thúc vai trò Thống soái quân sự tại Việt Nam, đồng thời đưa Le Myre De Villers sang làm Thống đốc Dân sự Nam Kỳ (Gouverneur Civil Cochinchine). Kể từ đó dinh Norodom được gọi là dinh Thống đốc. Đến năm 1887, Chính quyền Pháp quyết định lập định chế Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française). Dinh Thống đốc trở thành nơi ở của Toàn quyền Đông Dương (gọi là dinh Toàn quyền). Trụ sở hành chính của Toàn quyền Đông Dương thì đặt ở vị trí Bảo tàng TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp và lấy dinh Norodom làm bản doanh quân sự. Không đầy 5 tháng sau (Tháng 8-1945), Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Pháp tái chiếm Nam Bộ. Dinh Norodom trở thành trụ sở tổng hành dinh của viên tướng Pháp Paul Ely.
Ngày 7-9-1954, trước khi rút quân khỏi Việt Nam, tướng Paul Ely bàn giao dinh Norodom cho đại diện chính quyền Bảo Đại là Ngô Đình Diệm vừa được Mỹ hậu thuẫn đưa lên làm Thủ tướng. Ông Diệm dùng dinh Norodom làm dinh Thủ tướng.
Từ dinh Thủ tướng đến dinh Tổng thống
Năm 1955, Mỹ hậu thuẫn ông Diệm đảo chính quốc trưởng Bảo Đại bằng cuộc "trưng cầu dân ý". Chiến thắng, ông Diệm lên làm Tổng thống của chính quyền "Cộng hòa Đệ nhất", dùng dinh Norodom làm dinh Tổng thống. Ông Diệm thường gọi dinh Norodom là "Phủ đầu rồng".
Ông Diệm xem dinh Tổng thống như nhà riêng nên đã cho đón em trai là Ngô Đình Luyện và vợ chồng Ngô Đình Nhu vào. Kể từ khi vào dinh, ông Nhu và bà Trần Lệ Xuân bắt đầu tham chính.
Ngày 11-11-1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông và Đại úy Phan Lạc Tuyên đã đưa quân bao vây dinh Norodom suốt 2 ngày để đảo chính. Trưa 12-11-1960, bất ngờ phe bảo vệ ông Diệm phản công. Cuộc phản công chớp nhoáng nhưng cũng khiến gần 400 người chết. Trong đó có cả dân thường tò mò đến xem. Cuộc đảo chính bị dập tắt.
Lúc 7h sáng 27-2-1962, phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc của Không quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ lái 2 máy bay loại A-1 Skyraider nhắm dinh Tổng thống vừa ném bom vừa bắn hỏa tiễn suốt 30 phút. Sau khi tấn công, ông Cử bay thẳng đến Campuchia tị nạn. Máy bay ông Quốc bị trúng đạn hạ cánh ở khu vực Nhà Bè.
May cho Diệm, quả bom đầu tiên đã rơi ngay phòng nhưng không nổ. Ông Diệm chạy thoát xuống tầng hầm. Vụ tấn công làm bà Trần Lệ Xuân bị gãy tay khi quýnh quáng chạy xuống hầm. 3 người lính tử nạn. Có một công dân Mỹ chạy lên tầng thượng một ngôi nhà gần dinh để xem máy bay tấn công, sơ ý trượt chân té xuống đất chết. Dinh Norodom hư hại nặng.
Ngày 1-2-1962, dinh Độc Lập được khởi công xây dựng trên nền cũ của dinh Norodom.
Ban đầu Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trình bản thiết kế, từ không trung nhìn xuống tòa nhà có hình chữ "vương" (Hán tự) nhưng ông Diệm đề nghị xây thêm một nét ở giữa tầng thượng để chữ "vương" biến thành chữ "chủ". Diệm lập luận, làm vua thì dinh thự này cũng chỉ tạm thời, còn làm chủ thì mãi mãi.
Thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu
Ngày 31-10-1966, dinh Độc Lập chính thức được khánh thành. Chủ tọa lễ khánh thành là Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó được Mỹ hậu thuẫn lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Đệ nhị. Kinh phí xây dựng tương đương 150.000 lượng vàng.
Ngay khi về làm chủ dinh Độc Lập, ông Nguyễn Văn Thiệu cho mời "chiêm tinh gia" Huỳnh Liên vào xem phong thủy. Ông Huỳnh Liên dọa: "Tòa nhà vi phạm phong thủy nghiêm trọng. Nếu Tổng thống muốn làm chủ lâu dài cái dinh này thì phải phá kiến trúc của ông Ngô Viết Thụ đi".
Ông Huỳnh Liên cho rằng, hệ thống phun nước và cột cờ trước sân trông giống như khói, lửa đang đốt cháy dinh. Ông đề nghị dẹp hệ thống phun nước và dời cột cờ lên nóc dinh. Ông Huỳnh Liên lý giải, dinh Độc Lập xây trên vùng đất phong thủy "đầu rồng". Cột cờ trên nóc dinh sẽ là cây đinh ghim đầu con rồng xuống đất.
Ngoài ra ông Huỳnh Liên còn xúi ông Thiệu xây hồ Con Rùa để trấn yểm đuôi rồng. Và Nguyễn Văn Thiệu đã răm rắp tuân những điều phán dạy của ông Huỳnh Liên.
Ngày 8-4-1975, phi công điệp viên của ta là Nguyễn Thành Trung đã bất ngờ "tặng" ông Thiệu một trái bom và ngày 21-4-1975, ông Thiệu lên sóng truyền hình Sài Gòn thông báo từ chức. 9 ngày sau đó dinh Độc Lập thay thêm 2 ông "chủ" là Trần Văn Hương và Dương Văn Minh.
Ông Minh chỉ làm chủ vỏn vẹn 2 ngày thì trưa 30-4-1975, chiếc xe tăng của quân giải phóng húc sập cổng dinh chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Hiện nay, dinh có tên gọi chính thức là Hội trường Thống Nhất nhưng người dân vẫn quen gọi là dinh Thống Nhất.
Ban đầu Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trình bản thiết kế, từ không trung nhìn xuống tòa nhà có hình chữ "vương" (Hán tự) nhưng ông Diệm đề nghị xây thêm một nét ở giữa tầng thượng để chữ "vương" biến thành chữ "chủ". Diệm lập luận, làm vua thì dinh thự này cũng chỉ tạm thời, còn làm chủ thì mãi mãi.
Thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu
Ngày 31-10-1966, dinh Độc Lập chính thức được khánh thành. Chủ tọa lễ khánh thành là Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó được Mỹ hậu thuẫn lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Đệ nhị. Kinh phí xây dựng tương đương 150.000 lượng vàng.
Ngay khi về làm chủ dinh Độc Lập, ông Nguyễn Văn Thiệu cho mời "chiêm tinh gia" Huỳnh Liên vào xem phong thủy. Ông Huỳnh Liên dọa: "Tòa nhà vi phạm phong thủy nghiêm trọng. Nếu Tổng thống muốn làm chủ lâu dài cái dinh này thì phải phá kiến trúc của ông Ngô Viết Thụ đi".
Ông Huỳnh Liên cho rằng, hệ thống phun nước và cột cờ trước sân trông giống như khói, lửa đang đốt cháy dinh. Ông đề nghị dẹp hệ thống phun nước và dời cột cờ lên nóc dinh. Ông Huỳnh Liên lý giải, dinh Độc Lập xây trên vùng đất phong thủy "đầu rồng". Cột cờ trên nóc dinh sẽ là cây đinh ghim đầu con rồng xuống đất.
Ngoài ra ông Huỳnh Liên còn xúi ông Thiệu xây hồ Con Rùa để trấn yểm đuôi rồng. Và Nguyễn Văn Thiệu đã răm rắp tuân những điều phán dạy của ông Huỳnh Liên.
Ngày 8-4-1975, phi công điệp viên của ta là Nguyễn Thành Trung đã bất ngờ "tặng" ông Thiệu một trái bom và ngày 21-4-1975, ông Thiệu lên sóng truyền hình Sài Gòn thông báo từ chức. 9 ngày sau đó dinh Độc Lập thay thêm 2 ông "chủ" là Trần Văn Hương và Dương Văn Minh.
Ông Minh chỉ làm chủ vỏn vẹn 2 ngày thì trưa 30-4-1975, chiếc xe tăng của quân giải phóng húc sập cổng dinh chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Hiện nay, dinh có tên gọi chính thức là Hội trường Thống Nhất nhưng người dân vẫn quen gọi là dinh Thống Nhất.
Nông Huyền Sơn -Ảnh Ngọc Đản
http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Lich-su-thang-tram-cua-dinh-doc-Lap-390578/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét