Quá khứ quyết định Hiện tại Trung Quốc ra sao?
Giáo sư Rana Mitter, Đại học Oxford 23 tháng 4 2018 - Ngày nay, Trung Quốc tìm cách trở thành trung tâm thế giới về công nghệ mới. Một thế kỷ trước, Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp sớm hơn - và phụ nữ là trung tâm của cả hai. Trung Quốc là nhà lãnh đạo thế giới khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng giọng nói và dữ liệu khổng lồ. Rất nhiều điện thoại thông minh trên khắp thế giới được chế tạo bằng các con chip do Trung Quốc sản xuất.
Khổng tử
Để hiểu cách tiếp cận ngày nay của Trung Quốc đối với các vấn đề như thương mại, chính sách đối ngoại hoặc kiểm duyệt internet, hãy cùng nhìn lại lịch sử quốc gia này. Đất nước này có lẽ tự ý thức về lịch sử của mình hơn bất cứ xã hội lớn nào khác trên thế giới. Việc hồi tưởng đó rất cục bộ - các sự kiện như Cách mạng Văn hóa của Mao vẫn rất khó để thảo luận ở Trung Quốc. Nhưng thật ngạc nhiên khi tiếng vang của quá khứ vẫn có thể được tìm thấy ở hiện tại.Thương mại
Trung Quốc vẫn nhớ thời kỳ nước này bị buộc giao thương không theo ý muốn. Ngày nay, họ xem những nỗ lực đòi mở cửa thị trường của phương Tây như gợi nhớ về thời kỳ bất hạnh đó.
Mỹ và Trung Quốc hiện tranh cãi về việc liệu Trung Quốc có đang xuất khẩu vào Mỹ trong khi vẫn đóng cửa thị trường nội địa với hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên, cán cân thương mại không phải lúc nào cũng có lợi cho Trung Quốc.
Ở Bắc Kinh có nhiều kỷ niệm về một thời kỳ, khoảng một thế kỷ rưỡi trước, khi Trung Quốc có ít quyền tự kiểm soát thương mại.
Anh tấn công Trung Quốc bằng các cuộc Chiến tranh Nha phiến, nổ ra vào năm 1839. Trong hàng thập niên sau đó, Anh thành lập tổ chức Dịch vụ Hải quan Hàng hải Hoàng gia để điều chỉnh thuế quan hàng hóa nhập vào Trung Quốc.
Tổ chức này là một phần của chính phủ Trung Quốc, nhưng vẫn mang đậm Anh, được điều hành không phải từ Bắc Kinh mà từ Portadown, Bắc Ireland.
Sir Robert Hart là tổng thanh tra của Cục Hải quan Hàng hải Hoàng gia của Trung Quốc từ 1863 đến 1911
Sir Robert Hart trở thành tổng thanh tra của Hải quan Trung Quốc, nơi thực tế là sân chơi cho người Anh trong một thế kỷ. Hart là người trung thực và giúp tạo ra nhiều thu nhập cho Trung Quốc.
Nhưng những ký ức của thời kỳ đó vẫn gây đau đớn.
Điều này rất khác dưới triều đại nhà Minh, vào đầu thế kỷ 15, khi Đô đốc Trịnh Hòa đưa bảy hạm đội lớn tới Đông Nam Á, sang Ceylon (tên gọi cũ của Sri Lanka ngày nay) và thậm chí tới cả bờ biển Đông Phi để giao thương và thể hiện sức mạnh Trung Hoa.
Những chuyến đi của Trịnh Hòa được ghi nhận ở khắp Đông Nam Á, chẳng hạn như trên bức tường của điện thờ này ở Penang, Malaysia
Những chuyến vượt biển của Trịnh Hòa một phần nhằm tạo ấn tượng.
Rất ít đế quốc khác có thể tự hào về những hạm đội viễn dương, và đó cũng là cơ hội để mang những vật phẩm kỳ lạ và tuyệt vời về Bắc Kinh, như là con hươu cao cổ đầu tiên cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, thương mại cũng rất quan trọng, đặc biệt ở các khu vực khác của Châu Á. Và Trịnh Hòa có thể, và đã chiến đấu khi ông muốn, đánh bại ít nhất một nhà cai trị của Ceylon.
Tuy nhiên, những chuyến vượt biển của ông là một ví dụ hiếm hoi của một dự án hàng hải do nhà nước thực hiện. Hầu hết giao dịch thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong vài thế kỷ tới sẽ không chính thức.
Rắc rối với láng giềng
Trung Quốc luôn quan tâm làm sao các nước có chung biên giới với nước này ở trong tình trạng yên ổn. Đó là một phần lý do Trung Quốc quan hệ rất thận trọng với một Bắc Hàn khó đoán ngày nay.
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc có vấn đề với các quốc gia láng giềng.
Thực tế, lịch sử cho thấy Trung Quốc còn có những người hàng xóm tệ hơn cả lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, người gần đây đã có chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh, chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức năm 2011.
Những chuyến vượt biển của Trịnh Hòa một phần nhằm tạo ấn tượng.
Rất ít đế quốc khác có thể tự hào về những hạm đội viễn dương, và đó cũng là cơ hội để mang những vật phẩm kỳ lạ và tuyệt vời về Bắc Kinh, như là con hươu cao cổ đầu tiên cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, thương mại cũng rất quan trọng, đặc biệt ở các khu vực khác của Châu Á. Và Trịnh Hòa có thể, và đã chiến đấu khi ông muốn, đánh bại ít nhất một nhà cai trị của Ceylon.
Tuy nhiên, những chuyến vượt biển của ông là một ví dụ hiếm hoi của một dự án hàng hải do nhà nước thực hiện. Hầu hết giao dịch thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong vài thế kỷ tới sẽ không chính thức.
Rắc rối với láng giềng
Trung Quốc luôn quan tâm làm sao các nước có chung biên giới với nước này ở trong tình trạng yên ổn. Đó là một phần lý do Trung Quốc quan hệ rất thận trọng với một Bắc Hàn khó đoán ngày nay.
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc có vấn đề với các quốc gia láng giềng.
Thực tế, lịch sử cho thấy Trung Quốc còn có những người hàng xóm tệ hơn cả lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, người gần đây đã có chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh, chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức năm 2011.
Chính phủ Trung Quốc và Bắc Hàn xác nhận chuyến thăm của Kim Kong-un
Dưới triều đại nhà Tống năm 1127, một người phụ nữ tên Lý Thanh Chiếu đã trốn khỏi nhà ở thành phố Khai Phong. Chúng ta biết đến câu chuyện của bà bởi vì bà là một trong những nhà thơ giỏi nhất của Trung Quốc, và các tác phẩm của bà vẫn được đọc rộng rãi. Bà chạy trốn vì đất nước bị tấn công.
Một bộ tộc từ miền bắc, tộc Nữ Chân đã nổi dậy chống Trung Quốc sau một thời gian dài liên minh không hài lòng với hoàng đế nhà Tống. Tầng lớp tinh hoa của nền văn minh Trung Quốc đã phải trốn chạy khắp cả nước khi thành phố bị đốt cháy.
Lý Thanh Chiếu đã phải chứng kiến bộ sưu tập nghệ thuật yêu quý của bà bị phân tán khắp các thành phố. Số phận của triều đại của bà là một bài học về sự nhân nhượng vô nguyên tắc với 'hàng xóm' có lẽ vẫn còn giá trị lâu dài.
Một thời gian, triều đại nhà Kim cai trị phương Bắc Trung Hoa, và nhà Tống lập nước mới ở Hoa Nam.
Nhưng cuối cùng, cả hai rơi vào tay Mông Cổ.
Dưới triều đại nhà Tống năm 1127, một người phụ nữ tên Lý Thanh Chiếu đã trốn khỏi nhà ở thành phố Khai Phong. Chúng ta biết đến câu chuyện của bà bởi vì bà là một trong những nhà thơ giỏi nhất của Trung Quốc, và các tác phẩm của bà vẫn được đọc rộng rãi. Bà chạy trốn vì đất nước bị tấn công.
Một bộ tộc từ miền bắc, tộc Nữ Chân đã nổi dậy chống Trung Quốc sau một thời gian dài liên minh không hài lòng với hoàng đế nhà Tống. Tầng lớp tinh hoa của nền văn minh Trung Quốc đã phải trốn chạy khắp cả nước khi thành phố bị đốt cháy.
Lý Thanh Chiếu đã phải chứng kiến bộ sưu tập nghệ thuật yêu quý của bà bị phân tán khắp các thành phố. Số phận của triều đại của bà là một bài học về sự nhân nhượng vô nguyên tắc với 'hàng xóm' có lẽ vẫn còn giá trị lâu dài.
Một thời gian, triều đại nhà Kim cai trị phương Bắc Trung Hoa, và nhà Tống lập nước mới ở Hoa Nam.
Nhưng cuối cùng, cả hai rơi vào tay Mông Cổ.
Được lập nên bởi Thành Cát Tư Hãn vào thế kỷ XIII, Mông Cổ trở thành đế chế láng giềng lớn nhất trong lịch sử
Các đường dịch chuyển trên bản đồ cho thấy định nghĩa về Trung Quốc thay đổi theo thời gian. Văn hóa Trung Quốc gắn liền với những tư tưởng nhất quán như ngôn ngữ, lịch sử và hệ thống đạo đức như Nho giáo.
Tuy nhiên, các tộc người khác như Mãn tộc và Mông Cổ từ phương Bắc đã nhiều lần chiếm Trung Quốc, cai trị nước này bằng việc sử dụng chung tư tưởng và nguyên tắc mà các dân tộc Trung Quốc dựa vào.
Những láng giềng này không phải lúc nào cũng ở yên. Nhưng đôi khi họ theo và thực hiện các giá trị Trung Quốc một cách hiệu quả giống như người Trung Quốc.
Lưu lượng thông tin
Ngày nay, internet Trung Quốc kiểm duyệt tài liệu nhạy cảm về chính trị và những người lên tiếng về các vấn đề chính trị bị chính quyền coi là có vấn đề có thể bị bắt hoặc tệ hơn.
Khó khăn trong việc nói lên sự thật với giới cầm quyền từ lâu đã là vấn đề. Các sử gia Trung Quốc thường cảm thấy họ phải viết điều nhà nước muốn hơn là điều mà họ nghĩ là quan trọng.
Nhưng Tư Mã Thiên - thường được coi là "sử gia vĩ đại" của Trung Quốc - đã chọn cách khác.
Các đường dịch chuyển trên bản đồ cho thấy định nghĩa về Trung Quốc thay đổi theo thời gian. Văn hóa Trung Quốc gắn liền với những tư tưởng nhất quán như ngôn ngữ, lịch sử và hệ thống đạo đức như Nho giáo.
Tuy nhiên, các tộc người khác như Mãn tộc và Mông Cổ từ phương Bắc đã nhiều lần chiếm Trung Quốc, cai trị nước này bằng việc sử dụng chung tư tưởng và nguyên tắc mà các dân tộc Trung Quốc dựa vào.
Những láng giềng này không phải lúc nào cũng ở yên. Nhưng đôi khi họ theo và thực hiện các giá trị Trung Quốc một cách hiệu quả giống như người Trung Quốc.
Lưu lượng thông tin
Ngày nay, internet Trung Quốc kiểm duyệt tài liệu nhạy cảm về chính trị và những người lên tiếng về các vấn đề chính trị bị chính quyền coi là có vấn đề có thể bị bắt hoặc tệ hơn.
Khó khăn trong việc nói lên sự thật với giới cầm quyền từ lâu đã là vấn đề. Các sử gia Trung Quốc thường cảm thấy họ phải viết điều nhà nước muốn hơn là điều mà họ nghĩ là quan trọng.
Nhưng Tư Mã Thiên - thường được coi là "sử gia vĩ đại" của Trung Quốc - đã chọn cách khác.
Sử ký Tư Mã Thiên có ảnh hưởng rất lớn
Tác giả của một trong những tác phẩm quan trọng nhất của biên niên sử Trung Quốc, thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, đã dám bảo vệ một vị tướng bại trận. Làm như vậy ông bị cho rằng đã sỉ nhục hoàng đế và bị thiến.
Tuy nhiên, ông đã để lại một di sản đã định hình việc viết sử ở Trung Quốc cho đến ngày nay.
Sử ký Tư Mã Thiên pha trộn nhiều nguồn khác nhau, phê bình những hình tượng từ quá khứ lịch sử, và cũng sử dụng sử truyền miệng để tìm ra thông tin trực tiếp từ những người tham gia về những gì đã thực sự xảy ra.
Tất cả điều này là một cách viết sử mới, nhưng nó tạo tiền đề cho những người ghi chép sau này: nếu bạn sẵn sàng mạo hiểm an toàn của mình, bạn có thể viết sử "một cách trần trụi" hơn là tự kiểm duyệt.
Tự do tôn giáo
Trung Quốc hiện đại khoan dung hơn với hoạt động tôn giáo so với thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Mao - trong giới hạn - nhưng kinh nghiệm quá khứ khiến Trung Quốc thận trọng với các phong trào dựa trên đức tin có khả năng vượt tầm kiểm soát và đặt ra thách thức cho chính phủ.
Các ghi chép cho thấy sự cởi mở với tôn giáo từ lâu đã là một phần của lịch sử Trung Quốc.
Tác giả của một trong những tác phẩm quan trọng nhất của biên niên sử Trung Quốc, thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, đã dám bảo vệ một vị tướng bại trận. Làm như vậy ông bị cho rằng đã sỉ nhục hoàng đế và bị thiến.
Tuy nhiên, ông đã để lại một di sản đã định hình việc viết sử ở Trung Quốc cho đến ngày nay.
Sử ký Tư Mã Thiên pha trộn nhiều nguồn khác nhau, phê bình những hình tượng từ quá khứ lịch sử, và cũng sử dụng sử truyền miệng để tìm ra thông tin trực tiếp từ những người tham gia về những gì đã thực sự xảy ra.
Tất cả điều này là một cách viết sử mới, nhưng nó tạo tiền đề cho những người ghi chép sau này: nếu bạn sẵn sàng mạo hiểm an toàn của mình, bạn có thể viết sử "một cách trần trụi" hơn là tự kiểm duyệt.
Tự do tôn giáo
Trung Quốc hiện đại khoan dung hơn với hoạt động tôn giáo so với thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Mao - trong giới hạn - nhưng kinh nghiệm quá khứ khiến Trung Quốc thận trọng với các phong trào dựa trên đức tin có khả năng vượt tầm kiểm soát và đặt ra thách thức cho chính phủ.
Các ghi chép cho thấy sự cởi mở với tôn giáo từ lâu đã là một phần của lịch sử Trung Quốc.
Dưới triều đại của mình, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã chấp nhận và thúc đẩy Phật giáo
Vào thế kỷ VII, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã chấp nhận Phật giáo như một cách để đẩy lùi những gì bà xem như là chuẩn mực cứng ngắc của truyền thống Nho giáo Trung Quốc.
Dưới triều Minh, nhà truyền giáo Matteo Ricci đã đến triều đình và được đối xử như một người đối thoại đáng kính, mặc dù có thể có nhiều quan tâm đến kiến thức của ông về khoa học phương Tây hơn là những nỗ lực của ông nhằm thay đổi (tôn giáo) người nghe.
Nhưng đức tin luôn là một công việc nguy hiểm.
Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc bị biến động bởi một cuộc khởi nghĩa được khởi xướng bởi Hồng Tú Toàn, người tự xưng là em trai của Chúa Jesus.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc hứa hẹn mang lại một vương quốc hòa bình thiên đường cho Trung Quốc nhưng thực sự đã mang đến một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, giết chết khoảng 20 triệu người theo một số thống kê.
Quân lính nhà nước lúc đầu thất bại trong việc kiềm chân lực lượng nổi dậy, và phải cho phép binh lính địa phương tự cách tân trước khi dập tắt cuộc khởi nghĩa với sự tàn bạo vô cùng vào năm 1864.
Vào thế kỷ VII, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã chấp nhận Phật giáo như một cách để đẩy lùi những gì bà xem như là chuẩn mực cứng ngắc của truyền thống Nho giáo Trung Quốc.
Dưới triều Minh, nhà truyền giáo Matteo Ricci đã đến triều đình và được đối xử như một người đối thoại đáng kính, mặc dù có thể có nhiều quan tâm đến kiến thức của ông về khoa học phương Tây hơn là những nỗ lực của ông nhằm thay đổi (tôn giáo) người nghe.
Nhưng đức tin luôn là một công việc nguy hiểm.
Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc bị biến động bởi một cuộc khởi nghĩa được khởi xướng bởi Hồng Tú Toàn, người tự xưng là em trai của Chúa Jesus.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc hứa hẹn mang lại một vương quốc hòa bình thiên đường cho Trung Quốc nhưng thực sự đã mang đến một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, giết chết khoảng 20 triệu người theo một số thống kê.
Quân lính nhà nước lúc đầu thất bại trong việc kiềm chân lực lượng nổi dậy, và phải cho phép binh lính địa phương tự cách tân trước khi dập tắt cuộc khởi nghĩa với sự tàn bạo vô cùng vào năm 1864.
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình cuối cùng đã bị đánh bại với sự giúp đỡ của lực lượng Anh và Pháp
Cơ đốc Giáo là trung tâm của cuộc nổi dậy khác vài thập kỷ sau đó. Năm 1900, phiến quân nông dân tự xưng là Nghĩa Hòa Đoàn xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc kêu gọi giết những người truyền giáo và cải đạo Cơ đốc giáo, sau này bị coi là những kẻ phản bội Trung Quốc.
Ban đầu, triều đình ủng hộ họ, dẫn đến cái chết của nhiều người theo đạo Cơ đốc Trung Quốc, trước khi cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt.
Qua thế kỷ sau, và cho đến ngày nay, nhà nước Trung Quốc đã thay đổi giữa khoan dung tôn giáo và sự lo sợ rằng nó có thể lật đổ nhà nước.
Công nghệ
Ngày nay, Trung Quốc tìm cách trở thành trung tâm thế giới về công nghệ mới. Một thế kỷ trước, Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp sớm hơn - và phụ nữ là trung tâm của cả hai.
Trung Quốc là nhà lãnh đạo thế giới khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng giọng nói và dữ liệu khổng lồ.
Rất nhiều điện thoại thông minh trên khắp thế giới được chế tạo bằng các con chip do Trung Quốc sản xuất. Nhiều nhà máy sản xuất sử dụng nhân công là phụ nữ trẻ, những người thường phải chịu đựng điều kiện làm việc kinh khủng, nhưng cũng đang tìm kiếm một nơi trong nền kinh tế thị trường công nghiệp lần đầu tiên.
Họ thừa hưởng kinh nghiệm của những người phụ nữ trẻ cách đây 100 năm đã đến các nhà máy mọc lên ở Thượng Hải và đồng bằng sông Dương Tử.
Cơ đốc Giáo là trung tâm của cuộc nổi dậy khác vài thập kỷ sau đó. Năm 1900, phiến quân nông dân tự xưng là Nghĩa Hòa Đoàn xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc kêu gọi giết những người truyền giáo và cải đạo Cơ đốc giáo, sau này bị coi là những kẻ phản bội Trung Quốc.
Ban đầu, triều đình ủng hộ họ, dẫn đến cái chết của nhiều người theo đạo Cơ đốc Trung Quốc, trước khi cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt.
Qua thế kỷ sau, và cho đến ngày nay, nhà nước Trung Quốc đã thay đổi giữa khoan dung tôn giáo và sự lo sợ rằng nó có thể lật đổ nhà nước.
Công nghệ
Ngày nay, Trung Quốc tìm cách trở thành trung tâm thế giới về công nghệ mới. Một thế kỷ trước, Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp sớm hơn - và phụ nữ là trung tâm của cả hai.
Trung Quốc là nhà lãnh đạo thế giới khi nói đến trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng giọng nói và dữ liệu khổng lồ.
Rất nhiều điện thoại thông minh trên khắp thế giới được chế tạo bằng các con chip do Trung Quốc sản xuất. Nhiều nhà máy sản xuất sử dụng nhân công là phụ nữ trẻ, những người thường phải chịu đựng điều kiện làm việc kinh khủng, nhưng cũng đang tìm kiếm một nơi trong nền kinh tế thị trường công nghiệp lần đầu tiên.
Họ thừa hưởng kinh nghiệm của những người phụ nữ trẻ cách đây 100 năm đã đến các nhà máy mọc lên ở Thượng Hải và đồng bằng sông Dương Tử.
Họ không sản xuất chip máy tính, nhưng dệt lụa và bông.
Công việc khó khăn và có khả năng gây bệnh phổi hoặc gây chấn thương và điều kiện ăn ở của công nhân vô cùng thiếu thốn.
Tuy nhiên, phụ nữ cũng nhớ lại niềm vui của việc tự kiếm đồng lương, tuy nhỏ nhoi và khả năng đến hội chợ hoặc nhà hát vào một dịp nghỉ hiếm hoi.
Một vài người thì đi xem - không phải để mua - tại các cửa hàng bách hóa mới sáng bóng ở trung tâm Thượng Hải, một trong những biểu tượng của sự hiện đại.
Ngày nay, trên đường Nam Kinh ở Thượng Hải, bạn vẫn có thể nhìn thấy tầng lớp trung lưu và công nhân mới của Trung Quốc đang được hưởng nhiều hàng hóa tiêu dùng như một phần của nền kinh tế theo hướng công nghệ hiện đại của Trung Quốc.
Quan điểm của các sử gia tương lai?
Chúng ta đang sống ở một thời kỳ biến đổi đáng kể với Trung Quốc. Các sử gia tương lai sẽ lưu ý rằng một đất nước vốn nghèo và hướng nội vào năm 1978 đã trở thành - trong vòng một phần tư thế kỷ - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Họ cũng sẽ lưu ý rằng Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất để chống lại những gì dường như là một xu thế tất nhiên của dân chủ hóa.
Có thể các nhân tố khác như chính sách một con (đã chấm dứt) và việc sử dụng kiểm soát trí tuệ nhân tạo có thể thu hút sự chú ý của các nhà ghi chép tương lai. Hoặc có thể là một vài thứ khác như môi trường, thăm dò không gian hoặc tăng trưởng kinh tế, mà thậm chí còn chưa rõ ràng với chúng ta.
Một điều gần như chắc chắn - một thế kỷ từ giờ, Trung Quốc sẽ vẫn là nơi mê hoặc cho những ai sống ở đó và những ai sống với nó, và lịch sử phong phú của Trung Quốc sẽ tiếp tục định hướng hiện tại và tương lai của đất nước này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43863963
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét